Menu
  1. Chính trị
  2. Văn hóa
  3. Nghệ thuật
  4. Giải trí
  5. Du lịch
  6. Thể thao
  7. Gia đình
  8. Kinh tế
  9. Ẩm thực
  10. Đời sống
  11. Nhịp sống số
  12. Pháp luật
  13. Thế giới

Chính trị

19 Tháng Ba 2024

Phòng, chống dịch Covid-19 tại một vùng quê Nam Định

Thứ Ba 17/03/2020 | 14:33 GMT+7

VHO-Hiện đang có xu hướng phổ biến (không được Ban phòng chống dịch quốc gia và Bộ Y tế khuyến khích) là dòng người di chuyển từ các thành phố lớn và Thủ đô về các vùng quê yên lành hơn để…tránh dịch. Định liệu trước được sự xê dịch dân cư (đột biến và phức tạp) này trong mùa dịch, lãnh đạo địa phương các thôn, làng thuộc những địa bàn tỉnh Nam Định mà chúng tôi khảo sát, gặp gỡ trực tiếp đã có những cách làm thiết thực, hiệu quả được người dân đồng lòng thực hiện.

Các trường học xã Nam Tiến, huyện Nam Trực tạm thời đóng cửa

Đó không phải là những đội quân nhăm nhăm đứng nơi cổng làng để soát giấy tờ người lạ, hay những lời hỏi han bất nhã. Làng nào thôn xóm nào cũng có cổng lớn, chỉ mang tính biểu trưng và luôn rộng mở, ai cũng ra vào được (tuy nhiên, phía sau đó là sự kiểm soát chặt chẽ, có tình có lý). Tất cả phụ thuộc vào ý thức và sự hiểu biết của mỗi người dân sở tại thực hiện chủ trương của tỉnh, của huyện mới là quan trọng. Các tiểu ban phòng, chống dịch đứng đầu là các đại diện Hội Phụ nữ, Đoàn Thanh niên, đặc biệt các thầy thuốc, các thầy cô giáo ở thôn làng cùng vào cuộc. Số điện thoại của Trưởng thôn, của an ninh xóm được niêm yết công khai mọi nơi, là những địa chỉ tin cậy để người dân thông báo về người lạ, về tình hình sức khỏe…

Đội ngũ y sĩ, y tá... tại Trạm Y tế xã Nam Tiến tận tình phục vụ, hướng dẫn bà con phòng, chống dịch Covid-19

Bệnh xá, Trạm y tế xã luôn ứng tác và đi đầu trong việc giữ gìn, phòng, chống và tuyên truyền về Covid-19. Chứng kiến cảnh người dân đến chữa bệnh hoặc đi khám theo sổ bảo hiểm chúng tôi cảm nhận được sự chủ động, chuyên nghiệp và thái độ ân tình của các y, bác sĩ vùng xa trung tâm phố phường. Ví như, ai trước khi vào Trạm Y tế cũng được đo kiểm tra thân nhiệt và xịt cồn vào hai bàn tay; đồng thời phải nói rõ về các dịch chuyển đi lại trong thời gian hai tuần gần nhất. Tất cả đều diễn ra trong một không gian thoáng, sạch, đã diệt khuẩn thường xuyên và thái độ phục vụ chân tình, niềm nở…

Chợ các vùng quê diễn ra thường ngày. Người trong huyện, người khắp nơi về trao đổi, mua bán. Hội Phụ nữ luôn cắt cử đại diện thường trực từng phiên chợ để nhắc nhở việc đeo khẩu trang và tránh tụ tập cùng lúc đông người… Hội Phụ nữ các thôn làng tận dụng các cô giáo trên địa bàn, những thầy cô vừa quen biết rông, có uy tín cao trong việc truyền cảm hứng tránh dịch bệnh dưới phương thức kể truyện, thông báo tình hình bệnh dịch của Việt Nam và thế giới qua hệ thống loa truyền thanh công cộng…

Người dân luôn ý thức việc đeo khẩu trang nơi công cộng

Dù chưa xác định cụ thể thời gian trở lại trường, nhưng tất cả các trường học bậc Mầm non đến Trung học cơ sở tại các xã trong huyện Nam Trực đều được thường xuyên diệt khuẩn, bố trí cách kê bàn ghế nơi sinh hoạt cho học sinh thích hợp. Trường nào trên địa bàn cũng được đầu tư từ nguồn xã hội hóa để xây dựng nơi chờ đón con em của phụ huynh học sinh. Ngoài ra, Hội Phụ nữ huyện, Huyện Đoàn cùng phát động phong trào, kêu gọi các mạnh thường quân trên địa bàn đóng góp tiền để trang bị khẩu trang, cồn rửa tay đầy đủ cho từng lớp, từng trường trên địa bàn vững tin và yên tâm khi trở lại trường…(Đến nay, việc chuẩn bị này đã cơ bản đầy đủ đến từng trường học).

 Như nhiều địa phương trên cả nước, ứng phó và chủ động phòng chống dịch luôn được huyện Nam Trực và các xã trực thuộc đặt lên hàng đầu trong giai đoạn này.

 Điểm nổi bật, cũng cần ghi nhận, là họ đã phát huy thế mạnh của địa hình cơ bản là thuần nông, canh tác dựa vào trồng lúa và hoa màu là chính, nên lãnh đạo các địa phương đã biến sự bất lợi trong mùa dịch, thành những thuận lợi đáng khích lệ và trân trọng. Bà con nông dân vẫn chăm chỉ ra đồng, trừ sâu, đánh chuột, phục vụ tưới tiêu khoa học để hy vọng chỉ hơn một tháng sau có vụ chiêm xuân thắng lợi. Theo người những người địa phương cho biết, hiện giá lúa đang được tăng lên từng ngày…họ sẵn sàng tung hết thóc gạo dự trữ trong gia đình ra, vừa bán có lãi lại góp phần cân đối được thị trường. Với họ, vụ chiêm xuân thắng lợi đang cận kề.

Khảo sát tình hình chống dịch ở một địa phương cụ thể, chúng tôi cảm động và trân trọng cách nghĩ, cách làm và cách ứng xử của người dân trong mùa dịch căng thẳng này.

Phòng, chống dịch bệnh Virus Covid-19 đang diễn ra trên khắp cả nước. Những công việc thiết thực và hiệu quả của từng địa phương cụ thể đang góp phần quan trọng cho các cấp Bộ, ngành và Chính phủ giảm bớt những lo toan.

LÊ NGỌC NĂM

Print

Hãy Đăng nhập hoặc Đăng ký đăng nhận xét.

Danh mục bài viết

«Tháng Ba 2024»
T2T3T4T5T6T7CN
26
27
28
29
1
2
3
4
5
6
7
8
9
10
11
12
13
14
15
16
17
18
19
2021222324
25262728293031
1234567

© BÁO VĂN HÓA ĐIỆN TỬ
Cơ quan chủ quản: Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch
Giấy phép Báo điện tử số: 422/GP-BTTTT cấp ngày 19.8.2016
Bản quyền thuộc về Báo Văn hóa. Mọi hành động sử dụng nội dung đăng tải trên Báo điện tử Văn hóa tại địa chỉ www.baovanhoa.vn phải có sự đồng ý bằng văn bản của Báo điện tử Văn hóa.
Liện hệ quảng cáo: 024.22415051

Tổng Biên tập:NGUYỄN ANH VŨ

Phó tổng Biên tập: PHAN THANH NAM

Phó tổng Biên tập: NGUYỄN VĂN MƯỜI

Tòa soạn: Số 33 ngõ 294/2 Kim Mã, phường Kim Mã, quận Ba Đình, TP Hà Nội
Điện thoại: 024.38220036 - FAX: 024.38229302
Email: baovanhoa@fpt.vn

Close 2024 Bản quyền thuộc về Báo Văn hóa
Back To Top