Menu
  1. Chính trị
  2. Văn hóa
  3. Nghệ thuật
  4. Giải trí
  5. Du lịch
  6. Thể thao
  7. Gia đình
  8. Kinh tế
  9. Ẩm thực
  10. Đời sống
  11. Nhịp sống số
  12. Pháp luật
  13. Thế giới

Chính trị

19 Tháng Ba 2024

Người cho, người nhận: Ai sướng hơn ai?

Thứ Ba 03/03/2020 | 15:43 GMT+7

VHO- Đó là câu nói mà tôi thường được nghe người bạn thân kể về một trong những bài học đầu đời của người cha giành cho anh khi bắt đầu bước vào cổng trường cấp 3.

 Nhà thơ Tố Hữu đã từng viết” Sống là cho đâu chỉ nhận riêng mình”. Quả thực như vậy, giữa bộn bề cuộc sống, khi mọi người mải miết trong vòng xoay kiếm tiền, lo lắng mưu sinh, việc san sẻ những yêu thương cũng như vật chất dù bình dị hay to lớn cũng là điều vô cùng trân quý. Trao đi và nhận lại yêu thương vốn dĩ là một quy luật trong cuộc sống. Anh bạn tôi nói rằng: “Bố anh vẫn thường nói với anh, có thể con tốt với người A, người A không tốt lại với con nhưng vẫn sẽ có những người B, người C tốt và giúp đỡ con mặc dù có thể con chưa làm gì được cho những người đó cả”. Đó chính là quan hệ nhân quả giữa “cho” và “ nhận” mà đôi khi chúng ta không nhận ra.

  Chúng ta đều hiểu, “cho” chính là sự san sẻ, yêu thương và giúp đỡ người khác xuất phát từ chính tấm lòng của mình, “nhận” là được đáp trả và đền ơn. Cho và nhận là một mối quan hệ nhân quả nhưng trong đó còn ẩn chứa nhiều mối quan hệ tương hỗ lẫn nhau. Chính bởi trong mối quan hệ nhân quả còn ẩn chứa nhiều mối quan hệ tương hỗ nên ngày nay việc biếu, tặng quà nhau diễn ra quanh năm với vô vàn lý do. Nhiều người “cho” với mục đích tính toán rõ ràng, thậm chí là kỳ công tìm hiểu kỹ lưỡng sở thích của người  nhận” để đạt được mục đích của mình. Bởi vậy nếu như trước đây ngày lễ Tết, học sinh đến nhà thầy cô giáo, cấp dưới đến nhà thủ trưởng cấp trên chỉ có lời chúc, đôi câu đối hoặc bó hoa, hộp bánh kẹo tùy theo khả năng để bày tỏ sự biết ơn của mình với thầy cô, cấp trên… còn ngày nay đã khác. Không chỉ ngày lễ Tết mà ngay cả ngày sinh nhật sếp, đầy tháng con cháu sếp, mừng thọ cha mẹ sếp cũng là dịp để những người có mục đích tính toán bày tỏ sự quan tâm đặc biệt của mình. Tùy theo từng trường hợp mà họ sẽ có những lựa chọn quà biếu khác nhau nhưng chắc chắn một điều là dù quà gì đi nữa thì cũng phải nằm trong sở thích, nhu cầu của cá nhân hay gia đình nhà sếp.  Bản thân người viết cũng được chứng kiến một chuyện cười ra nước mắt là có một anh cấp dưới biết ngày mừng thọ tuổi 85 của bố sếp. Thay vì mua một bó hoa hay một lọ thuốc bổ biếu cho cụ thì anh này đã mua một chiếc ghế massage của Hàn Quốc trị giá gần trăm triệu để làm quà mừng thọ, mà mục đích ai cũng hiểu chiếc ghế đó chỉ để giành cho sếp sử dụng. Và càng ngày xã hội càng phát triển, để mọi thứ tế nhị cho cả sếp và chính bản thân mình, quà biếu cũng nhanh chóng được đổi sang phong bì hay thậm chí là chuyển vào tài khoản. Đó chính là mặt trái của cơ chế thị trường. Cùng với sự phát triển của kinh tế xã hội, việc cho- nhận cũng diễn ra thường xuyên hơn với những hoạt động, chương trình từ thiện giúp đỡ cá nhân hay cộng đồng ở trong một hoàn cảnh nào đó. Không chỉ người khá giả mới có thể cho đi mà người có hoàn cảnh khó khăn cũng vẫn có thể làm những điều tương tự như vậy bởi họ có thể cho đi bằng tất cả tình yêu thương, sự đồng cảm với những người cùng cảnh ngộ để họ cảm thấy chút ấm lòng hoặc kêu gọi sự ủng hộ, san sẻ từ những người xung quanh. Những việc làm đó dù to hay nhỏ đều rất trân quý nhưng bên cạnh đó cũng có những người lợi dụng việc đó để đánh bóng hình ảnh hay mang lại lợi nhuận cho cá nhân, công ty mình… Thời gian qua rất nhiều sự việc kêu gọi từ thiện để giúp đỡ người có hoàn cảnh khó khăn bị bóc phốt bởi sự không minh bạch trong vấn đề tài chính. Các cá nhân kêu gọi ủng hộ tiền mặt nhưng thực chất số tiền được trao lại cho những hoàn cảnh khó khăn đó lại không được bao nhiêu, phần lớn là họ vun vén cho chính bản thân mình, và điều đáng tiếc là trong số những cá nhân này lại có những người của công chúng. Không những vậy, nhiều địa phương khi xảy ra thiên tai lũ lụt, một số cán bộ địa phương khi biết các tổ chức , cá nhân về hỗ trợ tại địa phương đã tự ý đưa người nhà của mình vào danh sách cần hỗ trợ hay có những hình thức ăn chặn của các gia đình khó khăn. Bên cạnh đó, một số tổ chức, cá nhân lại làm công tác từ thiện cho có, cho bằng bạn bằng bè, nhằm đánh bóng tên tuổi chứ không thực sự xuất phát từ tâm của mình. Bởi vậy mới có chuyện nhiều trường hợp nhận được quần áo cũ làm từ thiện lại không hề phù hợp với lứa tuổi hay hoàn cảnh sinh hoạt ở địa phương, một số công ty lại mua những sản phẩm chất lượng kém, thậm chí hết hạn sử dụng để mang đi làm từ thiện. Nói như vậy nhưng chúng ta không thể quên đi những cá nhân, tập thể luôn làm công tác thiện nguyện bằng tất cả tình yêu thương, trách nhiệm và sự chia sẻ với xã hội. Theo chị Trang Ngân- cán bộ Công ty điện lạnh SK Sumikura: Hiểu rõ được văn hóa cho và nhận nên dịp dịch Covid-19 diễn ra, công ty chị đã tổ chức phát khẩu trang y tế đảm bảo tiêu chuẩn miễn phí cho mọi người có nhu cầu và tất cả nhân viên trong công ty đều được quán triệt thái độ niềm nở cũng như dùng hai tay khi trao tặng khẩu trang cho mọi người.

  Việc cho đi và nhận lại có từ ngàn đời và sẽ còn mãi mãi. Nhưng qua những câu chuyện trên chúng ta có thể thấy rằng để cho đi và nhận lại đúng cách, tìm thấy niềm vui trong việc cho đi mới là bài học cần thiết của mỗi bản thân. Từ đó cả người cho và người nhận đều cảm thấy ấm áp , đầy tình yêu thương chứ không chỉ còn là sự ban ơn hay biết ơn.

                                                                                          HOÀNG LƯƠNG

Print

Hãy Đăng nhập hoặc Đăng ký đăng nhận xét.

Danh mục bài viết

«Tháng Ba 2024»
T2T3T4T5T6T7CN
26
27
28
29
1
2
3
4
5
6
7
8
9
10
11
12
13
14
15
16
17
18
19
2021222324
25262728293031
1234567

© BÁO VĂN HÓA ĐIỆN TỬ
Cơ quan chủ quản: Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch
Giấy phép Báo điện tử số: 422/GP-BTTTT cấp ngày 19.8.2016
Bản quyền thuộc về Báo Văn hóa. Mọi hành động sử dụng nội dung đăng tải trên Báo điện tử Văn hóa tại địa chỉ www.baovanhoa.vn phải có sự đồng ý bằng văn bản của Báo điện tử Văn hóa.
Liện hệ quảng cáo: 024.22415051

Tổng Biên tập:NGUYỄN ANH VŨ

Phó tổng Biên tập: PHAN THANH NAM

Phó tổng Biên tập: NGUYỄN VĂN MƯỜI

Tòa soạn: Số 33 ngõ 294/2 Kim Mã, phường Kim Mã, quận Ba Đình, TP Hà Nội
Điện thoại: 024.38220036 - FAX: 024.38229302
Email: baovanhoa@fpt.vn

Close 2024 Bản quyền thuộc về Báo Văn hóa
Back To Top