Menu
  1. Chính trị
  2. Văn hóa
  3. Nghệ thuật
  4. Giải trí
  5. Du lịch
  6. Thể thao
  7. Gia đình
  8. Kinh tế
  9. Ẩm thực
  10. Đời sống
  11. Nhịp sống số
  12. Pháp luật
  13. Thế giới

Chính trị

19 Tháng Ba 2024

Thư viện trong nhà trường:  Không thể mở cửa cho có

Thứ Tư 04/03/2020 | 10:29 GMT+7

VHO-  Nhằm hỗ trợ Vụ Thư viện (Bộ VHTTDL) thúc đẩy việc hình thành xã hội học tập suốt đời gắn liền với các thư viện, tạo lập thói quen đọc sách ngay khi còn ngồi trên ghế nhà trường cũng như tháo gỡ các vướng mắc một số thư viện nhà trường đang gặp phải, Quỹ Đổi mới Giáo dục phổ thông Việt Nam (VIGEF) đã công bố dự án “Phát triển thư viện nhà trường thành hạt nhân văn hóa đọc trên địa bàn xã”.

 Hoạt động phát triển văn hóa đọc tại các thư viện trong nhà trường cần được chú trọng hơn nữa

Nhiều thư viện mở cửa cho… có

Mặc dù “Đề án Phát triển văn hóa đọc trong cộng đồng đến năm 2020, định hướng đến năm 2030” đã nêu rõ mục tiêu: Đến năm 2020, trên 80% học sinh, sinh viên và người học khác tại các cơ sở giáo dục được tiếp cận, sử dụng thông tin, tri thức tại các thư viện công cộng, thư viện của các cơ sở giáo dục, văn hóa, khoa học; 90% học sinh, sinh viên có kỹ năng tiếp nhận và sử dụng tri trức thông qua việc đọc để phục vụ học tập, nghiên cứu và giải trí, song hoạt động thư viện nhà trường vẫn bộc lộ nhiều bất cập khiến việc thực hiện Đề án trở nên khó khăn.

Theo thống kê của Quỹ VIGEF, ở Việt Nam hiện nay có tới 26.000 thư viện trường phổ thông. Tuy nhiên, có tới 47,2% số thư viện trường học không tổ chức tiết đọc cho học sinh. Thậm chí, số thư viện nhà trường tổ chức hoạt động đọc cho học sinh tại môi trường học tập theo tuần chỉ chiếm 1,59%. Đồng thời, có tới 50,79% số thư viện nhà trường không tổ chức cho học sinh mượn sách.

Theo ông Phạm Sỹ Bỉnh (Phó Vụ trưởng Vụ Giáo dục thường xuyên), chất lượng phục vụ trong thư viện nhà trường ở nhiều nơi không cao: “Người làm công tác thư viện hoặc là kiêm nhiệm, hoặc trình độ chuyên môn chưa cao, nhiều khi không hợp tác, gây tâm lý e ngại cho học sinh. Hình thức hoạt động của thư viện còn đơn điệu, khó tạo được hứng thú cho người đọc”.

Ông Bỉnh cũng cho biết thời gian mở cửa thư viện nhà trường chưa linh hoạt khiến người đọc khó tiếp cận. Bên cạnh một số nhà trường có cách nhìn nhận không đúng về tầm quan trọng của thư viện thì sự phân bổ thời gian hoạt động của các nhà trường cũng không đảm bảo cho học sinh có cơ hội được tiếp cận thường xuyên với các thư viện.

Tránh tình trạng thư viện nào biết thư viện đấy

Trước thực trạng đó, dự án “Phát triển thư viện nhà trường thành hạt nhân văn hóa đọc trên địa bàn xã” đã được công bố và sẽ triển khai trong thời gian tới, hướng đến phát triển thư viện nhà trường. Theo đó, dự án sẽ đề xuất, thực hiện một số giải pháp để các thư viện được sắp xếp theo hướng mở, thân thiện, tạo điều kiện cho học sinh dễ dàng tiếp cận, hỗ trợ các thư viện trường học bố trí các góc hoạt động như góc trò chơi phát triển ngôn ngữ, góc tra cứu, góc sáng tạo để khuyến khích học sinh đọc nhiều loại sách khác nhau và phát huy tính sáng tạo.

Nhận định về ý nghĩa của dự án, bà Vũ Dương Thúy Ngà (Vụ trưởng Vụ Thư viện) cho rằng, dự án không chỉ giúp đổi mới căn bản, toàn diện giáo dục mà còn hình thành thói quen tự học và đọc sách ngay khi còn ngồi trên ghế nhà trường. Ngoài ra, bà Vũ Dương Thúy Ngà cũng đề xuất dự án nên có những hoạt động giúp thư viện nhà trường có thể mở rộng đối tượng phục vụ ra cả phụ huynh học sinh và người dân địa phương.

Trao đổi với Văn Hóa, nguyên Thứ trưởng Bộ GD&ĐT, Chủ tịch Hội đồng quản lý Quỹ VIGEF Nguyễn Vinh Hiển khẳng định, dự án “Phát triển thư viện nhà trường thành hạt nhân văn hóa đọc trên địa bàn xã” hướng đến phát triển phẩm chất năng lực tự học và đam mê đọc với học sinh, sinh viên ở cả giáo dục chính quy và tất cả loại hình giáo dục khác.

ĐÌNH TOÁN

 

Print

Hãy Đăng nhập hoặc Đăng ký đăng nhận xét.

Danh mục bài viết

«Tháng Ba 2024»
T2T3T4T5T6T7CN
26
27
28
29
1
2
3
4
5
6
7
8
9
10
11
12
13
14
15
16
17
18
192021222324
25262728293031
1234567

© BÁO VĂN HÓA ĐIỆN TỬ
Cơ quan chủ quản: Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch
Giấy phép Báo điện tử số: 422/GP-BTTTT cấp ngày 19.8.2016
Bản quyền thuộc về Báo Văn hóa. Mọi hành động sử dụng nội dung đăng tải trên Báo điện tử Văn hóa tại địa chỉ www.baovanhoa.vn phải có sự đồng ý bằng văn bản của Báo điện tử Văn hóa.
Liện hệ quảng cáo: 024.22415051

Tổng Biên tập:NGUYỄN ANH VŨ

Phó tổng Biên tập: PHAN THANH NAM

Phó tổng Biên tập: NGUYỄN VĂN MƯỜI

Tòa soạn: Số 33 ngõ 294/2 Kim Mã, phường Kim Mã, quận Ba Đình, TP Hà Nội
Điện thoại: 024.38220036 - FAX: 024.38229302
Email: baovanhoa@fpt.vn

Close 2024 Bản quyền thuộc về Báo Văn hóa
Back To Top