Menu
  1. Chính trị
  2. Văn hóa
  3. Nghệ thuật
  4. Giải trí
  5. Du lịch
  6. Thể thao
  7. Gia đình
  8. Kinh tế
  9. Ẩm thực
  10. Đời sống
  11. Nhịp sống số
  12. Pháp luật
  13. Thế giới

Chính trị

19 Tháng Ba 2024

Khoảng 700.000 người Indonesia có nguy cơ mắc Covid-19

Thứ Bảy 21/03/2020 | 18:20 GMT+7

VHO-  Theo phát ngôn viên chính phủ Indonesia đặc trách về Covid-19, khoảng 700.000 người Indonesia có nguy cơ mắc bệnh này.

Indonesia là quốc gia có tỷ lệ tử vong do Covid-19 cao nhất Đông Nam Á (8,6%). Để ngăn chặn sự lây lan và tăng cường phát hiện sớm các ca mắc Covid-19, Chính phủ Indonesia đã  tiến hành xét nghiệm nhanh trên diện rộng. Theo phát ngôn viên chính phủ Indonesia đặc trách về Covid-19, khoảng 700.000 người Indonesia có nguy cơ mắc Covid-19, nhưng chính phủ nước này chỉ chuẩn bị được 1 triệu bộ kit xét nghiệm nhanh.

Xét nghiệm nhanh được tiến hành tại quận Nam Jakarta (Nguồn : Demokrasi News)

Tổng thống Indonesia, Joko Widodo ngày 20.3 đã ra quyết định xét nghiệm nhanh Covid-19 trên diện rộng để sớm phát hiện các ca mắc Covid-19 trong bối cảnh số ca mắc và tử vong do đại dịch này đang gia tăng nhanh chóng. Tính đến sáng 21.3, Indonesia ghi nhận 369 ca mắc Covid-19 và 32 trường hợp tử vong. Jakarta được coi là tâm dịch của đất nước với 60% ca mắc Covid-19 nằm tại thủ đô đông dân này. 

Việc xét nghiệm nhanh được tiến hành ngày 21.3 tại khu vực phía Nam Jakarta, nơi được đánh giá là cơ nguy cơ lây nhiễm cao nhất. Các nhân viên y tế đã đến nhà từng người dân tại quận Nam Jakarta để xét nghiệm. Có 520 mẫu huyết thanh đã được lấy để tiến hành xét nghiệm Covid-19. 

Phát ngôn viên chính phủ Indonesia đặc trách về Covid-19, ông Achmad Yurianto cho biết, việc lấy máu xét nghiệm trực tiếp rất nhanh, không tới 2 phút, tuy nhiên không phải tất cả mọi người sẽ được xét nghiệm. Theo ông Achmad Yurianto, khoảng 700.000 người Indonesia có nguy cơ lây nhiễm virus SARS-CoV-2, tuy nhiên, chính phủ mới chỉ chuẩn bị được 1 triệu bộ kit xét nghiệm nhanh.

Việc xét nghiệm nhanh chỉ được tiến hành đối với những người có nguy cơ lây nhiễm cao như những người sống ở nơi có người mắc dịch bệnh, những người mới đi nước ngoài về hay đã tiếp xúc gần với các ca mắc Covid-19.

Nếu kết quả xét nghiệm là dương tính, những người này sẽ được yêu cầu tự cách ly để tiến hành xét nghiệm lần thứ 2 bằng phương pháp lấy mẫu bệnh phẩm ở cổ họng để thử phản ứng chuỗi RT-PCR, cho kết quả chính xác hơn so với xét nghiệm nhanh.

Nếu kết quả lần xét nghiệm 2 là dương tính, người bệnh sẽ được đưa tới bệnh viện để điều trị. Theo ông Yurianto, phương pháp xét nghiệm nhanh giúp phát hiện sớm các trường hợp có nguy cơ lây nhiễm để tránh sự lan rộng của virus này.

Sự phản ứng chậm chễ

Đánh giá về phương pháp xét nghiệm nhanh, Hiệp hội các chuyên gia bệnh lâm sàng học và phòng thí nghiệm y khoa Indonesia (PDS LatKLIn) cho rằng, phải hết sức cẩn thận và đề phòng bởi phương pháp này vẫn có thể cho kết quả  "âm tính giả", như vậy những người được cho là không nhiễm virus vẫn có nguy cơ lây nhiễm cho người khác. 

Ngoài những nghi ngờ về hiệu quả của phương pháp xét nghiệm nhanh, chính phủ Indonesia cũng bị đánh giá là đưa ra biện pháp chậm chễ. Theo nhà quan sát chính sách công từ Đại học Trisakti Trubus Rahadiansyah, nếu đây là biện pháp phòng ngừa thì nó nên được thực hiện ngay từ ban đầu. Trong khi các xét nghiệm này chỉ được tiến hành khi số người mắc Covid-19 tại Indonesia đã lên tới 369 người, trong đó 32 trường hợp đã tử vong.

Theo Tổ chức Y tế Thế giới (WHO), tỉ lệ tử vong do Covid-19 tại Indonesia là 8,6%, gấp đôi so với tỉ lệ tử vong toàn cầu tính đến ngày 20.3  Có những ngày, số ca mắc Covid-19 tại Indonesia đã tăng gần 100%. WHO cũng đã khuyến cáo về "các trường hợp không được phát hiện hoặc phát hiện muộn trong giai đoạn đầu của đợt bùng phát dẫn đến sự gia tăng đáng kể số lượng ca tử vong ở một số quốc gia" mà không đề cập đến quốc gia nào.

Tuy nhiên, WHO đã viết cho Tổng thống Joko Widodo để đưa ra những bước đi mạnh mẽ hơn, bao gồm tập trung  phát hiện các ca mắc bệnh và tăng cường năng lực xét nghiệm trong phòng thí nghiệm. WHO cũng khuyến cáo Indonesia đưa ra tình trạng khẩn cấp do Covid-19.

Nhiều nhà nghiên cứu cho rằng: "Sự chậm trễ này trong việc ngăn chặn có thể làm cho tình trạng dịch bệnh tại Indonesia giống với Italy và Iran, hoặc thậm chí tồi tệ hơn".

Hiện nay, chính phủ Indonesia đã kêu gọi người dân hạn chế các hoạt động đông người, học tập, làm việc và cầu nguyện tại nhà. Việc ban bố tình trạng khẩn cấp được Tổng thống giao cho các địa phương tự xác định và thực hiện với sự bàn bạc và tham khảo cùng lực lượng phản ứng nhanh với Covid-19 do Cơ quan quản lý thảm hoạ quốc gia Indonesia chỉ đạo. Thủ đô Jakarta và một số địa phương khác tại Indonesia ngày hôm qua đã phải ban bố tình trạng khẩn cấp do Covid-19.

VOV.VN
 

Print

Hãy Đăng nhập hoặc Đăng ký đăng nhận xét.

Danh mục bài viết

«Tháng Ba 2024»
T2T3T4T5T6T7CN
26
27
28
29
1
2
3
4
5
6
7
8
9
10
11
12
13
14
15
16
17
18
19
2021222324
25262728293031
1234567

© BÁO VĂN HÓA ĐIỆN TỬ
Cơ quan chủ quản: Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch
Giấy phép Báo điện tử số: 422/GP-BTTTT cấp ngày 19.8.2016
Bản quyền thuộc về Báo Văn hóa. Mọi hành động sử dụng nội dung đăng tải trên Báo điện tử Văn hóa tại địa chỉ www.baovanhoa.vn phải có sự đồng ý bằng văn bản của Báo điện tử Văn hóa.
Liện hệ quảng cáo: 024.22415051

Tổng Biên tập:NGUYỄN ANH VŨ

Phó tổng Biên tập: PHAN THANH NAM

Phó tổng Biên tập: NGUYỄN VĂN MƯỜI

Tòa soạn: Số 33 ngõ 294/2 Kim Mã, phường Kim Mã, quận Ba Đình, TP Hà Nội
Điện thoại: 024.38220036 - FAX: 024.38229302
Email: baovanhoa@fpt.vn

Close 2024 Bản quyền thuộc về Báo Văn hóa
Back To Top