Bún đũa Nam Định

VHO- Bún Đũa Nam Định – một món ăn dân dã lâu đời mà từ người già tới trẻ nhỏ ở Nam Định không ai là không biết tới. Điều gì ở món ăn trứ danh đất thành Nam lại có thể chinh phục được cả những vị khách sành ăn khó tính nhất?

Bún đũa Nam Định - Anh 1

Khi nhắc đến tên món ăn này thì du khách sẽ tưởng tượng ra ngay bún to giống hình cái đũa. Thật không sai khi món ăn này khác biệt với những món bún khác. Sợi bún thành Nam to bằng đầu đũa, trắng, mềm nhưng không nhũn mà rất chắc sợi.

Du khách thưởng thức bát bún với những sợi bún trắng, to cùng với nước dùng vị đậm đà, thanh thanh với những mảng gạch cua, điểm thêm là một ít cọng giá và rau sống. Một bát bún dậy mùi thơm của nước dùng kèm chút ít ớt khô rắc lên trên sẽ dễ dàng khiến du khách tan chảy dần dần vì món ăn lạ lẫm này.  

Gần giống như bánh canh ở miền Nam nhưng bún đũa Nam Định có sự khác biệt không thể lẫn: sợi bún to cỡ đầu đũa, mềm nhưng săn chắc chứ không hề nhũn.

- Bún đũa kết hợp với riêu cua có vị ngọt đậm, nước dùng hơi chua, thơm dậy mùi của cua đồng.

- Nồi riêu cua bao giờ cũng vàng, màu mỡ phi hành và chút gạch cua khêu từ mai cua, nó óng ánh, hấp dẫn, thơm tho, béo ngậy. Mặt nồi riêu bao giờ cũng nổi chìm lập lờ từng mảng gạch cua, mới trông đã thấy xôm xốp, ngọt ngào.

- Món bún đũa riêu cua luôn được ăn kèm với rau, mùa nào rau đấy có thể rau muống, rau cải, rau kinh giới, tía tô, rau mùi ta, rau húng láng, rau ngổ ba lá xanh rờn…và thậm chí có thể thêm vài cây giá sống… đến mùa rau rút thì thêm vài cọng để tăng thêm hương vị cho bát bún.

Thưởng thức một bát bún đang bốc khói với những sợi bún trắng to, nổi bật trên những những mảng gạch cua hồng hồng, một ít màu trắng của cọng giá và màu xanh của rau, húp một ít nước béo đậm đà kèm theo chút gia vị ớt khô chưng mỡ sẽ ngon dần đến rân rân cảm giác vô cùng thú vị.

Sẽ thật thiếu sót nếu ăn Bún đũa mà không kết hợp thêm màu xanh của các loại rau. Từ rau muống, rau cần, rau cải. Hay tới mùa thì có thể thêm vài cọng rau rút để tăng thêm sự thơm ngon cho bát bún. Bún đũa cũng được ăn kèm với 1 số loại gia vị rau sống như xà lách, kinh giới , tía tô và giá đỗ…

Tuy rằng cách chế biến không hề cầu kỳ, mỗi hàng quán đểu có cách nêm nếm riêng. Nhưng lại không làm mất đi hương vị đặc biệt “trong chua có ngọt” của món Bún Đũa. Theo như những người từng trải nghề thì đây là bí quyết nấu gia truyền.

Bún đũa Nam Định - Anh 2

Về với Nam Định chúng ta có thể tới quán “Bún Đũa bà Bảy” đối diện với chợ Hoàng Ngân. Bún đũa 134 Trường Chinh hay Minh Khai để thưởng thức món ăn danh tiếng này. Ngoài ra dạo quanh các khu chợ Rồng, chợ Ngõ Ngang tầm trưa. Hay khoảng xế chiều bạn cũng có thể tìm được nơi bán bún đũa.

 Một bát bún nóng hổi ăn đúng lúc đói là điều tuyệt vời nhất. Nổi trên sợi bún trắng to to là màu vàng hồng của cua đồng quyện vào trong nước dùng chua thanh. Món bún đũa gây “nghiện” với bất cứ ai lần đầu thưởng thức.

Dễ nấu, dễ ăn, canh bún bình dân nóng hổi, nước dùng ngọt, đậm đà là món ăn khoái khẩu của nhiều người.

Nếu ai chưa có dịp đến Nam Định thẩm món này. Các bạn cũng có thể chế biến ở nhà nhé. 

Nguyên liệu:

- 100 gr tôm khô

- 200 gr thịt heo xay

- 150 gr cua hộp (có cua tươi càng tốt)

- 3 quả cà chua thái múi

- 1 hủ gạch cua

- 2 quả trứng gà

- Đậu phụ chiên

- 1 củ hành tây

- 2 lít nước xương gà

- Rau muống (mình không mua được rau muống nên thay cải bẹ xanh)

- Gia vị: Mắm tôm, hành tím băm, hành lá, nước mắm, tiêu, bột nêm ớt, đường... bún tươi sợi to hay bún khô luộc chín.

Ghi chú: Nếu bạn mua cua tươi thì không cần gạch cua. Bạn có thể dùng thêm cà chua cho màu nước dùng hấp dẫn hơn.

Bún đũa Nam Định - Anh 3

Thực hiện:

Bước 1: Tôm khô rửa sạch, sau đó ngân với 500 ml nước ấm, để 30 phút cho tôm mềm. Vớt tôm ra cho vào máy xay nhuyễn. Nước ngâm tôm giữ lại dùng nấu nước lèo.

Bước 2: Tôm khô xay nhuyễn, thịt, cua và trứng gà cho hết bào 1 cái âu to. Nêm vào 1 muỗng cà phê tiêu, 1 muỗng cà phê bột nêm, 1,5 muỗng cà phê đường, 2 muỗng cà phê mắm tôm trộn đều.

Bước 3: Bắc chảo lên bếp, cho vào 1 muỗng canh dầu, dầu nóng cho hành tím vào xào thơm, sau đó cho cà chua vào xào với lửa vừa khoảng 2 phút. Tiếp theo cho gạch cua vào xào chung, nêm vào 1 chút xíu muối và cà chua lên màu đẹp.

Bước 4: Nước xương gà, nước ngâm tôm, hành tây, 1 cục đường phèn nhỏ cho vào nồi bắt lên bếp nấu sôi với lửa vừa. Khi nước sôi, múc từng muỗng thịt cua cho vào (to nhỏ là tùy bạn)/ Khi các miếng thịt cua nổi lên bạn cho đậu hũ vào nấu thêm 5 phút.

Cuối cùng cho nồi gạch cua - cà chua vào nấu thêm vài phút nữa. Nêm nếm lại cho vừa ăn là tắt bếp. Nhớ trong khi nấu thì phải hớt hết bột dơ cho nước trong và ngon.

Bước 5: Nấu 1 nồi nước sôi, cho vào nồi 1 muỗng cà phê muối. Nước sôi cho rau vào luộc. Khi rau chín vớt ra cho vào thau nước đá lạnh. Cách này làm rau có màu xanh đẹp và giòn hơn.

Trình bày: Cho bún ra tô, múc nước dùng và nhân cho vào. Để một ít rau một bên.

Nam Định là vùng đất bảo lưu nhiều di sản văn hóa vật thể, phi vật thể. Về vùng đất này, ngoài được chiêm ngưỡng các di tích, danh thắng nổi tiếng, du khách hãy nhớ thưởng thức hương vị ẩm thực đường phố dân dã từ bún đũa nhé. 

LÊ THÚY HẰNG

Ý kiến bạn đọc