Menu
  1. Chính trị
  2. Văn hóa
  3. Nghệ thuật
  4. Giải trí
  5. Du lịch
  6. Thể thao
  7. Gia đình
  8. Kinh tế
  9. Ẩm thực
  10. Đời sống
  11. Nhịp sống số
  12. Pháp luật
  13. Thế giới

29 Tháng Ba 2024

Hàng giả, hàng lậu dịp cuối năm: Nhiều chiêu trò tinh vi

Thứ Tư 01/12/2021 | 07:53 GMT+7

VHO- “Đến hẹn lại lên”, vào cuối năm và dịp gần Tết Nguyên đán, hoạt động buôn lậu, buôn bán hàng giả, gian lận thương mại trên thị trường các tỉnh, thành trong cả nước lại tăng cao và có nhiều diễn biến phức tạp, gây khó khăn trong công tác kiểm tra, kiểm soát.

 Lực lượng QLTT Hà Nội kiểm tra tại một siêu thị

 Tổng cục Quản lý thị trường xác định các cửa khẩu trên cả nước là địa bàn trọng điểm để ngăn chặn tình trạng trên.

Sn xut ngay trong ni địa

Trước đây hàng giả, hàng nhái đều có nguồn gốc xuất xứ từ nước ngoài nhập lậu về Việt Nam qua các cửa khẩu cũng như đường tiểu ngạch thì nay một phần được sản xuất tại chính trong nội địa. Các đối tượng kinh doanh đã lợi dụng chính sách hải quan thông thoáng theo xu thế hội nhập kinh tế quốc tế để gian lận thương mại dưới nhiều hình thức như nhập lậu hàng hóa qua các cửa khẩu kê khai hải quan, áp giá mã hàng sai… Bên cạnh đó các đối tượng cũng lợi dụng sự phát triển của hoạt động thương mại điện tử, các kho hàng của bưu chính để tàng trữ, kinh doanh hàng giả nhãn mác, xuất xứ, hàng kém chất lượng để lừa bán cho người tiêu dùng. Đồng thời, để trốn tránh sự kiểm tra, kiểm soát của lực lượng chức năng, những đường dây buôn lậu thường xuyên thay đổi cung đường, tuyến đường, thời gian, địa điểm giao nhận hàng…

Với những đối tượng sản xuất hàng giả ngay trong thị trường nội địa, không chỉ các mặt hàng mang thương hiệu nổi tiếng quốc tế bị làm giả mà ngay cả những mặt hàng được tiêu thụ tốt do doanh nghiệp trong nước sản xuất cũng bị làm giả. Bên cạnh đó một số mặt hàng có hạn sử dụng như thuốc men, thực phẩm quá hạn cũng bị các đối tượng này thu gom rồi tẩy xóa, sửa lại hạn sử dụng rồi đem về thị trường tại các vùng nông thôn tiêu thụ, gây ảnh hưởng nghiêm trọng tới sức khỏe của người dân.

Theo đại úy Nguyễn Thanh Hải, Phòng Cảnh sát kinh tế, Công an thành phố Hà Nội: “Các đối tượng buôn lậu, làm hàng giả, hàng nhái thường hoạt động theo đường dây với sự tham gia của nhiều chân rết ở các tỉnh thành khác nhau, thậm chí cả người nước ngoài nên việc xác minh lý lịch để lập chuyên án đấu tranh gặp rất nhiều khó khăn. Cùng với đó các hoạt động này thường diễn ra liên tỉnh trong khi việc phối hợp giữa các đơn vị, địa phương còn nhiều hạn chế nên nhiều vụ mặc dù đã xác định được nhưng đến phút cuối lại bị lộ thông tin dẫn đến việc các đối tượng thay đổi kế hoạch, bỏ trốn ảnh hưởng đến quá trình phá án”. Lý giải về việc thường các vụ buôn lậu chỉ bị phát hiện trong quá trình vận chuyển, tập kết hàng hóa chứ không có những chuyên án khám phá, bóc dỡ đường dây, đại úy Hải cũng thẳng thắn chỉ ra việc một số văn bản pháp luật trong lĩnh vực này còn thiếu đồng bộ, chồng chéo, chế tài không rõ ràng nên khó áp dụng trong quá trình phát hiện, điều tra và bắt giữ. Bên cạnh đó công tác nhận định, dự báo, đánh giá tình hình thị trường, công tác trao đổi thông tin giữa các đơn vị, địa phương chưa có sự phối hợp đồng bộ, quyết liệt và kịp thời.

Kiên quyết ngăn chn

Để phòng chống, ngăn chặn tình trạng hàng lậu, hàng giả xuất hiện ồ ạt trên thị trường dịp cuối năm, Tổng cục Quản lý thị trường đã xác định địa bàn trọng điểm để kiểm tra, kiểm soát là khu vực các cửa khẩu trên cả nước.

Theo đó tại kế hoạch về cao điểm chống buôn lậu, gian lận thương mại và hàng giả dịp trước, trong và sau Tết Nguyên đán 2022, Cục QLTT phía Bắc sẽ tập trung cửa khẩu Tân Thanh, Hữu Nghị (Lạng Sơn), cửa khẩu Kim Thành, chợ Cốc Lếu (Lào Cai), thành phố Móng Cái (tỉnh Quảng Ninh)… với các mặt hàng trọng điểm như pháo nổ, hàng thời trang, mỹ phẩm và các loại đồ uống. Ở các cửa khẩu tuyến biên giới miền Trung như cửa khẩu Cầu Treo (Hà Tĩnh), cửa khẩu Lao Bảo, chợ Đông Hà (Quảng Trị), lực lượng quản lý thị trường sẽ tập trung kiểm tra các mặt hàng trọng điểm như đồ điện tử, điện lạnh đã qua sử dụng, nước giải khát. Lực lượng Quản lý thị trường tuyến biên giới Tây Nam sẽ tập trung vào khu vực cửa khẩu Mộc Bài (Tây Ninh), cửa khẩu Tịnh Biên (An Giang )… với các mặt hàng như thuốc lá, xăng dầu, thuốc bảo vệ thực vật… Cùng với đó các lực lượng Quản lý thị trường trong cả nước cũng sẽ tăng cường công tác kiểm tra, kiểm soát hàng hóa tại các trung tâm thương mại, chợ đầu mối, chợ dân sinh và các tuyến phố buôn bán sầm uất.

Việc kiểm tra và xử phạt với các vụ buôn bán, sản xuất hàng lậu, hàng giả chỉ là phần ngọn và nếu không có những biện pháp quyết liệt hơn thì không thể giải quyết triệt để được vấn nạn này. Do đó công tác phòng, chống hàng giả, hàng nhái không chỉ là nhiệm vụ của lực lượng chức năng mà còn là trách nhiệm của tất cả các cá nhân, đơn vị, tổ chức tham gia vào thị trường và tiêu dùng. Việc chủ động tố giác các hành vi vi phạm khi phát hiện ra cũng là cách để người tiêu dùng bảo vệ mình cũng như những người tiêu dùng khác và những nhà sản xuất, kinh doanh chân chính. 

 THANH BO

Print

Danh mục tin bài

«Tháng Ba 2024»
T2T3T4T5T6T7CN
26
27
28
29
1
2
3
4
5
6
7
8
9
10
11
12
13
14
15
16
17
18
19
20
21
22
23
24
25
26
27
28
29
3031
1234567

© BÁO VĂN HÓA ĐIỆN TỬ
Cơ quan chủ quản: Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch
Giấy phép Báo điện tử số: 422/GP-BTTTT cấp ngày 19.8.2016
Bản quyền thuộc về Báo Văn hóa. Mọi hành động sử dụng nội dung đăng tải trên Báo điện tử Văn hóa tại địa chỉ www.baovanhoa.vn phải có sự đồng ý bằng văn bản của Báo điện tử Văn hóa.
Liên hệ quảng cáo: 024.8220036

Tổng Biên tập: NGUYỄN ANH VŨ

Phó tổng Biên tập: PHAN THANH NAM

Phó tổng Biên tập: NGUYỄN VĂN MƯỜI

Tòa soạn: 124 Nguyễn Du, Quận Hai Bà Trưng, Hà Nội

Điện thoại: 024.38220036 - FAX: 024.38229302

Email: baovanhoa@fpt.vn

Close 2024 Bản quyền thuộc về Báo Văn hóa
Back To Top