Menu
  1. Chính trị
  2. Văn hóa
  3. Nghệ thuật
  4. Giải trí
  5. Du lịch
  6. Thể thao
  7. Gia đình
  8. Kinh tế
  9. Ẩm thực
  10. Đời sống
  11. Nhịp sống số
  12. Pháp luật
  13. Thế giới

Chính trị

19 Tháng Ba 2024

Phát huy tài năng trẻ từ… người cao tuổi

Thứ Sáu 04/01/2019 | 09:49 GMT+7

VHO- Một cuộc hội thảo bàn về phát huy tài năng trẻ cho nghệ thuật nhưng tuyệt nhiên không hề có tiếng nói của họ và lãnh đạo những nhà hát, đơn vị nghệ thuật sân khấu nơi tạo môi trường và điều kiện để tài năng phát triển cũng mất hút...

 Hội thảo toàn những đại biểu đã ở độ tuổi cao, thiếu hẳn những người trẻ tham gia Sân khấu đang cần được thanh xuân hoá…

 Vì thế, cuộc hội thảo “Phát huy tài năng trẻ - Nghiên cứu trẻ trong sự nghiệp kế thừa và phát triển văn nghệ dân tộc hôm nay” do Hội Sân khấu Hà Nội và Hội Văn nghệ dân gian Hà Nội tổ chức mới đây trở thành điễn đàn của những hội người cao tuổi.

Ngại đến hội thảo vì sợ bị “sờ gáy”?

Đây không phải lần đầu Hội Sân khấu Hà Nội tổ chức hội thảo lại thiếu vắng lãnh đạo các nhà hát của Hà Nội. Dẫu vì lý do gì thì rõ ràng việc vắng mặt thường xuyên cho thấy điều gì đó không ổn. Phải chăng các nhà hát không coi trọng hội nghề nghiệp của mình, hay còn lý do nào khác ví như sợ đối diện với những lời nói có thể sẽ “đụng chạm” tới đơn vị mình?

Nhà biên kịch, đạo diễn Hoàng Thanh Du cho rằng, nên chăng đã đến lúc các cơ quan chủ quản các đơn vị nghệ thuật cần có quy chế quy định để chấm dứt cái cảnh giám đốc kiêm chỉ đạo nghệ thuật, đạo diễn hay tác giả… Ở các đơn vị có những vị kiêm nhiều vai trò “3 trong 1” này sẽ dẫn tới tác phẩm được lựa chọn dựa theo chủ quan của những cá nhân vì thế khó có thể mang lại chất lượng. Với tư duy dàn dựng theo kiểu “ê kíp”, nhóm lợi ích đã dẫn tới sân khấu Hà Nội đang bị già hoá khi ê kíp sáng tạo vở từ tác giả, đạo diễn dưới 50 tuổi rất hiếm có cơ hội được lọt vào mắt xanh của các nhà hát.

U50 vẫn được coi là trẻ?

Việc dàn dựng vở, lựa chọn ê kíp sáng tạo không ưu tiên tài năng trẻ bởi lợi ích nhóm đã dẫn tới hiện trạng hẫng hụt người trẻ đối với sân khấu cả nước nói chung, Hà Nội nói riêng. Chỉ nhìn qua chương trình nghệ thuật của nhiều đơn vị nghệ thuật sân khấu hiện nay đã thấy sự thiếu hụt người trẻ nghiêm trọng đến mức nào. Thậm chí, để né tránh việc sử dụng kịch bản hiện đại của tác giả trẻ, nhiều đơn vị sử dụng những kịch bản cũ hoặc chuyển thể từ tiểu thuyết sang sân khấu để dàn dựng cho tiện, cho nhanh.

Nhà viết kịch Giang Thanh Phong chia sẻ: “Đã nhiều năm nay, Hội Nghệ sĩ Sân khấu VN dày công tìm tòi, bồi dưỡng các tác giả trẻ. Gọi là trẻ nhưng cũng đã từ hơn 40 - 50 tuổi. Trại sáng tác gần đây vào tháng 11.2018 có 6 tác giả trẻ, ít nhất đã 50 tuổi, còn lại tác giả đã hưởng lương hưu”. Không chỉ có đội ngũ tác giả, đạo diễn, việc tìm kiếm nhân lực trẻ cho ngành văn hóa nghệ thuật, đặc biệt là sân khấu truyền thống vẫn rất khó khăn.

NSND Thanh Trầm, Chủ tịch Hội Sân khấu Hà Nội chia sẻ: “Khó có thể thu hút tài năng trẻ dấn thân vào con đường làm nghệ thuật khi mà bản thân sân khấu không thể giúp họ đủ trang trải cho cuộc sống hằng ngày, khi nỗi lo cơm áo gạo tiền đè nặng…”. NSND Thanh Trầm cho biết giới văn nghệ sĩ ở lĩnh vực nghệ thuật truyền thống rất mừng khi nhiều đề án được đưa ra để triển khai như Đề án bảo tồn và phát huy nghệ thuật biểu diễn truyền thống; Quy hoạch tổng thể phát triển nghệ thuật biểu diễn năm 2020, định hướng 2030; Đào tạo bồi dưỡng nhân lực văn hóa nghệ thuật ở nước ngoài đến năm 2030… Tuy nhiên những đề án này theo thời gian vẫn chưa cho thấy dấu hiệu khởi sắc.

Có thể nhìn thấy rất rõ nhiều lỗ hổng về người trẻ, chưa nói là tài năng ở nhiều thành phần sáng tạo trong nghệ thuật truyền thống như sự hẫng hụt thiếu vắng lực lượng tác giả, đạo diễn trẻ cho sân khấu tuồng, chèo, cải lương… Để giải quyết về vấn đề phát huy tài năng trẻ không chỉ trong khuôn khổ của một cuộc hội thảo, giới sân khấu đang trông chờ vào sự đổi mới ngay từ những chủ trương, chính sách trong đào tạo, cơ chế đặc thù cho tài năng…

Vấn đề trước mắt đặt ra hiện nay đối với các đơn vị nghệ thuật của Hà Nội nói riêng, sân khấu cả nước nói chung đó là làm sao tạo cơ hội cho những người trẻ tham gia vào thành phần sáng tạo, diễn xuất. Chắc chắn sự “mở cửa” cho người trẻ sẽ mang lại một sinh khí mới thế chân cho một sân khấu đang ngày càng bị già hoá, cũ kĩ. 

THUÝ HIỀN

Print

Hãy Đăng nhập hoặc Đăng ký đăng nhận xét.

Danh mục bài viết

«Tháng Ba 2024»
T2T3T4T5T6T7CN
26
27
28
29
1
2
3
4
5
6
7
8
9
10
11
12
13
14
15
16
17
18
192021222324
25262728293031
1234567

© BÁO VĂN HÓA ĐIỆN TỬ
Cơ quan chủ quản: Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch
Giấy phép Báo điện tử số: 422/GP-BTTTT cấp ngày 19.8.2016
Bản quyền thuộc về Báo Văn hóa. Mọi hành động sử dụng nội dung đăng tải trên Báo điện tử Văn hóa tại địa chỉ www.baovanhoa.vn phải có sự đồng ý bằng văn bản của Báo điện tử Văn hóa.
Liện hệ quảng cáo: 024.22415051

Tổng Biên tập:NGUYỄN ANH VŨ

Phó tổng Biên tập: PHAN THANH NAM

Phó tổng Biên tập: NGUYỄN VĂN MƯỜI

Tòa soạn: Số 33 ngõ 294/2 Kim Mã, phường Kim Mã, quận Ba Đình, TP Hà Nội
Điện thoại: 024.38220036 - FAX: 024.38229302
Email: baovanhoa@fpt.vn

Close 2024 Bản quyền thuộc về Báo Văn hóa
Back To Top