Menu
  1. Chính trị
  2. Văn hóa
  3. Nghệ thuật
  4. Giải trí
  5. Du lịch
  6. Thể thao
  7. Gia đình
  8. Kinh tế
  9. Ẩm thực
  10. Đời sống
  11. Nhịp sống số
  12. Pháp luật
  13. Thế giới

Chính trị

19 Tháng Ba 2024

Rửa tay và sử dụng nước rửa tay khô để không hại da tay

Thứ Tư 19/02/2020 | 16:36 GMT+7

VHO- Trên thị trường hiện nay đang xuất hiện nhiều loại nước rửa tay khô, nước rửa tay sát khuẩn; tuy nhiên các chuyên gia khuyến cáo nếu các loại nước rửa tay khô không đảm bảo chất lượng sẽ làm hại đến da tay.

Lựa chọn các loại nước, cồn rửa tay sát khuẩn

Để phòng chống các loại bệnh truyền nhiễm và loại trừ các tác nhân gây bệnh khác, Bộ Y tế khuyến cáo, người dân cần thường xuyên rửa tay bằng xà phòng kết hợp với các biện pháp vệ sinh hô hấp, vệ sinh cá nhân vệ sinh vật dụng và sử dụng khẩu trang đúng cách.

Trong đó, cần rửa tay nhiều lần trong ngày bằng xà phòng dưới vòi nước chảy vào các thời điểm trước khi chế biến thực phẩm, các bữa ăn; sau khi ho, hắt hơi, tháo khẩu trang, chăm sóc người bệnh hoặc nghi ngờ mắc bệnh, tiếp xúc với động vật hoặc chất thải của động vật, đi vệ sinh... Nếu không có xà phòng và nước sạch có thể rửa tay bằng dung dịch rửa tay có cồn, làm theo 6 bước như rửa tay với xà phòng theo khuyến cáo của Bộ Y tế.

6 bước rửa tay theo hướng dẫn của Bộ Y tế

Hiện nay, loại nước rửa tay sát khuẩn “bung lụa” trên thị trường với nhiều loại, nhiều giá khác nhau khiến người dân không biết lựa chọn loại nào, trung bình từ 120.000- 200.000 đông/chai 500ml. Trước thực trạng này, cơ quan quản lý thị trường đã bắt được nhiều lô hàng nước sát khuẩn không đảm bảo chất lượng, hàng nhái, hàng giả. Bên cạnh đó, cũng có không ít người kháo nhau về công thức tự chế cồn rửa tay tại nhà.

Theo dược sĩ Phan Văn Hiệu (Chủ tịch HĐQT Công ty CP Dược Mỹ phẩm CVI) nước rửa tay sát khuẩn phải được sản xuất theo tiêu chuẩn của Tổ  chức Y tế thế giới (WHO) và hướng dẫn công thức sản xuất có thể diệt 99,9% vi khuẩn và vi sinh trên bề mặt tiếp xúc; phải có nồng độ cồn 9% và có chất kháng khuẩn khác như nano bạc, clo… Nếu sản phẩm dưới dạng gel khô phải dám bảo lưu gel trên tay ít nhất 30 giây để  sát khuẩn. Nếu sản phẩm dưới sĩ dạng cồn thì phải đủ 70 độ, do tính chất bay hơi và khô da nên trong thành phần phải có chất làm mềm, bảo vệ da, mang tính chất dưỡng da.

“Hiện nhiều đơn vị sản xuất mang tính tự phát, không bảo đảm điều kiện sản xuất. Hơn nữa, câu hỏi đặt ra là, nguyên liệu đầu vào có được kiểm soát hay không, có phải là  nguyên liệu dùng cho sản xuất dược phẩm hay không. Nếu đơn vị sản xuất, pha chế dùng cồn công nghiệp sẽ gây nguy hiểm cho người sử dụng, nhất là methanol có thể gây độc, mù mắt, biến chứng. Các thành phần trong chai sát khuẩn có được được cơ quan quản lý Nhà nước chứng nhận về quy trình, công thức không được cơ quan quản lý y tế cấp phép, có bảo đảm đạt tiêu chí sát khuẩn, kháng khuẩn, bảo vệ da tay”, Chủ tịch HĐQT Công ty CP CVI nhấn mạnh.

Các thời điểm cần rửa tay

Đối với cồn sát khuẩn tự chế tại nhà, ông Phan Văn Hiệu khẳng định, WHO khuyến cáo có thể chế lượng nhỏ tại gia đình, sử dụng cồn y tế pha theo công thức về 70 độ và thêm một số dưỡng chất bảo vệ da tay, vitamin E, lô hội… nhưng đây chỉ là pha chế quy mô nhỏ và dùng ngay. Thông thường trong môi trường sản xuất phải ở phòng sạch không được phơi nhiễm yếu tố từ bên ngoài vào. Máy móc, chai lọ đều được hấp sấy, tiệt trùng, bao bì tiếp xúc phải được khử trùng khi đưa vào sản xuất. Nếu cơ sở pha chế pha bằng chậu, xô, máy khuấy tự chế, sẽ dẫn đến nhiễm chéo từ dụng cụ pha chế; người đóng gói chai lọ không khử trùng tay chân, đeo khẩu trang đều có nguy cơ lây nhiễm nguồn bệnh.

“Đặc biệt, loại cồn sát khuẩn tự chế không nên sử dụng cho trẻ em. Và nếu người dân mua trên thị trường phải lựa chọn những sản phẩm có tem, nhãn, số công bố mỹ phẩm, số lô, hạn sử dụng… Nếu không có đầy đủ các thông số là loại chưa được cơ quan quản lý Nhà nước xác nhận, sản phẩm trôi nổi trên thị trường”, ông Hiệu nói.

Hú vía vì đốt bồ kết để xông nhà

Sau khẩu trang, nước rửa tay thì đến lượt bồ kết đang trở nên khan hiếm và giá nhích lên hằng ngày vì tin đồn đốt, xông bồ kết trong nhà có thể phòng chống được virus corona.

Cũng vì tin đồn này mà người dân một số chung cư tại Hà Nội được phen hú vía vì tưởng cháy chung cư. Sự việc xảy ra gần 22h đêm ngày 9.2, một hộ dân ở tầng 17 vì nghe đồn trái bồ kết có thể ngăn ngừa, tiêu diệt được virus corona nên đã đốt bồ kết để xông phòng. Khói từ căn hộ bốc lên hệ thống báo cháy khiến tất cả các cư dân đang đêm lạnh phải bật dậy lao ra khỏi nhà. Sau khi làm việc với ban quản trị khu chung cư HH4B, chủ căn hộ đã nhận lỗi và xin rút kinh nghiệm vì đã làm ảnh hưởng tới nhiều người. Còn những cư dân trong chung cư thì được trải qua một phen hoảng hốt, hú vía nhưng cũng không nhịn được cười vì lí do “trời ơi” này.

Cư dân khu Linh Đàm được một phen hú vía

Trước đó, điều tương tự cũng đã diễn ra tại một chung cư trên địa bàn quận Nam Từ Liêm, Hà Nội. Sự việc nhanh chóng được Ban quản lý toà nhà xác minh và yêu cầu chủ nhà xuống làm việc, xin lỗi cư dân.

Hiện nay, khá nhiều lời đồn về việc phòng chống dịch bệnh do virus corona không được kiểm chứng khoa học nhưng lại lan truyền khắp nơi. Những lời khuyên như "dùng các loại tinh dầu hoặc xông hơi bằng bồ kết, vỏ bưởi hoặc dầu tràm", phủ muối, ngâm muối khẩu trang… sẽ giúp loại bỏ virus Corona trong không khí, giúp gia đình an toàn hơn trước dịch bệnh. Điều này vừa tác động xấu đến cuộc sống người dân và các cơ quan chức năng trong phòng, chống dịch.

Giải thích về việc này, theo GS.TS Lê Ngọc Thành, Giám đốc Bệnh viện E, những kinh nghiệm dân gian của ông cha ngày xưa như đốt bồ kết, ăn tỏi, bôi dầu tràm… giúp bảo vệ niêm mạc, có tác dụng tăng sức đề kháng trước các bệnh do virus chứ không có bằng chứng khoa học có thể diệt được virus corona.

Về thông tin khẩu trang phủ muối có thể bảo vệ được người dân khỏi bị nhiễm virus, hay virus corona, bác sĩ Lương Quốc Chính (Bệnh viện Bạch Mai) cho hay, có một vài nghiên cứu công bố trên các tập san uy tín, tuy nhiên chỉ dừng lại ở ý tưởng. Trong những nghiên cứu này, muối được phủ ở màng lọc (lớp giữa) chứ không phải toàn bộ các lớp của khẩu trang. Ngoài ra, nghiên cứu cũng chưa được hoặc không thể thực hiện được đầy đủ trong các điều kiện thực tế, đặc biệt là độ ẩm của môi trường. Trong những điều kiện độ ẩm nhất định, môi trường muối thậm chí còn tạo điều kiện tốt cho virus sống dai hơn. Do vậy, hiện nay chưa có loại khẩu trang phủ muối nào được sản xuất đại trà mang tính thương mại vì không khả thi, thậm chí gây hại khi chưa được đánh giá đầy đủ, và người dân cũng không nên áp dụng thực hiện.

XUÂN THẮNG

Print

Hãy Đăng nhập hoặc Đăng ký đăng nhận xét.

Danh mục bài viết

«Tháng Ba 2024»
T2T3T4T5T6T7CN
26
27
28
29
1
2
3
4
5
6
7
8
9
10
11
12
13
14
15
16
17
18
19
2021222324
25262728293031
1234567

© BÁO VĂN HÓA ĐIỆN TỬ
Cơ quan chủ quản: Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch
Giấy phép Báo điện tử số: 422/GP-BTTTT cấp ngày 19.8.2016
Bản quyền thuộc về Báo Văn hóa. Mọi hành động sử dụng nội dung đăng tải trên Báo điện tử Văn hóa tại địa chỉ www.baovanhoa.vn phải có sự đồng ý bằng văn bản của Báo điện tử Văn hóa.
Liện hệ quảng cáo: 024.22415051

Tổng Biên tập:NGUYỄN ANH VŨ

Phó tổng Biên tập: PHAN THANH NAM

Phó tổng Biên tập: NGUYỄN VĂN MƯỜI

Tòa soạn: Số 33 ngõ 294/2 Kim Mã, phường Kim Mã, quận Ba Đình, TP Hà Nội
Điện thoại: 024.38220036 - FAX: 024.38229302
Email: baovanhoa@fpt.vn

Close 2024 Bản quyền thuộc về Báo Văn hóa
Back To Top