Menu
  1. Chính trị
  2. Văn hóa
  3. Nghệ thuật
  4. Giải trí
  5. Du lịch
  6. Thể thao
  7. Gia đình
  8. Kinh tế
  9. Ẩm thực
  10. Đời sống
  11. Nhịp sống số
  12. Pháp luật
  13. Thế giới

Chính trị

19 Tháng Ba 2024

Viết tiếp vụ hàng chục ha rừng bần quý hiểm ở Khánh Hòa bị xóa sổ: Sẽ kiểm tra và đề nghị xử lý trách nhiệm của các bên liên quan

Thứ Hai 02/03/2020 | 11:23 GMT+7

VHO- “Chúng tôi sẽ thành lập đoàn thanh tra xuống hiện trường rừng bần để kiểm tra mức độ bị tàn phá, và nếu đúng như Văn Hóa phản ánh sẽ đề nghị cấp có thẩm quyền xử lý nghiêm những tổ chức, cá nhân quản lý có liên quan…”.

 Sau khi rừng bần bị phá thì các công trình xây dựng mọc lên

Ông Đỗ Anh Thy, Phó Giám đốc Sở NN&PTNT tỉnh Khánh Hòa đã cho biết như vậy khi trao đổi với phóng viên về vụ hàng chục ha rừng bần quý hiếm đã bị bức tử mà Văn Hóa đã phản ánh qua bài “Hàng chục ha rừng bần quý hiếm ở Khánh Hòa bị xóa sổ: Lập tổ bảo vệ rừng để… xây dựng nhà trái phép” (số 3377, ra ngày 28.2).

Ông Thy cũng cho hay, sẽ yêu cầu các phòng, ban kiểm tra, rà soát lại hồ sơ và sớm có thông tin cụ thể đến Báo Văn Hóa. Phó Giám đốc Sở này cho biết, theo quy định về bảo vệ rừng thì ngành Nông nghiệp chỉ quản lý cây trên khu rừng đó, còn việc san lấp nền đất và đất rừng lại là chức năng của ngành TN&MT và chính quyền địa phương, vì thế việc quản lý rừng hiện nay gặp nhiều khó khăn. Hiện rừng bần đã được bàn giao cho UBND huyện Vạn Ninh quản lý, bảo vệ. Việc bàn giao này theo quyết định nào, công văn nào Sở sẽ kiểm tra lại và trách nhiệm trước hết thuộc về địa phương.

Trong khi đó, phóng viên cũng đã liên lạc với ông Trần Kim Bảo, Chủ tịch UBND huyện Vạn Ninh để biết thông tin cụ thể về việc tổ chức quản lý bảo vệ rừng bần, và xin được làm việc cụ thể. Tuy nhiên, qua điện thoại, ông Bảo cho biết quản lý rừng bần là vấn đề phức tạp, cần nhiều thời gian mới trả lời hết. Ông Bảo cũng hẹn sang tuần sau sẽ trả lời cụ thể. Tiếp tục trở lại rừng bần (thôn Tuần Lễ, xã Vạn Thọ) để tìm hiểu về những nguyên nhân mà cánh rừng quý hiếm này bị hủy hoại, tại đây nhiều người dân cho rằng: Rừng bần bị “bức tử” có nguyên nhân chính là do các đối tượng san nền đất trên khắp các khu rừng này nên nước biển không thể chảy vào rừng và cây bần thiếu nước mặn sẽ chết khô. Một nguyên nhân khác, một số đối tượng còn dùng thuốc khai hoang nông nghiệp phun vào rừng bần và cây chết nhanh hơn.

 Rừng bần bị “bức tử” và đang bị xóa sổ

Theo phản ánh của người dân, tháng 6.2019 trên khu rừng bần có 27 ngôi nhà xây dựng, và đến nay có khoảng trên 150 căn nhà kiên cố xây trên đất rừng bần. Ngoài ra còn có gần 100 nền đất đã được san, phân lô và sẽ tiến hành làm nhà. Cũng theo người dân cho biết, do tình trạng “sốt đất”, một số đối tượng hám lợi đã ngang nhiên chiếm đất rừng, san nền, phân lô để bán. Mỗi nền đất tại đây có giá từ 400 - 500 triệu đồng, tùy vào diện tích lớn nhỏ và có diện tích từ trên 100 - 200m2. “Tất nhiên là phải có cán bộ quản lý “bảo kê” rồi, nếu không ai có thể vào chiếm và hủy hoại rừng, phân lô bán đất ồ ạt và dễ dàng như thế. Lợi nhuận lớn bởi nơi đây một lô đất có giá 400 - 500 triệu. Để có được những lô đất như thế là phải có chung chi, chia chác và được “chống lưng” chứ. Những việc làm này, dân chúng tôi ở đây sao lại không biết, nhưng tiêu cực đến mức độ nào thì cần cơ quan điều tra vào cuộc làm rõ”, ông Ngô Minh Thơ, cựu chiến binh Đoàn tàu không số sống tại đây cho biết.

Cũng liên quan đến công tác bảo vệ rừng bần, trước đó người dân đã có đơn tố giác ông Đặng Thanh Hòa, Chủ tịch UBND xã Vạn Thọ có hành vi “Vi phạm các quy định về quản lý đất đai theo điều 229 Bộ luật hình sự năm 2015”. Cụ thể là buông lỏng quản lý để các đối tượng chiếm và hủy hoại rừng bần, san nền xây nhà trái phép.

Văn Hóa sẽ tiếp tục tìm hiểu, cập nhật thông tin đến bạn đọc.

 Tất nhiên là phải có cán bộ quản lý “bảo kê” rồi, nếu không ai có thể vào chiếm và hủy hoại rừng, phân lô bán đất ồ ạt và dễ dàng như thế. Lợi nhuận lớn bởi nơi đây một lô đất có giá 400 - 500 triệu. Để có được những lô đất như thế là phải có chung chi, chia chác và được “chống lưng” chứ. Những việc làm này, người dân chúng tôi ở đây sao lại không biết, nhưng tiêu cực đến mức độ nào thì cần cơ quan điều tra vào cuộc làm rõ.

(Ông NGÔ MINH THƠ, CCB Đoàn tàu không số)

 XUÂN HƯỚNG

Print

Hãy Đăng nhập hoặc Đăng ký đăng nhận xét.

Danh mục bài viết

«Tháng Ba 2024»
T2T3T4T5T6T7CN
26
27
28
29
1
2
3
4
5
6
7
8
9
10
11
12
13
14
15
16
17
18
19
2021222324
25262728293031
1234567

© BÁO VĂN HÓA ĐIỆN TỬ
Cơ quan chủ quản: Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch
Giấy phép Báo điện tử số: 422/GP-BTTTT cấp ngày 19.8.2016
Bản quyền thuộc về Báo Văn hóa. Mọi hành động sử dụng nội dung đăng tải trên Báo điện tử Văn hóa tại địa chỉ www.baovanhoa.vn phải có sự đồng ý bằng văn bản của Báo điện tử Văn hóa.
Liện hệ quảng cáo: 024.22415051

Tổng Biên tập:NGUYỄN ANH VŨ

Phó tổng Biên tập: PHAN THANH NAM

Phó tổng Biên tập: NGUYỄN VĂN MƯỜI

Tòa soạn: Số 33 ngõ 294/2 Kim Mã, phường Kim Mã, quận Ba Đình, TP Hà Nội
Điện thoại: 024.38220036 - FAX: 024.38229302
Email: baovanhoa@fpt.vn

Close 2024 Bản quyền thuộc về Báo Văn hóa
Back To Top