Tổng kết Phong trào TDĐKXDĐSVH giai đoạn 2000-2018: Để phong trào như những ngày đầu

VH- Sáng 21.9, Ban chỉ đạo TƯ Phong trào Toàn dân đoàn kết xây dựng đời sống văn hóa (TDĐKXDĐSVH) đã tổ chức Hội nghị Tổng kết Phong trào TDĐKXDĐSVH giai đoạn 2000-2018. Dự và chủ trì Hội nghị tại đầu cầu Hà Nội có Thủ tướng Chính phủ Nguyễn Xuân Phúc.

Tổng kết Phong trào TDĐKXDĐSVH giai đoạn 2000-2018: Để phong trào như những ngày đầu - Anh 1

Tổng kết Phong trào TDĐKXDĐSVH giai đoạn 2000-2018: Để phong trào như những ngày đầu - Anh 2

Tổng kết Phong trào TDĐKXDĐSVH giai đoạn 2000-2018: Để phong trào như những ngày đầu - Anh 3

 Thủ tướng Chính phủ Nguyễn Xuân Phúc phát biểu Kết luận Hội nghị

Cùng dự Hội nghị tại đầu cầu Hà Nội có Phó Thủ tướng Vũ Đức Đam, Trưởng BCĐ TƯ Phong trào TDĐKXDĐSVH; Bộ trưởng Bộ VHTTDL Nguyễn Ngọc Thiện, Phó Trưởng BCĐ TƯ Phong trào TDĐKXDĐSVH;  các thành viên BCĐ TƯ về phong trào TDĐKXDĐSVH; Hội đồng dân tộc của Quốc hội; Các Ủy ban Văn hóa, Giáo dục, Thanh niên, Thiếu niên và Nhi đồng của Quốc hội, Pháp luật của Quốc hội, Các Vấn đề xã hội của Quốc hội, Tư pháp của Quốc hội…

Tổng kết Phong trào TDĐKXDĐSVH giai đoạn 2000-2018: Để phong trào như những ngày đầu - Anh 4

 Phó Thủ tướng Vũ Đức Đam, Trưởng Ban Chỉ đạo Trung ương phát biểu khai mạc Hội nghị

Khơi dậy cái thiện, đấu tranh với cái xấu
Phát biểu tại Hội nghị, Phó Thủ tướng Vũ Đức Đam nhấn mạnh tầm quan trọng của Phong trào TDĐKXDĐSVH trong sự nghiệp xây dựng, phát triển văn hóa, con người Việt Nam, nhất là trong bối cảnh nhiều nguy cơ hiện hữu có thể làm mất đi những giá trị văn hoá, đạo đức tốt đẹp của dân tộc.
Theo Phó Thủ tướng, ngay từ khi mới giành được độc lập vào năm 1945, khi Chính quyền cách mạng còn rất non trẻ, Bác Hồ đã chủ trương phát động phong trào xây dựng đời sống mới thông qua việc thành lập Ủy ban vận động đời sống mới TƯ vào năm 1946 và ra đời tác phẩm “Đời sống mới” dưới bút danh Tân Sinh năm 1947 để hướng dẫn toàn dân thực hiện. Ngay trong lời tựa của tác phẩm, Bác đã viết “Thực hành đời sống mới là một điều cần kíp cho công cuộc cứu quốc và kiến quốc”.
Theo Người, “Thực hành đời sống mới là Cần, Kiệm, Liêm, Chính”. Đời sống mới, đạo đức mới không phải là gạt bỏ mọi cái cũ mà phải phát huy những tinh hoa về truyền thống yêu nước, cần cù lao động, đoàn kết chống giặc ngoại xâm, tương thân, tương ái, lá lành đùm lá rách...

Tổng kết Phong trào TDĐKXDĐSVH giai đoạn 2000-2018: Để phong trào như những ngày đầu - Anh 5

Tổng kết Phong trào TDĐKXDĐSVH giai đoạn 2000-2018: Để phong trào như những ngày đầu - Anh 6

 Bộ trưởng Bộ VHTTDL Nguyễn Ngọc Thiện điều hành tham luận tại Hội nghị

Bước vào thời kỳ đổi mới, đáp ứng yêu cầu xây dựng và phát triển nền văn hoá trong điều kiện Việt Nam xây dựng nền kinh tế thị trường định hướng XHCN và hội nhập quốc tế, năm 1998, tại Hội nghị lần thứ 5, Ban Chấp hành TƯ Đảng khóa VIII đã ban hành Nghị quyết về “Xây dựng và phát triển nền văn hóa Việt Nam tiên tiến, đậm đà bản sắc dân tộc”. Nghị quyết xác định: Sự nghiệp xây dựng và phát triển văn hóa là sự nghiệp của toàn dân, cần các giải pháp vừa cơ bản, lâu dài, vừa cấp bách, thường xuyên, mang tính đột phá và phát huy sức mạnh đại đoàn kết dân tộc, gắn chặt các phong trào thi đua yêu nước với Phong trào TDĐKXDĐSVH .
“Nói cách khác, phong trào TDĐKXDĐSVH  là một giải pháp quan trọng để xây dựng văn hóa ngay từ cơ sở, từng người, gia đình, làng, xã, đơn vị văn hóa đến môi trường văn hóa, và có vai trò kết nối nhiều phong trào, từ xóa đói giảm nghèo, người tốt, việc tốt, bảo vệ an ninh Tổ quốc, đền ơn đáp nghĩa, văn nghệ quần chúng đến rèn luyện thân thể theo gương Bác Hồ vĩ đại ...”, Phó Thủ tướng Vũ Đức Đam khẳng định.
Ngày 23.12.1999, Thủ tướng Chính phủ đã thành lập BCĐ Phong trào TDĐKXDĐSVH. Ngày 21.4.2000 tại tỉnh Quảng Nam, Ban Chỉ đạo TƯ Phong trào TDĐKXDĐSVH đã ra mắt và phát động triển khai thực hiện trong cả nước. Những năm qua, phong trào TDĐKXDĐSVH đã trở thành một phong trào rộng lớn của quần chúng, thấm sâu vào các lĩnh vực của đời sống xã hội, góp phần nêu gương người tốt việc tốt, khơi dậy cái thiện, đấu tranh với cái xấu, cái ác, nâng cao đời sống tinh thần, vật chất của người dân.

Tổng kết Phong trào TDĐKXDĐSVH giai đoạn 2000-2018: Để phong trào như những ngày đầu - Anh 7

Thứ trưởng Trịnh Thị Thủy Báo cáo tại Hội nghị

Thẳng thắn chỉ ra những vướng mắc
Phó Thủ tướng lưu ý, cần nhìn thẳng vào thực tế cuộc sống đang có nhiều biểu hiện tiêu cực, tệ nạn xã hội có chiều hướng gia tăng, đạo đức xã hội có nhiều biểu hiện xuống cấp, rất dễ nhận thấy trong mọi lĩnh vực. Đặc biệt là các danh hiệu gia đình văn hóa, làng văn hóa, cơ quan văn hóa ở nhiều nơi còn hình thức. Các phong trào liên quan xây dựng văn hóa ở nông thôn cũng mới chủ yếu chú ý đầu tư xây dựng, chưa quan tâm tới căn cốt là văn hóa.
“Điều đó có thể nói phong trào TDĐKXDĐSVH ngày hôm nay không còn duy trì được sự hứng khởi, sự lan toả và tính thiết thực như những năm đầu, đáp ứng cho được, cho kịp yêu cầu phát triển cảu kinh tế, xã hội…”, Phó Thủ tướng nhấn mạnh.
Theo Phó Thủ tướng, Hội nghị Tổng kết Phong trào TDĐKXDĐSVH giai đoạn 2000-2018 được tổ chức nhằm đánh giá về chặng đường đã qua, và nhất là xác định mục tiêu, nội dung và giải pháp trong thời gian tới để Phong trào thực sự được tiếp thêm sức mạnh, có sức lan toả và khơi dậy sự hứng khởi trong toàn xã hội như những ngày đầu. “Phải chăng như đã đánh giá, nhiều phong trào, danh hiệu đã dần trở thành  hành chính hoá, hình thức hoá và chúng ta nhất thiết phải đổi mới không chỉ tiêu chí mà còn là cách đánh giá, cách thể hiện sao cho đơn giản, dễ hiểu và có chiều sâu.

Tổng kết Phong trào TDĐKXDĐSVH giai đoạn 2000-2018: Để phong trào như những ngày đầu - Anh 8

 Đại diện Ủy ban Trung ương Mặt trận Tổ quốc Việt Nam đọc tham luận tại Hội nghị 

Tổng kết Phong trào TDĐKXDĐSVH giai đoạn 2000-2018: Để phong trào như những ngày đầu - Anh 9

 Đại diện Tổng Lien đoàn Lao động tham luận tại Hội nghị

Tổng kết Phong trào TDĐKXDĐSVH giai đoạn 2000-2018: Để phong trào như những ngày đầu - Anh 10

 Đại diện Ban Chỉ đạo Phong trào thành phố Hà Nội tham luận tại Hội nghị 

Tổng kết Phong trào TDĐKXDĐSVH giai đoạn 2000-2018: Để phong trào như những ngày đầu - Anh 11

NSND Lan Hương tham luận tại Hội nghị 

Tổng kết Phong trào TDĐKXDĐSVH giai đoạn 2000-2018: Để phong trào như những ngày đầu - Anh 12

 NSND, Đại tá Quốc Trị tham luận tại Hội nghị 

Chúng ta cũng cần thẳng thắn chỉ ra những khó khăn, vướng mắc từ xây dựng cơ sở, chính sách pháp luật cho đến cơ chế phối hợp giữa các cơ quan Đảng, chính quyền, Mặt trận tổ quốc và các đoàn thể. Bên cạnh đó là vấn đề con người, nguồn lực, kể cả chế độ cho cán bộ làm công tác này ở cơ sở…”, Phó Thủ tướng nhấn mạnh.
Theo báo cáo tại Hội nghị do Thứ trưởng Bộ VHTTDL Trịnh Thị Thủy trình bày, 18 năm qua, Phong trào đã đạt được nhiều kết quả quan trọng.  Theo đó, đã tạo nên sự lan tỏa, thẩm thấu vào các mặt của đời sống xã hội, xác định mục đích, ý nghĩa xây dựng đời sống văn hóa trong chiến lược xây dựng văn hóa, con người Việt Nam đáp ứng yêu cầu phát triển bền vững đất nước.
Đã tạo ra phong trào thi đua rộng khắp, từ gia đình, làng, xã đến các cấp, các ngành; nhiều giá trị văn hóa truyền thống được bảo tồn, phát huy; hương ước, quy ước của làng, xã được thực hiện nghiêm túc, xuất hiện nhiều tấm gương, điển hình tiêu biểu trong việc xây dựng Gia đình, Dòng họ văn hóa, khu dân cư văn hóa. 
Việc cưới, việc tang đã có chuyển biến tích cực; tình trạng tảo hôn, ép hôn giảm đáng kể, các tập tục không còn phù hợp đã dần được điều chỉnh. Công tác quản lý và tổ chức lễ hội chuyển biến tích cực, từng bước đi vào nề nếp. Thông qua các hoạt động của Phong trào, nhiều mô hình tự quản tại các khu dân cư đã phát huy hiệu quả tích cực, góp phần xây dựng, đảm bảo trật tự an toàn xã hội…

Tổng kết Phong trào TDĐKXDĐSVH giai đoạn 2000-2018: Để phong trào như những ngày đầu - Anh 13

 Đại diện Dòng họ tại xã Đại Nghĩa, huyện Đại Lộc, tỉnh Quảng Nam tham luận tại Hội nghị 

Tổng kết Phong trào TDĐKXDĐSVH giai đoạn 2000-2018: Để phong trào như những ngày đầu - Anh 14

 Một số điểm cầu trực tuyến

Bên cạnh những kết quả đạt được, Phong trào vẫn còn bộc lộ một số hạn chế, bất cập như: sự phát triển chưa đồng đều giữa các khu vực, vùng miền; chất lượng các phong trào cụ thể còn nhiều yếu kém, nhiều nội dung văn hóa chưa thực hiện đầy đủ, kết quả đạt được chưa vững chắc, thiên về bề nổi, hình thức, thiếu chiều sâu và chất lượng.
 Việc xét công nhận các danh hiệu văn hóa chưa chặt chẽ; thiếu công khai, dân chủ; chưa bám sát tiêu chuẩn. Thay vì nỗ lực từng gia đình, từng khu dân cư chung tay góp sức xây dựng gia đình văn hóa, khu dân cư văn hóa đạt được các tiêu chuẩn một cách thực chất thì còn làm quan liêu, đại khái, làm đẹp các con số, báo cáo không khách quan, đầy đủ, chạy theo thành tích; Các quy định về nếp sống văn minh trong việc cưới, việc tang và lễ hội tuy đã được triển khai nhưng chưa được thực hiện nghiêm, dẫn đến tình trạng lãng phí trong các đám cưới, đám tang; xây cất mồ mả khoa trương, tốn kém, lợi dụng lễ hội để trục lợi; Hệ thống thiết chế văn hóa, thể thao ở cơ sở nhiều nơi chưa được đầu tư cơ sở vật chất, chưa tổ chức, khai thác, phát huy hiệu quả; nội dung, phương thức hoạt động còn nghèo nàn…

Tổng kết Phong trào TDĐKXDĐSVH giai đoạn 2000-2018: Để phong trào như những ngày đầu - Anh 15

 Thủ tướng Chính phủ Nguyễn Xuân Phúc chụp ảnh lưu niệm với các Đại biểu

Tổng kết Phong trào TDĐKXDĐSVH giai đoạn 2000-2018: Để phong trào như những ngày đầu - Anh 16

Tổng kết Phong trào TDĐKXDĐSVH giai đoạn 2000-2018: Để phong trào như những ngày đầu - Anh 17

 Thủ tướng Chính phủ Nguyễn Xuân Phúc cùng các Đại biểu xem khu vực trưng bầy ảnh của phong trào

Tổng kết Phong trào TDĐKXDĐSVH giai đoạn 2000-2018: Để phong trào như những ngày đầu - Anh 18

Tổng kết Phong trào TDĐKXDĐSVH giai đoạn 2000-2018: Để phong trào như những ngày đầu - Anh 19

 Toàn cảnh Hội nghị

Báo cáo cũng nêu rõ những giải pháp trọng tâm trong thời gian tới gồm:  Xây dựng, hoàn thiện hệ thống pháp luật đối với việc bình xét, khen tặng các danh hiệu thi đua và tăng cường biện pháp triển khai thực hiện; Đẩy mạnh tuyên truyền, nâng cao nhận thức của cơ quan nhà nước và mọi tầng lớp nhân dân về ý nghĩa của phong trào; chủ động đôn đốc, kiểm tra, phát hiện và kịp thời chấn chỉnh các hạn chế trong quá trình thực hiện; Chỉ đạo các cơ quan thành viên BCĐ chủ động, tích cực huy động được sự phối hợp của địa phương và quần chúng nhân dân đối với các nội dung hoạt động của phong trào, nhất là phong trào văn hóa văn nghệ ở cơ sở; huy động quần chúng nhân dân đồng thuận; Xây dựng cơ chế hoạt động của các thiết chế văn hóa. Đảm bảo kinh phí hoạt động của BCĐ, kinh phí xây dựng và duy trì hoạt động của các thiết chế văn hóa.
Xác định “Gia đình là tế bào của xã hội”, mục tiêu lớn là xây dựng gia đình văn hóa, tích cực triển khai thực hiện đồng bộ các giải pháp nêu trên. Theo Thứ trưởng Trịnh Thị Thủy, Nghị định số 122/2018/NĐ-CP vừa được Chính phủ ban hành ngày 17. 9.2018 quy định về xét tặng danh hiệu “Gia đình văn hóa”; “Thôn văn hóa”, “Làng văn hóa”,  “Ấp văn hóa”, “Bản văn hóa”, “Tổ dân phố văn hóa”  là một giải pháp quan trọng nhằm đưa việc bình xét, khen tặng và  tôn vinh các danh hiệu văn hóa đạt hiệu quả và chất lượng. Tại Hội nghị, lãnh đạo Bộ VHTTDL đã một giành thời lượng  để quán triệt nội dung Nghị định này.
11 ý kiến tham luận, ý kiến đã phản ánh toàn diện mọi góc nhìn trong công tác xây dựng phong trào  thời gian qua, bên cạnh đó đưa ra nhiều kiến nghị, định hướng cho thời gian tới.
Thủ tướng Nguyễn Xuân Phúc đã có bài phát biểu quan trọng tại Hội nghị. Báo Văn Hoá sẽ tiếp tục cập nhật.

Phương Anh; ảnh: Trần Huấn

Ý kiến bạn đọc