Menu
  1. Chính trị
  2. Văn hóa
  3. Nghệ thuật
  4. Giải trí
  5. Du lịch
  6. Thể thao
  7. Gia đình
  8. Kinh tế
  9. Ẩm thực
  10. Đời sống
  11. Nhịp sống số
  12. Pháp luật
  13. Thế giới

Chính trị

19 Tháng Ba 2024

"Huyền thoại Gò rồng ấp": Những cố gắng lớn của sân khấu Lệ Ngọc

Thứ Sáu 02/08/2019 | 10:45 GMT+7

VHO-Trên cơ sở là những huyền tích về sự ra đời của vị vua mở đầu thời đại nhà Lý, người có công rất lớn khi rời kinh thành từ Hoa Lư về Thăng Long, PGS.TS Nguyễn Thế Kỷ viết kịch bản văn học; đạo diễn, NSƯT Triệu Trung Kiên đã cùng ê kíp nghệ sĩ miệt mài tập luyện để có thể cho ra mắt đúng kỳ hạn vở Huyền thoại Gò Rồng Ấp. Phác thảo không gian kịch là những tập tục của nền văn minh sông Hồng, đặc biệt là tính ngưỡng phồn thực ở lễ hội Nõ Nường... và vị trí đặc biệt của Phật giáo, đạo diễn đã tìm ra cách để lý giải tốt nhất cho kịch bản.

Sân khấu được dàn dựng rất ấn tượng

Bà Phạm Thị Ngà vốn là  vốn là người giúp việc ở chùa Tiêu, trong một đêm lễ hội tinh tinh phọc đầy thăng hoa, đất trời giao hòa, âm dương giao cảm, bà Ngà đã thụ thai. Cũng thời gian này, Thiền sư Thiền Ông là sư phụ của Vạn Hạnh vốn có tài thông thiên đã tiên tri được rằng: “Tháng mười năm KDậu, tức là ba mươi sáu năm sau đó, một triều đại lẫy lừng sẽ hiển hiện, nối quốc thống vững bền, đó chính là triều Lý. Gò Rồng Ấp, chính là nơi phát mệnh đế vương, hiện có mả táng của gia tiên họ Phạm. Con cháu nhà ấy ắt làm nên nghiệp lớn…”.

Tại hương Diên Uẩn, tên phú hộ Hồng Kỳ biết chuyện, mưu tính nghiệp đế vương nên đã mang cốt cha hắn táng ở gò Rồng Ấp. Nhưng muốn chắc ăn, khi biết bà Ngà đang mang thai thiên tử nên đã cùng với vợ con nhiều lần mưu hại bà. May mắn, cùng với sự đùm bọc của dân làng và nhà sư Vạn Hạnh, bà Ngà đã vượt qua những mưu hèn kế bẩn này, bảo vệ được đứa bé trong bụng. Tuy nhiên, khi khai hoa nở nhụy, sức cùng lực kiệt, bà đã dũng cảm dùng mảnh sành tự rạch bụng để con trẻ được chào đời. Đứa trẻ mất mẹ được sư Khánh Văn đem về nuôi dạy, sau này lớn lên đã trở thành vị Hoàng Đế vang danh Lý Công Uẩn.

Vở quy tụ lực lượng nghệ sĩ của nhiều sân khấu

Đạo diễn Triệu Trung Kiên đã trổ khá nhiều mảng miếng để đem lại sắc màu riêng cho vở diễn này. Những cố gắng để tô đậm không khí huyền thoại nhờ vào trang trí mỹ thuật bảng lảng khói hương, lại như những vầng mây huyền ảo. Rồi sắc màu của những trang phục được đầu tư kỹ lưỡng và những cảnh đám đông... Những nét hài hước, hề hài của Cải lương cũng được đưa vào khá thích hợp để làm vở diễn thêm hấp dẫn. Đáng chú ý là cảnh lý giải sự thụ thai của bà Ngà khi nhà sư Vạn Hạnh xuất hiện. Nhà sư như bay lên, những cánh hoa đỏ thắm lặng rơi trên thân hình bà Ngà... Hay cách để cho bà Ngà có màn đau đẻ trên sàn diễn rất đậm chất kịch hát... Nhiều người làm nghề khi phân tích về vở cũng rất khích lệ dàn diễn viên của sân khấu Lệ Ngọc. Các vai chính Thị Ngà do NSND Lệ Ngọc đảm nhiệm, hay các nghệ sĩ Tùng Linh vai thiền sư Vạn Hạnh, Thanh Bình vai phú hộ Hồng Kỳ, Hương Thủy vai bà phú hộ Hồng Đào, Anh Đào vai Thị Nhài... đã diễn tròn vai. Người xem trầm trồ về vai diễn Thị Ngà do NSND Lệ Ngọc vốn ở tuổi lục tuần, , lại như được đánh dấu bởi các vai phản diện mang tính cách lẳng lơ, độc ác, âm trầm..., giờ hóa thân thành cô gái tuổi đôi mươi nhu mì, hiền thục. Cách diễn chắt lọc, tự nhiên của vai Thị Ngà giúp nghệ sĩ phát huy khả năng diễn đa dạng. Hay việc  tham gia của những em nhỏ trong vai Cậu ấm sứt hay Lý Công Uẩn hồi nhỏ cũng khiến khán giả thích thú, yêu mến...

NSND Lệ Ngọc trong vai bà Phạm Thị Ngà, nghệ sĩ Tùng Linh vai thiền sư Vạn Hạnh

Với một kịch bản không có nhiều xung đột, lại mang sẵn màu sắc huyền tích không dễ lý giải... những đóng góp của đội ngũ nghệ sĩ đã được đông đảo người xem đánh giá tốt. Tuy nhiên, trong đêm diễn tổng duyệt, sự quá dài của lời thoại, khiến nhiều lúc diễn viên phải diễn như đọc, hay việc có chút sa đà vào cái hài hước trong màn không chồng mà chửa của con gái phú hộ, rồi việc tại sao lại nhận định là Thị Ngà còn thì Ấm Sứt phải chết... có phần hơi kiên cưỡng. Hay nhỏ như chi tiết để nhà sư bay lên nhờ vào chiếc móc phía sau nhưng lại bị xoay, lộ ra chiếc móc không được mỹ thuật lắm. Rồi con rồng màu sắc chủ đạo không phải màu vàng mà lại là màu xanh hơi chói ngắt... Được biết, sau đó, tập thể nghệ sĩ cũng đã có nhiều sự sửa đổi, nhưng phần thoại vẫn chưa thật chắt lọc...

Đó chỉ là những mong muốn để tác phẩm thêm hoàn thiện trong bối cảnh một vở diễn với rất nhiều thành phần tổng hòa khá ổn thỏa. Đây cũng là những cố gắng lớn của cả một tập thể từ đạo diễn cho tới cả dàn diễn viên khá đông đảo. Mong rằng, qua những đêm diễn sau,sự ăn ý cùng tiết tấu, điều độ sân khấu ngày một tốt hơn sẽ cho công chúng thêm mãn nhãn với một tác phẩm mới của sân khấu Lệ Ngọc.

CAO NGỌC

Print

Hãy Đăng nhập hoặc Đăng ký đăng nhận xét.

Danh mục bài viết

«Tháng Ba 2024»
T2T3T4T5T6T7CN
26
27
28
29
1
2
3
4
5
6
7
8
9
10
11
12
13
14
15
16
17
18
19
2021222324
25262728293031
1234567

© BÁO VĂN HÓA ĐIỆN TỬ
Cơ quan chủ quản: Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch
Giấy phép Báo điện tử số: 422/GP-BTTTT cấp ngày 19.8.2016
Bản quyền thuộc về Báo Văn hóa. Mọi hành động sử dụng nội dung đăng tải trên Báo điện tử Văn hóa tại địa chỉ www.baovanhoa.vn phải có sự đồng ý bằng văn bản của Báo điện tử Văn hóa.
Liện hệ quảng cáo: 024.22415051

Tổng Biên tập:NGUYỄN ANH VŨ

Phó tổng Biên tập: PHAN THANH NAM

Phó tổng Biên tập: NGUYỄN VĂN MƯỜI

Tòa soạn: Số 33 ngõ 294/2 Kim Mã, phường Kim Mã, quận Ba Đình, TP Hà Nội
Điện thoại: 024.38220036 - FAX: 024.38229302
Email: baovanhoa@fpt.vn

Close 2024 Bản quyền thuộc về Báo Văn hóa
Back To Top