Menu
  1. Chính trị
  2. Văn hóa
  3. Nghệ thuật
  4. Giải trí
  5. Du lịch
  6. Thể thao
  7. Gia đình
  8. Kinh tế
  9. Ẩm thực
  10. Đời sống
  11. Nhịp sống số
  12. Pháp luật
  13. Thế giới

Chính trị

19 Tháng Ba 2024

Đẩy mạnh phát triển giáo dục, đào tạo, y tế, văn hóa cho đồng bào DTTS

Thứ Tư 18/09/2019 | 15:51 GMT+7

VHO-Chiều 18.9, trong khuôn khổ chương trình phiên họp lần thứ 37, Uỷ ban Thường vụ Quốc hội đã cho ý kiến về dự thảo Nghị quyết của Quốc hội phê duyệt Đề án tổng thể đầu tư phát triển kinh tế - xã hội vùng dân tộc thiểu số và miền núi (DTTS&MN) và vùng có điều kiện kinh tế - xã hội đặc biệt khó khăn giai đoạn 2021- 2025.

Trình bày tờ trình, Bộ trưởng, Chủ nhiệm Ủy ban Dân tộc Đỗ Văn Chiến cho biết, đề án gồm 6 phần trong đó phần đánh giá thực trạng kinh tế - xã hội vùng đồng bào DTTS&MN, về thành tựu, đề án nêu rõ: “Cùng với sự phát triển của đất nước, vùng đồng bào DTTS&MN đã đạt được nhiều thành tựu to lớn, toàn diện về phát triển kinh tế - xã hội; đảm bảo quốc phòng; xây dựng hệ thống chính trị vững mạnh; hạ tầng kinh tế - xã hội được tăng cường đầu tư; đời sống của đồng bào ở vùng đồng bào DTTS&MN được nâng lên rõ rệt; niềm tin của nhân dân đối với Đảng và Nhà nước không ngừng được củng cố và tăng cường; khối đại đoàn kết được chăm lo xây dựng vững chắc”.

Uỷ ban Thường vụ Quốc hội họp, cho ý kiến về Đề án

Trong đó ngoài thành tựu trên các lĩnh vực như kinh tế - xã hội; sự nghiệp giáo dục, đào tạo, dạy nghề; sự nghiệp y tế, dân số và gia đình; công tác giữ gìn, bảo tồn và phát huy bản sắc văn hóa đặc sắc của cộng đồng các dân tộc thiểu số  được quan tâm; một số sản phẩm văn hóa vật thể, phi vật thể được khôi phục, lưu truyền; hàng năm tổ chức các ngày hội văn hóa các dân tộc mang đậm dấu ấn của từng vùng, từng dân tộc, phong phú, đa dạng, thống nhất trong nền văn hóa dân tộc Việt Nam.

Tuy đạt được nhiều thành tựu như vậy nhưng thực trạng kinh tế - xã hội vùng đồng bào DTTS&MN còn tồn tại một số hạn chế, bất cập trong đó bản sắc văn hóa tốt đẹp của nhiều dân tộc đang bị mai một. Số người không biết nói tiếng dân tộc của mình ngày càng tăng; dân ca, dân vũ, nhạc cụ truyền thống của nhiều dân tộc thiểu số chỉ được phục dựng khi lễ hội, ít được diễn ra trong đời sống hàng ngày.

Bộ trưởng, Chủ nhiệm Ủy ban Dân tộc Đỗ Văn Chiến cũng cho biết, mục tiêu tổng quát của đề án là khai thác tiềm năng, lợi thế so sánh của vùng, đổi mới sáng tạo, đẩy mạnh phát triển kinh tế, đảm bảo an sinh xã hội; giảm nghèo nhanh, bền vững, thu hẹp khoảng cách về mức thu nhập so với vùng phát triển; giảm dần địa bàn đặc biệt khó khăn; cải thiện rõ rệt đời sống của nhân dân; gia tăng đầu tư nguồn lực của nhà nước và các thành phần kinh tế để quy hoạch, sắp xếp ổn định dân cư và xây dựng hệ thống kết cấu hạ tầng kinh tế - xã hội đồng bộ, liên vùng, kết nối với các vùng phát triển.

“Đẩy mạnh phát triển giáo dục, đào tạo, y tế, văn hóa để nâng cao chất lượng đội ngũ cán bộ, công chức, viên chức, người lao động là người DTTS, nâng cao chất lượng nguồn nhân lực; xóa bỏ tập quán lạc hậu đi đôi với giữ gìn, phát huy bản sắc văn hóa tốt đẹp của các dân tộc; chú trọng xây dựng hệ thống chính trị ở cơ sở vững mạnh, giữ vững an ninh chính trị, trật tự an toàn xã hội, giữ vững chủ quyền lãnh thổ, an ninh biên giới quốc gia; củng cố tăng cường khối đại đoàn kết các dân tộc, vì mục tiêu dân giầu, nước mạnh, dân chủ, công bằng, văn minh”, Bộ trưởng Chiến nhấn mạnh.

Trình bày báo cáo thẩm tra, Chủ tịch Hội đồng Dân tộc của Quốc hội Hà Ngọc Chiến cho biết, đa số ý kiến tán thành với sự cần thiết xây dựng Đề án như lý do đã nêu trong Tờ trình của Chính phủ và cho rằng, vùng DTTS&MN có vị trí, tầm quan trọng chiến lược về chính trị, kinh tế - xã hội, an ninh, quốc phòng, đối ngoại và bảo vệ môi trường sinh thái.

Chủ nhiệm Hội đồng Dân tộc của Quốc hội Hà Ngọc Chiến

Nhưng hiện nay đây vẫn là vùng có điều kiện khó khăn nhất, chất lượng nguồn nhân lực thấp nhất, kinh tế - xã hội phát triển chậm nhất, tiếp cận các dịch vụ xã hội cơ bản thấp nhất và có tỷ lệ người nghèo cao nhất, là khu vực thường xuyên gánh chịu tác động của thiên tai, biến đổi khí hậu. Khoảng cách phát triển, mức thu nhập bình quân của người dân tộc thiểu số so với mặt bằng chung cả nước ngày càng doãng ra. Do đó, cần phải có chính sách đủ mạnh để đầu tư cho vùng này nhằm thực hiện mục tiêu thu hẹp dần khoảng cách chênh lệch về trình độ phát triển và mức thu nhập…

Góp ý vào dự thảo đề án, hầu hết các ý kiến đều đánh giá cao đề án và cho rằng đề án cần phải đề ra những mục tiêu khả thi hơn, sát với thực tế, phù hợp với đặc thù riêng của từng vùng hơn, tránh việc đề án đề ra nhiều mục tiêu nhưng khó thực hiện và mục tiêu của đề án, nên tập trung vào các chỉ tiêu kết quả gắn với lộ trình thực hiện các mục tiêu phát triển bền vững…

THU SÂM; ảnh: QUỐC HỘI

Print

Hãy Đăng nhập hoặc Đăng ký đăng nhận xét.

Danh mục bài viết

«Tháng Ba 2024»
T2T3T4T5T6T7CN
26
27
28
29
1
2
3
4
5
6
7
8
9
10
11
12
13
14
15
16
17
18
19
2021222324
25262728293031
1234567

© BÁO VĂN HÓA ĐIỆN TỬ
Cơ quan chủ quản: Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch
Giấy phép Báo điện tử số: 422/GP-BTTTT cấp ngày 19.8.2016
Bản quyền thuộc về Báo Văn hóa. Mọi hành động sử dụng nội dung đăng tải trên Báo điện tử Văn hóa tại địa chỉ www.baovanhoa.vn phải có sự đồng ý bằng văn bản của Báo điện tử Văn hóa.
Liện hệ quảng cáo: 024.22415051

Tổng Biên tập:NGUYỄN ANH VŨ

Phó tổng Biên tập: PHAN THANH NAM

Phó tổng Biên tập: NGUYỄN VĂN MƯỜI

Tòa soạn: Số 33 ngõ 294/2 Kim Mã, phường Kim Mã, quận Ba Đình, TP Hà Nội
Điện thoại: 024.38220036 - FAX: 024.38229302
Email: baovanhoa@fpt.vn

Close 2024 Bản quyền thuộc về Báo Văn hóa
Back To Top