Menu
  1. Chính trị
  2. Văn hóa
  3. Nghệ thuật
  4. Giải trí
  5. Du lịch
  6. Thể thao
  7. Gia đình
  8. Kinh tế
  9. Ẩm thực
  10. Đời sống
  11. Nhịp sống số
  12. Pháp luật
  13. Thế giới

19 Tháng Ba 2024

Di chỉ khảo cổ học Vườn Chuối (Kim Chung, Hoài Đức - Hà NộiI): Cái kết đã thực sự có hậu?

Thứ Sáu 30/07/2021 | 10:17 GMT+7

VHO- Cục Di sản văn hoá (Bộ VHTTDL) vừa có văn bản thống nhất với đề nghị của Sở VHTT thành phố Hà Nội về việc khai quật và bảo tồn Khu di chỉ khảo cổ học Vườn Chuối. Vậy là, sau hơn nửa thế kỷ phát hiện, trải qua hơn mười cuộc khai quật, bước đầu di chỉ khảo cổ này đã tìm được cái kết và trong chừng mực nào đó có thể chấp nhận được.

 Mt h khai qut ti Khu di chn Chuối

 Vấn đề là, trong những bước tiếp theo cơ quan chức năng và giới chuyên môn sẽ có giải pháp ứng xử như thế nào cho xứng tầm với một “di chỉ siêu quý hiếm thời Hùng Vương” như Vườn Chuối.

Tiếng “kêu cứu” đã có hồi đáp

Còn nhớ cách đây hơn hai năm, giới chuyên môn, nhà khoa học lịch sử, khảo cổ đã đồng loạt lên tiếng “kêu cứu” di chỉ khảo cổ Vườn Chuối bị xâm phạm rất nghiêm trọng bởi những chiếc máy ủi, máy xúc nghiến đè lên những di vật hàng nghìn năm tuổi, mặc dù trước đó đã có lời cảnh báo.

Thậm chí vào thời điểm đó, một nhà khoa học đã phải viết tâm thư gửi lãnh đạo thành phố Hà Nội và các Bộ, ngành liên quan đề nghị cần vào cuộc để cứu nguy cho một di chỉ hiếm có của thời Hùng Vương đang bị tổ chức, cá nhân vô tâm huỷ hoại. Với những động thái trên cùng sự vào cuộc của nhiều cơ quan báo chí, trong đó có Văn Hoá, di chỉ khảo cổ Vườn Chuối đã được cơ quan chức năng, chính quyền địa phương quan tâm hơn bằng việc cho phép mở rộng khai quật sang phía Đông để nhằm “nhận diện” rõ hơn về quy mô cũng như giá trị của di chỉ. Từ kết quả khai quật mở rộng này, cách đây hơn một tháng, Sở VHTT Hà Nội đã tổ chức cuộc họp để nghe Đoàn khai quật khảo cổ, Viện Khảo cổ học báo cáo, đồng thời đề xuất những phương án bảo vệ, bảo tồn với sự tham gia của nhiều nhà nghiên cứu, khoa học.

Trên cơ sở đó, Sở VHTT Hà Nội vừa có văn bản gửi UBND TP Hà Nội, Cục Di sản văn hoá đề xuất hai phương án bảo tồn. Theo đó, phương án 1 sẽ thực hiện nghiên cứu bảo tồn diện tích khu vực phía Đông khu di chỉ (diện tích khoảng 6.000m2), đưa khu vực này vào danh mục di tích của thành phố. Từ đó xây dựng các bước tiếp theo để bảo tồn, phát huy giá trị di tích; đồng thời thực hiện phương án khai quật di dời các di tích, di vật ở khu vực phía Tây khu di chỉ trước khi giải phóng mặt bằng, phục vụ xây dựng tuyến đường vành đai 3 và 5 của thành phố. Phương án 2 sẽ thực hiện nghiên cứu bảo tồn toàn bộ diện tích khu vực phía Tây khu di chỉ (diện tích khoảng 6.000m2) giống như ở khu vực phía Đông, nhằm bảo tồn toàn bộ khu di chỉ khảo cổ Vườn Chuối (diện tích khoảng 12.000m2). Đưa toàn bộ khu vực di chỉ vào danh mục di tích của thành phố, đồng thời xây dựng các bước tiếp theo để bảo tồn, phát huy giá trị di tích, xếp hạng, tiếp tục khai quật khảo cổ, xây dựng các công trình văn hóa phụ trợ... Tuyến đường vành đai 3, 5 của thành phố đoạn qua khu vực di chỉ, nghiên cứu làm cầu vượt.

Trong hai phương án trên, Sở VHTT Hà Nội đề xuất nghiên cứu, bảo tồn khu di chỉ theo phương án 1 với lý do đảm bảo sự hài hòa giữa việc bảo tồn và phát triển, vừa phục vụ mục đích bảo tồn, nghiên cứu và phát huy giá trị di tích, vừa phục vụ việc xây dựng cơ sở hạ tầng giao thông đô thị. Nửa phía Đông khu di chỉ mang những giá trị lịch sử, văn hóa, khoa học tiêu biểu cho toàn bộ Khu di chỉ khảo cổ Vườn Chuối. Hiện ở khu vực này vẫn còn chứa đựng nhiều di tích, di vật có giá trị, phục vụ việc nghiên cứu và phát huy giá trị di tích. Sở VHTT Hà Nội cũng cho biết, “đề xuất này được đưa ra trên cơ sở có sự thống nhất của các nhà khoa học, nhà khảo cổ học”.

 Trong nhiu năm qua ngưi dân sưu tm di vt ti Khu di chn Chui, làm nên b sưu tp có giá trị

Đề nghị lập hồ sơ xếp hạng di chỉ

Xung quanh đề xuất và lựa chọn phương án của Sở VHTT Hà Nội, trao đổi với chúng tôi, nhà nghiên cứu sử học Dương Trung Quốc cho biết, Khu di chỉ Vườn Chuối đã nằm trong quy hoạch phát triển hạ tầng đô thị từ rất lâu, và trong chừng mực nào đó, giới chuyên môn cũng có một phần trách nhiệm vì đã không theo dõi, có ý kiến quyết liệt để đưa di tích này ra khỏi phạm vi quy hoạch. Giờ thì “sự đã rồi” nên chúng ta cũng cần có thái độ trên cơ sở đảm bảo sự hài hòa giữa bảo tồn và phát triển.

“Cá nhân tôi đồng ý là bảo tồn một phần diện tích Khu di chỉ Vườn Chuối, nhất là ở phía Đông. Khi được cấp có thẩm quyền quyết định thì cần tập trung nguồn lực để bảo tồn và phát huy giá trị Khu di chỉ, đồng thời cần hết sức lưu ý đến hình thức bảo tồn. Nên chăng biến nơi đó trở thành công viên văn hoá khảo cổ. Cạnh đó cũng cần bảo tồn tên gọi của di chỉ, không nên lấy tên khác”, nhà nghiên cứu sử học Dương Trung Quốc nói. Còn với tư cách là người trực tiếp chỉ đạo khai quật, khảo cổ di chỉ này, PGS.TS Bùi Văn Liêm cho rằng, giá trị quý hiếm về lịch sử, văn hoá... của Khu di chỉ Vườn Chuối đã được giới chuyên môn chứng minh từ lâu và cũng đưa ra những kiến nghị bảo tồn nhằm phát huy giá trị di tích. Đến thời điểm này, cơ quan chức năng của thành phố Hà Nội đã đề nghị với cấp có thẩm quyền, dựa trên đề xuất bảo tồn của Đoàn khai quật. Đây là tín hiệu đáng mừng vì trải qua nhiều thập kỷ, Khu di chỉ Vườn Chuối cũng đã đi đến cái kết tương đối có hậu. “Vẫn biết rằng, nếu diện tích bảo tồn lớn hơn là điều đáng quý, nhưng trong bối cảnh hiện nay và chúng ta cũng cần hướng đến sự hài hoà, hợp lý giữa việc bảo tồn, phát triển thì diện tích bảo tồn với 6.000m2 ở phía Đông cũng là phương án chấp nhận được”, PGS.TS Liêm chia sẻ. Theo ông Liêm, đấy mới chỉ là đề xuất và cần phải chờ sự thẩm định, phê duyệt của cơ quan có thẩm quyền, đến lúc đó mới có thể “hạ hồi phân giải”.

Trước đề nghị của Sở VHTT Hà Nội, Cục Di sản văn hoá vừa có văn bản hồi đáp, theo đó, thống nhất nội dung đề xuất của Sở là “thực hiện nghiên cứu bảo tồn khu vực phía Đông di chỉ khảo cổ Vườn Chuối (diện tích khoảng 6.000m2) để đưa vào danh mục kiểm kê di tích của thành phố”. Đồng thời, Cục cũng đề nghị Sở VHTT Hà Nội chỉ đạo cơ quan chuyên môn khẩn trương tiến hành lập danh mục, xây dựng hồ sơ xếp hạng di chỉ khảo cổ Vườn Chuối để bảo vệ và phát huy giá trị theo quy định của pháp luật về di sản văn hoá và các quy định khác có liên quan. Căn cứ vào quy mô di tích để xây dựng phương án khai quật di dời di tích, di vật ở khu vực phía Tây theo quy định, xin ý kiến các nhà khoa học và cơ quan quản lý liên quan...

Câu chuyện xung quanh di chỉ khảo cổ học Vườn Chuối đã dần khép lại theo hướng khá khả quan, nhưng qua đó lại tiếp tục đặt ra vấn đề không mới và chưa bao giờ cũ, đó là giữa bảo tồn và phát triển cần phải có sự cân bằng. Nếu không có sự vào cuộc tích cực, nghiêm túc, cầu thị của các bên liên quan ngay từ đầu thì khó lòng có thể giải quyết được tình trạng “kẻ tám lạng, người nửa cân” như đã từng diễn ra ở Hà Nội và nhiều địa phương khác.

 Khu di chỉ Vườn Chuối đã nằm trong quy hoạch phát triển hạ tầng đô thị từ rất lâu, và trong chừng mực nào đó, giới chuyên môn cũng có một phần trách nhiệm vì đã không theo dõi, có ý kiến quyết liệt để đưa di tích này ra khỏi phạm vi quy hoạch. Giờ thì “sự đã rồi” nên chúng ta cũng cần có thái độ trên cơ sở đảm bảo sự hài hòa giữa bảo tồn và phát triển.

(Nhà nghiên cứu sử học DƯƠNG TRUNG QUỐC)

 

LÂM SƠN

Print

Danh mục tin bài

«Tháng Ba 2024»
T2T3T4T5T6T7CN
26
27
28
29
1
2
3
4
5
6
7
8
9
10
11
12
13
14
15
16
17
18
19
2021222324
25262728293031
1234567

© BÁO VĂN HÓA ĐIỆN TỬ
Cơ quan chủ quản: Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch
Giấy phép Báo điện tử số: 422/GP-BTTTT cấp ngày 19.8.2016
Bản quyền thuộc về Báo Văn hóa. Mọi hành động sử dụng nội dung đăng tải trên Báo điện tử Văn hóa tại địa chỉ www.baovanhoa.vn phải có sự đồng ý bằng văn bản của Báo điện tử Văn hóa.
Liên hệ quảng cáo: 024.8220036

Tổng Biên tập: NGUYỄN ANH VŨ

Phó tổng Biên tập: PHAN THANH NAM

Phó tổng Biên tập: NGUYỄN VĂN MƯỜI

Tòa soạn: 124 Nguyễn Du, Quận Hai Bà Trưng, Hà Nội

Điện thoại: 024.38220036 - FAX: 024.38229302

Email: baovanhoa@fpt.vn

Close 2024 Bản quyền thuộc về Báo Văn hóa
Back To Top