Menu
  1. Chính trị
  2. Văn hóa
  3. Nghệ thuật
  4. Giải trí
  5. Du lịch
  6. Thể thao
  7. Gia đình
  8. Kinh tế
  9. Ẩm thực
  10. Đời sống
  11. Nhịp sống số
  12. Pháp luật
  13. Thế giới

Chính trị

19 Tháng Ba 2024

Có thực mới vực được ... phê bình

Thứ Sáu 06/12/2019 | 11:32 GMT+7

VHO- Trước những lo ngại về sự “rút lui” của nhiều nhà phê bình, nhiều ý kiến tại Hội thảo khoa học toàn quốc “Vai trò định hướng của phê bình trong hoạt động thực tiễn và sáng tạo văn học, nghệ thuật hiện nay” diễn ra sáng qua 5.12 tại Vĩnh Phúc, đã tập trung phân tích, “mổ xẻ” và gợi mở nhiều vấn đề.

 Các diễn giả đã đề xuất nhiều giải pháp nhằm vực dậy công tác lý luận, phê bình nước nhà

Hội thảo do Hội đồng Lý luận, phê bình văn học, nghệ thuật Trung ương tổ chức với sự góp mặt của 250 đại biểu trên cả nước. Ủy viên BộChính trị, Trưởng ban Tuyên giáo Trung ương Võ Văn Thưởng đã tới dự và chỉ đạo hội thảo.

Bất lực, buông xuôi

Với cái nhìn thẳng thắn, ông Phan Trọng Thưởng, Phó Chủ tịch Thường trực Hội đồng Lý luận, phê bình văn học, nghệ thuật Trung ương khẳng định, bên cạnh những thành tựu đã đạt được thì trước những yêu cầu bức thiết của đời sống xã hội và văn học, nghệ thuật, giới phê bình dường như đang im tiếng, rơi vào tình trạng bất lực hoặc buông xuôi. Đã không ít lần thực trạng phê bình được chỉ ra nhằm đánh động dư luận xã hội, gây sự thu hút quan tâm của cả giới, nhưng cuối cùng vẫn chỉ là “biết rồi, khổ lắm, nói mãi”.

Cùng chung nhận định về thực trạng lý luận, phê bình hiện nay, TSKH Phan Đình Tân, Phó Chủ tịch chuyên trách Hội đồng Lý luận, phê bình văn học, nghệ thuật Trung ương cho rằng, phê bình đang vắng đi những bài viết tử tế, khoa học và mang tiếng nói khách quan. Trong chừng mực nào đó, phê bình văn học vẫn còn may mắn hơn khi đang có đội ngũ các nhà phê bình chuyên môn. Lĩnh vực sân khấu, âm nhạc, điện ảnh… thì thật sự vắng bóng của những nhà phê bình, dù đây là công việc quan trọng và vô cùng cần thiết.

Ông Tân còn nói thêm, “phê bình hiện nay không những thiếu mà còn yếu, chủ yếu mới chỉ dừng lại ở mức bình luận. Phê bình không đúng ý của tác giả hay dư luận cũng sẽ đều sinh ra vấn đề. Nghiêm trọng hơn, một số người làm phê bình hiện nay cứ chỉ quẩn quanh phê bình để… nịnh, để “quảng cáo” hay tập trung phê phán kịch liệt những tiêu cực để dậy sóng dư luận.Việc cho ra đời những tác phẩm phê bình hướng độc giả đến những giá trịchân - thiện - mỹ đang dần ít đi và là “bài toán” khiến những người làm chuyên môn đau đầu”. Nhà lý luận, phê bình Vũ ThịThu Hà đề cập đến vấn đề trong thời kỳ cách mạnh công nghiệp 4.0, các nhà phê bình trong lĩnh vực âm nhạc trẻ, văn học mạng, thịtrường… có nhiều thế mạnh để tiếp cận các thông tin nhưng lại quá quan tâm đến phản ứng của người đọc. Điều này dẫn đến thiếu đi những bài viết có kiến thức sâu rộng, ngôn từ chắc chắn và nhận định khoa học, khách quan, chặt chẽ.

“Sản phẩm phê bình công nghệ là những bài phê bình theo xu hướng thời cuộc. Khả năng viết, nhận định của các nhà phê bình dựa quá nhiều vào sự hài lòng hay không hài lòng của công chúng khiến một số bài phê bình hiện nay nghèo nàn về ý tưởng, thiếu khả năng thuyết phục, nhất là trong trao đổi, tranh luận và biện luận. Các tác phẩm sáng tác chạy theo trào lưu tâm lý đám đông một mặt giúp các tác phẩm dễ đến với bạn đọc, nhưng mặt khác lại hình thành những tác phẩm “ăn xổi” dễ dãi trong ngôn từ, vì thế phê bình cũng trở nên nhợt nhạt, nghèo nàn”, nhà lý luận, phê bình Vũ ThịThu Hà nói.

Nếu những khó khăn vềcơ chế, chnh sch không được tho gỡ...

Trước những vướng mắc đang gặp phải, các diễn giả tại hội thảo đã đề xuất nhiều giải pháp nhằm cải thiện chất lượng công tác lý luận, phê bình văn học, nghệ thuật hiện nay. Trong đó, thế hệ trẻ đang được mong đợi sẽ làm thay đổi diện mạo lý luận, đặc biệt là công tác phê bình. Tuy nhiên, nhiều ý kiến cũng khẳng định việc đào tạo đội ngũ viết phê bình trẻ là không hề dễ dàng bởi ngoài kiến thức được học trên ghế nhà trường, các cây viết phải tự tìm tòi, mày mò. Việc này có thể dẫn đến hai hướng, một là may mắn đọc đúng chỗ, tiếp cận được những giá trịtích cực. Nhưng rủi ro hơn cả, đội ngũ phê bình trẻ rất dễ vấp phải và chịu ảnh hưởng từ những nguồn tư liệu tiêu cực, phản khoa học, tạo cơ hội phê bình phiến diện, sai lệch, tuyên truyền cho những trường phái đi ngược lại với quan điểm của Đảng, mong muốn của dân tộc.

Bên cạnh đó, việc trả thù lao cho các nhà phê bình còn quá “bèo bọt” cũng đang là nguyên nhân khiến đội ngũ phê bình có xu hương thoái trào. Trao đổi thêm tại cuộc họp báo thông tin hội thảo diễn ra trước đó, TSKH Phan Đình Tân bộc bạch: “Thành thật mà nói phải có thực mới vực được… phê bình. Viết được một bài phê bình là vô cùng hao tâm, tổn sức nên nếu trả nhuận bút cho các bài phê bình này ở bất cứ lĩnh vực nào mà quá ít, sẽ chẳng ai còn muốn làm”. Để khuyến khích các nhà phê bình trẻ cũng như các thế hệ phê bình khác, nhà phê bình Mai Liên Giang đề xuất cần cụ thể hóa các tiêu chíliên quan đến chế độ, kinh phíđầu tư cho nghiên cứu phê bình, chính sách đãi ngộ, đào tạo,vinh danh các giải thưởng cho các công trình phê bình có giá trịthật sự. Theo đó, các chính sách về lý luận, phê bình văn học nói riêng và nghệ thuật nói chung cần được hoạch định chiến lược, chính sách hoạt động sao cho phù hợp, xây dựng tiêu chíchấm điểm các công trình bài bản, xếp giải, khen thưởng cho các công trình nghiên cứu, phê bình…

Phát biểu chỉ đạo tại hội thảo, Trưởng ban Tuyên giáo Trung ương Võ Văn Thưởng nêu rõ, những nỗ lực vun đắp, xây dựng đội ngũ các nhà phê bình văn học, nghệ thuật chuyên nghiệp sẽ không thể thành công nếu những khó khăn về cơ chế, chính sách như hiện nay không được tháo gỡ, giải quyết. Một số trường đại học đào tạo chuyên ngành lý luận, phê bình đang rất khó khăn, thậm chí đầu vào cũng trống vắng so với nhiều ngành nghề khác. Đó chính là hệ lụy của chính sách đầu ra cho công việc và chế độ đãi ngộ hết sức eo hẹp, không tương xứng với lao động nghề nghiệp của các nhà phê bình. Cho đến nay, chắc không còn mấy người có thể sống thuần túy bằng nghề viết phê bình văn học, nghệ thuật. Đó là sự thật mà chúng ta buộc phải đối diện, không thể né tránh. 

 Một số trường đại học đào tạo chuyên ngành lý luận, phê bình đang rất khó khăn, thậm chí đầu vào cũng trống vắng so với nhiều ngành nghề khác. Đó chính là hệ lụy của chính sách đầu ra cho công việc và chế độ đãi ngộ hết sức eo hẹp, không tương xứng với lao động nghề nghiệp của các nhà phê bình. Cho đến nay, chắc không còn mấy người có thể sống thuần túy bằng nghề viết phê bình văn học, nghệ thuật. Đó là sự thật mà chúng ta buộc phải đối diện, không thể né tránh.

(Trưởng ban Tuyên giáo Trung ương VÕ VĂN THƯỞNG)

 ĐÌNH TOÁN

Print

Hãy Đăng nhập hoặc Đăng ký đăng nhận xét.

Danh mục bài viết

«Tháng Ba 2024»
T2T3T4T5T6T7CN
26
27
28
29
1
2
3
4
5
6
7
8
9
10
11
12
13
14
15
16
17
18
19
2021222324
25262728293031
1234567

© BÁO VĂN HÓA ĐIỆN TỬ
Cơ quan chủ quản: Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch
Giấy phép Báo điện tử số: 422/GP-BTTTT cấp ngày 19.8.2016
Bản quyền thuộc về Báo Văn hóa. Mọi hành động sử dụng nội dung đăng tải trên Báo điện tử Văn hóa tại địa chỉ www.baovanhoa.vn phải có sự đồng ý bằng văn bản của Báo điện tử Văn hóa.
Liện hệ quảng cáo: 024.22415051

Tổng Biên tập:NGUYỄN ANH VŨ

Phó tổng Biên tập: PHAN THANH NAM

Phó tổng Biên tập: NGUYỄN VĂN MƯỜI

Tòa soạn: Số 33 ngõ 294/2 Kim Mã, phường Kim Mã, quận Ba Đình, TP Hà Nội
Điện thoại: 024.38220036 - FAX: 024.38229302
Email: baovanhoa@fpt.vn

Close 2024 Bản quyền thuộc về Báo Văn hóa
Back To Top