Menu
  1. Chính trị
  2. Văn hóa
  3. Nghệ thuật
  4. Giải trí
  5. Du lịch
  6. Thể thao
  7. Gia đình
  8. Kinh tế
  9. Ẩm thực
  10. Đời sống
  11. Nhịp sống số
  12. Pháp luật
  13. Thế giới

Chính trị

19 Tháng Ba 2024

Yên Tử: Khởi công xây dựng lại phế tích Am Dược

Thứ Hai 02/03/2020 | 08:43 GMT+7

VHO- Ngày 1.3 tại Khu di tích rừng quốc gia Yên Tử, Ban Trị sự Giáo hội Phật giáo Việt Nam (GHPGVN) tỉnh Quảng Ninh đã khởi công tôn tạo lại phế tích Am Dược– nơi sinh thời Phật Hoàng Trần Nhân Tông vô cùng chú trọng.

Lễ khởi công tôn tạo Am Dược, Yên Tử

Nguồn vốn xây dựng lại phế tích này từ nguồn xã hội hoá, huy động phát tâm công đức của Phật tử trong và ngoài nước. Thượng toạ Thích Đạo Hiển, Phó trưởng ban, Phó Ban Trị sự Giáo hội Phật giáo tỉnh Quảng Ninh chia sẻ: “Theo truyền thuyết, Am Dược là nơi đạo sĩ An Kỳ Sinh (người Trung Quốc) luyện thuốc, đến thời vua Trần Nhân Tông về Yên Tử tu hành, ngài đã cho xây dựng Am Dược thành một xưởng bào chế thuốc. Các loại thảo dược quý của Yên Sơn và các vùng lân cận được chăm sóc thu hái, mang về điều chế thành thuốc “Hồng Ngọc Sương”. Những viên thuốc quý này dùng để chữa bệnh cho tăng sĩ, nhân dân, đặc biệt là những người nghèo khó, không có tiền mua thuốc. Phật pháp hay bất cứ điều gì cụ Trần Nhân Tông làm đều có ý nghĩa đó là cứu khổ độ sinh hay nói cách khác là đưa lại sự bình an cho nhân dân. Đó chính là tư tưởng dân an…”.

Cũng theo Thượng tọa Thích Đạo Hiển, việc xây dựng Am Dược này phục vụ cho việc chữa bệnh để thân thể bình an, từ đó mới có thể tu hành để mang lại hạnh phúc cho mình, cho người và cho toàn xã hội. Tư tưởng đó có từ truyền thống mấy nghìn năm Phật giáo trước đó. Cho nên, sau khi hoàn thành việc khôi phục, Am Dược sẽ là nơi trồng rất nhiều cây thảo dược quý, cũng là nơi du khách có thể tới tham quan, tìm hiểu về các cây dược liệu, từ đó biết cách chăm sóc bản thân mình hơn để thân an thì tâm an. Hằng năm, chư tăng chùa Yên Tử lập đàn Dược Sư trì tụng 7 ngày cầu nguyện quốc thái dân an, dịch bệnh sớm tiêu trừ cũng không nằm ngoài tư tưởng của Phật giáo.

Ban Trị sự Phật giáo tỉnh Quảng Ninh cho biết, công trình dự kiến cuối năm 2020 sẽ hoàn thành sơ bộ. Khi đó, đứng ở Am Dược, du khách hành hương có thể hướng tầm mắt ra biển, thấy thấp thoáng Hạ Long và những dải mây trắng bồng bềnh quấn quanh người mát lạnh, tâm hồn thanh thản lạ thường. Khách hành hương được thưởng ngoạn cảnh thiên nhiên tuyệt đẹp, cả rừng trúc xanh bạt ngàn biếc mắt, đường tùng cổ thụ như một minh chứng lịch sử tạo nên một khung cảnh nên thơ và một gam màu đầy sống động cho bức tranh Yên Tử.

Lễ Phạt mộc Am Dược

 Theo các tài liệu nghiên cứu, Am Dược còn có tên khác là Am Thuốc nằm ở trên sườn dãy núi Thanh Long (Rồng Xanh) thuộc Khu di tích Yên Tử, TP.Uông Bí, Quảng Ninh. Xưa kia, nơi đây là nơi nghiên cứu bào chế thuốc của các tiền nhân. Các thảo dược ở Yên Tử được thu hái mang về, bào chế thành những viên thuốc Hồng ngọc sương. Những viên thuốc này không chỉ dùng để chữa bệnh cho các thiền sư tu hành tại Yên Tử mà còn cung cấp cho triều đình, ban phát cho dân nghèo. Trước khi về Yên Tử, vua Trần Nhân Tông đã cho xây dựng am này. Đây cũng là nơi vua Trần Nhân Tông thực hiện ước mơ từ thời thơ bé, đó là tìm kiếm cây cỏ, dược liệu bào chế thuốc cấp phát cho dân, cứu trăm họ thoát khỏi bệnh tật tang thương khi dịch bệnh hoành hành.

Với ý nghĩa như vậy, Am Dược là một di tích được nhắc tên nhiều trong quần thể khu di tích Quốc gia đặc biệt Yên Tử, nhưng thực tế không nhiều du khách từng đặt chân tới đây bởi tuyến đường dẫn tới Am Dược hiện nay tương đối khó đi, các lối đi len lỏi trong rừng, chủ yếu là theo đường mòn, thưa vắng người qua lại. Hiện tại, nếu duy khách muốn tham quan lại di tích này, lối đi duy nhất sẽ từ chùa Một Mái rẽ ngang xuống các bậc đá nhỏ, phải mất tầm gần 1h đồng hồ.

TÂM AN

Print

Hãy Đăng nhập hoặc Đăng ký đăng nhận xét.

Danh mục bài viết

«Tháng Ba 2024»
T2T3T4T5T6T7CN
26
27
28
29
1
2
3
4
5
6
7
8
9
10
11
12
13
14
15
16
17
18
19
2021222324
25262728293031
1234567

© BÁO VĂN HÓA ĐIỆN TỬ
Cơ quan chủ quản: Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch
Giấy phép Báo điện tử số: 422/GP-BTTTT cấp ngày 19.8.2016
Bản quyền thuộc về Báo Văn hóa. Mọi hành động sử dụng nội dung đăng tải trên Báo điện tử Văn hóa tại địa chỉ www.baovanhoa.vn phải có sự đồng ý bằng văn bản của Báo điện tử Văn hóa.
Liện hệ quảng cáo: 024.22415051

Tổng Biên tập:NGUYỄN ANH VŨ

Phó tổng Biên tập: PHAN THANH NAM

Phó tổng Biên tập: NGUYỄN VĂN MƯỜI

Tòa soạn: Số 33 ngõ 294/2 Kim Mã, phường Kim Mã, quận Ba Đình, TP Hà Nội
Điện thoại: 024.38220036 - FAX: 024.38229302
Email: baovanhoa@fpt.vn

Close 2024 Bản quyền thuộc về Báo Văn hóa
Back To Top