Menu
  1. Chính trị
  2. Văn hóa
  3. Nghệ thuật
  4. Giải trí
  5. Du lịch
  6. Thể thao
  7. Gia đình
  8. Kinh tế
  9. Ẩm thực
  10. Đời sống
  11. Nhịp sống số
  12. Pháp luật
  13. Thế giới

Chính trị

19 Tháng Ba 2024

Tin giả và cuộc chiến chống dịch bệnh Covid-19

Thứ Hai 16/03/2020 | 14:26 GMT+7

VHO-Trong Cổ học tinh hoa có chuyện Tăng Sâm (người thời Xuân Thu, học trò của Khổng Tử) giết người như sau: “Tăng Sâm vốn là người hiền hậu, hiếu thảo, bà mẹ vốn là người trung tín, một bụng tin con. Đột nhiên có kẻ bảo: “Tăng Sâm giết người”. Bà mẹ không tin, người thứ hai bảo, còn chưa tin; đến người thứ ba bảo, thì cuống cuồng chạy trốn. Như thế mới hay cái dư luận của thiên hạ rất là mạnh. Một việc, dù cho sai lầm đến mười mươi, nhiều người đã cùng có một nghị luận đều như thế cả, thì cũng dễ khiến cho ta nghi nghi hoặc rồi đem bụng tin mà cho là phải.

Như thế cho thấy, chuyện tung tin đồn nhảm, tin giả ở đâu và ở thời đại nào cũng có. Tuy nhiên, trong giai đoạn hiện nay, cùng với sự phát triển của các phương tiện truyền thông mới, đặc biệt là các trang mạng xã hội, hậu quả của tin giả là vô cùng lớn. Không cần phải đến các nhà báo, tất cả mọi người đều có thể đưa tin cho cả cộng đồng, thậm chí là cả thế giới biết về những gì họ nghĩ, họ thích, họ mong muốn. Vì thế, chúng ta đang sống trong thời đại bùng nổ của tin tức giả.

Thế giới gần đây đã chứng kiến rất nhiều tác hại của thông tin giả, đến mức Tổng thống Mỹ Donald Trump coi tin tức giả như một loại kẻ thù, nhiều nước ra quy định kiểm duyệt để đối phó với tin tức giả. Với tin giả, mục đích của tin tức giả là quan trọng nhất. Trong một số trường hợp, tin giả có thể là tin tức châm biếm, sử dụng sự phóng đại và đưa tin không thực tế nhằm mục đích giải trí là chính. Tuy nhiên, cũng còn nhiều lý do khác nữa.

Các nhà khoa học thậm chí đã xác định bảy loại tin tức giả: 1. Châm biếm hoặc nhại lại (“không có ý định gây hại nhưng có khả năng đánh lừa”), 2. Kết nối sai (“khi tiêu đề, hình ảnh hoặc chú thích không hỗ trợ nội dung”), 3. Nội dung sai lệch (“sử dụng thông tin sai lệch để đóng khung một vấn đề hoặc một cá nhân”), 4. Bối cảnh sai (“khi nội dung đúng nhưng được chia sẻ với thông tin ngữ cảnh sai”), 5. Nội dung mạo danh (“khi các nguồn đúng lại bị mạo danh” với các nguồn giả tạo thành), 6. Nội dung bị xuyên tạc (“khi thông tin hoặc hình ảnh chân thực bị bóp méo, xuyên tạc để đánh lừa”, như với một bức ảnh “đã được chỉnh sửa”), và 7. Nội dung bịa đặt (“nội dung mới là sai 100%, được thiết kế để đánh lừa và gây hại”).

Một đối tượng tung tin giả về Covid-19 bị lực lượng chức năng triệu tập

Hiện nay, chúng ta đang đối phó với dịch bệnh Covid-19. Đây là một dịch bệnh hết sức nghiêm trọng, ảnh hưởng đến sức khỏe của mọi người, vì vậy, rất cần sự chung tay, chung sức của từng cá nhân và cả cộng đồng để dập tắt càng sớm càng tốt căn bệnh nguy hiểm này, trong đó truyền thông đóng vai trò quan trọng. Đưa tin chính xác, đầy đủ, kịp thời về dịch bệnh để người dân chủ động, bình tĩnh trong việc phòng tránh bệnh tất là vô cùng cần thiết. Chính nhờ những thông tin chính xác, đầy đủ, sự bình tâm của từng người và cả cộng đồng sẽ giúp cho công cuộc chống dịch trở nên thuận lợi hơn.

Bên cạnh đó, các cá nhân cũng cùng chung sức với các phương tiện truyền thông để tạo ra sức mạnh tập thể cho thông tin chính thống. Các cá nhân cần xác định trách nhiệm đạo đức của riêng mình trong việc đưa thông tin lên mạng, khi mà giờ đây hàng triệu người đang trông chờ vào mạng xã hội để lựa chọn thái độ sống và làm việc. Việc đưa thông tin không chính xác, thậm chí là tin giả trên mạng xã hội (mà chúng ta thấy đã xuất hiện rải rác trong thời gian vừa qua như xử lý hàng chục trường hợp đưa tin thất thiệt cũng nhiều thông tin giả khác gây nhiễu cộng đồng) trong bối cảnh bệnh dịch rất nguy hiểm cho cộng đồng, thậm chí ảnh hưởng đến tính mạng của cá nhân có liên quan.

Người xưa có câu “Lời nói đọi máu” như một lời cảnh tỉnh cho tác hại của lời nói, đặc biệt là lời nói giả dối đối với con người. Trong khi sự nhiễu loạn của thông tin đôi lúc đã tạo ra sự sợ hãi thì cung cấp sự thật chính là tôn chỉ của báo chí chính thống. Chúng ta cần xem việc đưa tin trung thực như là hành động “lấy ánh sáng để đẩy lùi bóng tối”. Nói KHÔNG với tin tức giả từ việc không đưa tin đến không chia sẻ là hành động thiết thực thể hiện trách nhiệm của cá nhân đối với cộng đồng trong bối cảnh dịch bệnh này, đồng thời mỗi cá nhân cũng nên chuẩn bị cho mình những kỹ năng cần thiết để phân biệt đâu là tin thật, đâu là tin giả để mình không bị “sập bẫy”, trong đó là cần đối chiếu với những trang báo chính thống, uy tín.

PGS.TS BÙI HOÀI SƠN

Print

Hãy Đăng nhập hoặc Đăng ký đăng nhận xét.

Danh mục bài viết

«Tháng Ba 2024»
T2T3T4T5T6T7CN
26
27
28
29
1
2
3
4
5
6
7
8
9
10
11
12
13
14
15
16
17
18
19
2021222324
25262728293031
1234567

© BÁO VĂN HÓA ĐIỆN TỬ
Cơ quan chủ quản: Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch
Giấy phép Báo điện tử số: 422/GP-BTTTT cấp ngày 19.8.2016
Bản quyền thuộc về Báo Văn hóa. Mọi hành động sử dụng nội dung đăng tải trên Báo điện tử Văn hóa tại địa chỉ www.baovanhoa.vn phải có sự đồng ý bằng văn bản của Báo điện tử Văn hóa.
Liện hệ quảng cáo: 024.22415051

Tổng Biên tập:NGUYỄN ANH VŨ

Phó tổng Biên tập: PHAN THANH NAM

Phó tổng Biên tập: NGUYỄN VĂN MƯỜI

Tòa soạn: Số 33 ngõ 294/2 Kim Mã, phường Kim Mã, quận Ba Đình, TP Hà Nội
Điện thoại: 024.38220036 - FAX: 024.38229302
Email: baovanhoa@fpt.vn

Close 2024 Bản quyền thuộc về Báo Văn hóa
Back To Top