Menu
  1. Chính trị
  2. Văn hóa
  3. Nghệ thuật
  4. Giải trí
  5. Du lịch
  6. Thể thao
  7. Gia đình
  8. Kinh tế
  9. Ẩm thực
  10. Đời sống
  11. Nhịp sống số
  12. Pháp luật
  13. Thế giới

Chính trị

19 Tháng Ba 2024

Lý giải nguyên nhân khiến dịch Covid-19 lây lan nhanh ở châu Âu

Thứ Tư 11/03/2020 | 21:15 GMT+7

VHO-  Số người nhiễm virus SARS-CoV-2 liên tục gia tăng tại châu Âu khiến nhiều người đặt câu hỏi vì sao dịch bệnh này lại lan nhanh ở khu vực này đến vậy.

Dịch Covid-19 tiếp tục lan nhanh ra nhiều nước, trong đó tình hình nghiêm trọng nhất đang diễn ra ở châu Âu. Đến nay, toàn bộ các nước trong Liên minh châu Âu đều có ca mắc, trong đó tốc độ lây lan nhanh đang diễn ra ở Italia, Đức, Pháp, Tây Ban Nha. Thực tế tình hình dịch bệnh và những biện pháp kiểm soát của các nước đến nay đã bộc lộ nhiều điểm yếu, hạn chế trong khâu kiểm soát dịch.

Dịch Covid-19 tiếp tục lan nhanh ra nhiều nước, trong đó tình hình nghiêm trọng nhất đang diễn ra ở châu Âu. Ảnh: Reuters

Tâm dịch Covid-19 trên thế giới hiện đã chuyển dịch từ Trung Quốc sang Italia. Đó là nhận định của Giám đốc Trung tâm Phòng chống và Kiểm soát dịch bệnh Mỹ (CDC) Robert Redfield. Tốc độ lây lan đang tăng nhanh ở Tây Âu, nơi mật độ dân số đông và biên giới mở, dễ dàng qua lại. Nghiêm trọng nhất tại châu Âu là Italia, quốc gia đã có trên 10.000 ca mắc và 631 ca tử vong. Thời điểm bùng phát dịch chậm hơn, song số ca mắc ở Italia nay đã vượt Hàn Quốc và Iran, buộc chính phủ Italia mở rộng lệnh phong tỏa ra cả nước.

Hệ thống y tế quá tải được cho là nguyên nhân khiến số ca tử vong do Covid-19 tăng cao tại Italia. Các bệnh viện ở vùng Lombardy - tâm dịch tại Italia đang trong tình trạng báo động vì thiếu giường. Do không còn chỗ trống ở các khoa chăm sóc đặc biệt, một số bệnh viện phải đưa người nhiễm ra hành lang hoặc nằm tạm trong các phòng phẫu thuật. Thậm chí, do thiếu nguồn lực, các bệnh viện ở miền bắc Italia đã phải ưu tiên điều trị bệnh nhân dựa theo độ tuổi và tình trạng sức khỏe.

Giới chuyên gia chỉ ra một số bằng chứng ban đầu cho thấy virus đã âm thầm lây lan nhiều tuần trước khi người bệnh được phát hiện. Việc Italy ngừng các chuyến bay với Trung Quốc từ ngày 30.1 đã không làm giảm nguy cơ vì hành khách từ các vùng có dịch, vẫn có thể đến Italy từ nước thứ ba đặc biệt là thông qua các nước trong khối Schengen. Hơn nữa, giới chức Italia không thể ngăn chặn hàng ngàn người từ các khu vực phía bắc đã di chuyển xuống phía nam do thông tin về lệnh phong tỏa miền bắc bị rò rỉ trước khi công bố.

Một điểm đáng lưu ý là giới y tế châu Âu lại coi Covid-19 giống như cúm mùa nên không tập trung nguồn lực truy tìm từng ca bệnh cũng như những người tiếp xúc F1, F2, mà chủ yếu cho cách ly tại nhà. Nhiều người không có biểu hiện bệnh nhưng có mang virus nên đã truyền sang cho người khác.

Vào cuối tháng 2, khi dịch ở Italia đã bùng phát mạnh nhưng Anh vẫn chỉ khuyến cáo người dân du lịch trở về từ miền bắc nước Italia nên tự cách ly ở nhà nếu có các triệu chứng giống cúm. Đến nay, khi dịch đã lan ra toàn bộ Liên minh châu Âu (EU). Các nước như Tây Ban Nha, Áo mới vội vã tăng cường kiểm soát biên giới, đo thân nhiệt ở các cửa khẩu, cấm nhập cảnh đối với công dân đến từ Italy, trừ các trường hợp ngọai lệ.

Hôm qua, các nhà lãnh đạo EU tổ chức cuộc họp trực tuyến bàn về các biện pháp chung để đối phó với Covid-19, nhưng nội dung chính không phải ngăn ngừa sự lây lan mà là giảm bớt các thiệt hại kinh tế. Truyền thông cho rằng, dịch Covid-19 sẽ là cuộc sát hạch về tình đoàn kết giữa các nước EU. Tuy nhiên, hi vọng châu Âu đồng lòng phối hợp chống dịch đang tan dần khi một số nước lớn kiên quyết giữ lệnh cấm xuất khẩu các vật dụng y tế như khẩu trang. 

Trong bối cảnh này, Tổng thống Pháp Macron kêu gọi châu Âu đoàn kết: “Châu Âu cần đoàn kết và xem xét một thực tế hiện nay là chúng ta đang trải qua một cuộc khủng hoảng đặc biệt chưa từng có nên cần có sự ứng phó tương xứng. Chúng tôi đã sẵn sàng tiến hành các quyết định cần thiết, để đối mặt với dịch bệnh, ứng phó với mọi hậu quả. EU cần sự ứng phó nhanh và mạnh nhất có thể. Điều tôi kêu gọi là sự đồng lòng trong EU”.

Có thể nhận thấy, tại châu Á, Trung Quốc và một số nước đã mạnh tay áp dụng các biện pháp cứng rắn như phong tỏa thành phố, hạn chế du lịch, xây dựng bệnh viện dã chiến… Hàn Quốc lập ngân sách 10 tỉ USD để chống dịch. Nhật Bản hủy tất cả các sự kiện lớn, thậm chí cách ly tất cả những ai từ vùng dịch xin nhập cảnh. Mỗi nơi tình hình dịch bệnh khác nhau, khó có thể bê nguyên xi biện pháp phòng chống từ nước này sang nước kia, nhưng nhìn vào phản ứng của các nước châu Âu thì rõ ràng chưa coi dịch Covid-19 là mối đe dọa nghiêm trọng, dẫn tới các biện pháp chưa đủ mạnh.

VOV.VN

Print

Hãy Đăng nhập hoặc Đăng ký đăng nhận xét.

Danh mục bài viết

«Tháng Ba 2024»
T2T3T4T5T6T7CN
26
27
28
29
1
2
3
4
5
6
7
8
9
10
11
12
13
14
15
16
17
18
19
2021222324
25262728293031
1234567

© BÁO VĂN HÓA ĐIỆN TỬ
Cơ quan chủ quản: Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch
Giấy phép Báo điện tử số: 422/GP-BTTTT cấp ngày 19.8.2016
Bản quyền thuộc về Báo Văn hóa. Mọi hành động sử dụng nội dung đăng tải trên Báo điện tử Văn hóa tại địa chỉ www.baovanhoa.vn phải có sự đồng ý bằng văn bản của Báo điện tử Văn hóa.
Liện hệ quảng cáo: 024.22415051

Tổng Biên tập:NGUYỄN ANH VŨ

Phó tổng Biên tập: PHAN THANH NAM

Phó tổng Biên tập: NGUYỄN VĂN MƯỜI

Tòa soạn: Số 33 ngõ 294/2 Kim Mã, phường Kim Mã, quận Ba Đình, TP Hà Nội
Điện thoại: 024.38220036 - FAX: 024.38229302
Email: baovanhoa@fpt.vn

Close 2024 Bản quyền thuộc về Báo Văn hóa
Back To Top