Menu
  1. Chính trị
  2. Văn hóa
  3. Nghệ thuật
  4. Giải trí
  5. Du lịch
  6. Thể thao
  7. Gia đình
  8. Kinh tế
  9. Ẩm thực
  10. Đời sống
  11. Nhịp sống số
  12. Pháp luật
  13. Thế giới

19 Tháng Ba 2024

Bộ TT&TT: Công bố gói hỗ trợ viễn thông trị giá lên tới gần 10 nghìn tỉ đồng

Thứ Hai 02/08/2021 | 15:30 GMT+7

VHO-Hưởng ứng lời kêu gọi của Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng, thực hiện chỉ đạo của Thủ tướng Chính phủ Phạm Minh Chính, được sự thống nhất của Chính phủ, Bộ Tài chính, Bộ TT&TT đã khẩn trương chỉ đạo các doanh nghiệp viễn thông nghiên cứu, đề xuất phương án hỗ trợ, giảm bớt khó khăn cho người dân và các đối tượng bị ảnh hưởng trong bối cảnh dịch bệnh Covid-19 đang diễn biến phức tạp.

Bộ trưởng Nguyễn Mạnh Hùng phát biểu tại sự kiện công bố gói hỗ trợ của các doanh nghiệp viễn thông chung tay cùng nhân dân vượt qua đại dịch Covid-19

Ngày 2.8, với sự chứng kiến của Lãnh đạo Bộ TT&TT, các doanh nghiệp viễn thông Viettel, VNPT, Mobifone, CMC, FPT, Vietnamobile, SCTV công bố gói hỗ trợ dịch vụ viễn thông lên tới gần 10.000 tỉ đồng. Gói hỗ trợ này sẽ được triển khai từ ngày 5.8.2021 và kéo dài trong 3 tháng.

Các hình thức hỗ trợ sẽ bao gồm:

Đối với khách hàng trên toàn quốc: Tiếp tục tăng 2 lần băng thông cho dịch vụ Internet cáp quang với giá không đổi nhằm đáp ứng tối đa nhu cầu học tập, làm việc trực tuyến tại nhà; miễn phí truy nhập tốc độ cao đến các trang thông tin điện tử của Bộ Y tế, ứng dụng Bluezone; tặng thêm 50% dung lượng data cho tất cả các gói cước mà khách hàng đang sử dụng hoặc đăng ký mới với mới giá không đổi; giảm giá tới 50% đối với các gói cước data VX3, VX7, cụ thể: gói VX3 (6GB/3 ngày) giảm từ 20.000 đồng còn 10.000 đồng; gói VX7 (10GB/7 ngày) giảm từ 35.000 đồng còn 20.000 đồng.

Viettel, VNPT, Mobifone cũng sẽ tiếp tục đóng góp vào Quỹ Vắc xin phòng, chống Covid-19 từ việc trích 5.000 đồng với mỗi gói cước VX3/VX7 được đăng ký/gia hạn thành công.

Đối với khách hàng ở các địa phương phải thực hiện giãn cách xã hội theo chỉ thị số 16/CT-TTg, tặng 50 phút gọi nội mạng;

Bên cạnh các hỗ trợ về dịch vụ viễn thông nói trên, trong thời gian tới các doanh nghiệp Viettel, VNPT, FPT, CMC sẽ chung tay cùng Bộ Thông tin và Truyền thông ra mắt 17 nền tảng mới hỗ trợ người dân trong công tác phòng, chống dịch với giá trị ước tính gần 2.000 tỉ đồng.

Các doanh nghiệp Viettel, VNPT, MobiFone, CMC, FPT, Vietnamobile, SCTV sẽ đồng hành hỗ trợ gói dịch vụ viễn thông lên tới gần 10 ngàn tỉ đồng

Phát biểu tại Lễ Công bố, ông Nguyễn Mạnh Hùng, Ủy viên TƯ Đảng, Bộ trưởng Bộ TT&TT nhấn mạnh: “Doanh nghiệp có phát đạt là do có thị trường tốt, là do người dân, là do đất nước phát triển, là do chế độ ổn định. Một doanh nghiệp nhìn xa trông rộng thì luôn nghĩ đến việc nuôi thị trường phát triển bền vững.

Lúc thuận lợi là người dân mua sản phẩm, dịch vụ của doanh nghiệp và doanh nghiệp phát triển. Lúc người dân khó khăn, như là trong lúc Covid này, thì là lúc doanh nghiệp hỗ trợ lại người dân.

Tương thân tương ái, giúp đỡ nhau trong lúc khó khăn thì có lẽ người Việt Nam chúng ta không thua kém bất cứ dân tộc nào. Mỗi khi khó khăn thì tinh thần ấy lại sống dậy mạnh mẽ và sinh động. Nó như có sẵn trong gen người Việt Nam vậy.

Bộ trưởng Nguyễn Mạnh Hùng khẳng định: Ngành Thông tin và Truyền thông đang căng mình đảm bảo thông tin liên lạc, đảm bảo không gian mạng lành mạnh, lan toả năng lượng tích cực, kinh nghiệm tốt về phòng chống dịch, phát triển các nền tảng công nghệ số, các phần mềm để hỗ trợ toàn quốc phòng chống dịch. Và hôm nay là một hành động thiết thực và cụ thể nữa của các doanh nghiệp viễn thông Việt Nam làm ấm lòng người dân. Thay mặt lãnh đạo Bộ Thông tin và Truyền thông, tôi trân trọng cảm ơn các doanh nghiệp viễn thông, các doanh nghiệp công nghệ số Việt Nam đã có nhiều đóng góp thiết thực trong công cuộc chống lại đại dịch Covid-19. Chúng ta chắc chắn sẽ vượt qua đại dịch và Việt Nam sẽ ra khỏi đại dịch này trong một trạng thái mới - một đất nước, một xã hội được số hoá mạnh mẽ.

Bộ trưởng Nguyễn Mạnh Hùng cũng cho biết, Ngành Thông tin và Truyền thông đang căng mình đảm bảo thông tin liên lạc, đảm bào không gian mạng lành mạnh, lan toả năng lượng tích cực, kinh nghiệm tốt về phòng chống dịch, phát triển các nền tảng công nghệ số, các phần mềm để hỗ trợ toàn quốc phòng chống dịch. “Ngày mai sẽ tổ chức tập huấn toàn quốc gần 20 nền tảng công nghệ số về phòng chống dịch, đều là do các doanh nghiệp viễn thông, công nghệ thông tin và công nghệ số Việt Nam phát triển và hỗ trợ, và được tập trung về Trung tâm công nghệ phòng chống covid quốc gia, đặt tại Cục Tin học hoá - Bộ Thông tin và Truyền thông. Và hôm nay là một hành động thiết thực và cụ thể nữa của các doanh nghiệp Viễn thông Việt Nam làm ấm lòng người dân”, Bộ trưởng nói.

Trước đó, từ đầu năm 2020, Bộ TT&TT đã chỉ đạo các doanh nghiệp viễn thông thực hiện nhiều biện pháp nhằm hỗ trợ Chính phủ, Bộ GD&ĐT, Bộ Y tế, người dân và tuyến đầu chống dịch bằng nhiều hình thức khác nhau như đóng góp trực tiếp vào Quỹ vắc xin phòng chống Covid-19, giảm giá gói cước, hỗ trợ data, tuyên truyền, nâng cao nhận thức của người dân, xây dựng nhiều nền tảng công nghệ nhằm phòng, chống với dịch bệnh… Tổng giá trị hỗ trợ từ đầu năm 2020 tính tới nay đã lên đến gần 23.000 ti đồng, điển hình 3 doanh nghiệp Viettel, VNPT, Mobifone đã đóng góp gần 21.000 tỉ đồng cho các hoạt động phòng chống dịch Covid-19.

T.QUANG

Print

Danh mục tin bài

«Tháng Ba 2024»
T2T3T4T5T6T7CN
26
27
28
29
1
2
3
4
5
6
7
8
9
10
11
12
13
14
15
16
17
18
192021222324
25262728293031
1234567

© BÁO VĂN HÓA ĐIỆN TỬ
Cơ quan chủ quản: Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch
Giấy phép Báo điện tử số: 422/GP-BTTTT cấp ngày 19.8.2016
Bản quyền thuộc về Báo Văn hóa. Mọi hành động sử dụng nội dung đăng tải trên Báo điện tử Văn hóa tại địa chỉ www.baovanhoa.vn phải có sự đồng ý bằng văn bản của Báo điện tử Văn hóa.
Liên hệ quảng cáo: 024.8220036

Tổng Biên tập: NGUYỄN ANH VŨ

Phó tổng Biên tập: PHAN THANH NAM

Phó tổng Biên tập: NGUYỄN VĂN MƯỜI

Tòa soạn: 124 Nguyễn Du, Quận Hai Bà Trưng, Hà Nội

Điện thoại: 024.38220036 - FAX: 024.38229302

Email: baovanhoa@fpt.vn

Close 2024 Bản quyền thuộc về Báo Văn hóa
Back To Top