Menu
  1. Chính trị
  2. Văn hóa
  3. Nghệ thuật
  4. Giải trí
  5. Du lịch
  6. Thể thao
  7. Gia đình
  8. Kinh tế
  9. Ẩm thực
  10. Đời sống
  11. Nhịp sống số
  12. Pháp luật
  13. Thế giới

19 Tháng Ba 2024

Điều gì gây nên sự gia tăng các trường hợp mắc Covid-19 không rõ nguồn lây ở Singapore?

Thứ Năm 29/07/2021 | 10:14 GMT+7

VHO- Theo thông tin mới nhất từ Bộ Y tế Singapore, nước này ghi nhận thêm 136 trường hợp mắc Covid-19 mới tại các địa phương. Đáng chú ý, có 55 trường hợp không rõ liên kết với nguồn lây nhiễm.

Singapore đang ghi nhận nhiều ca mắc mới Covid-19 không rõ nguyên nhân

Không thể truy vết nguồn lây

Theo Giáo sư Dale Fisher (Khoa Truyền nhiễm của Bệnh viện Đại học Quốc gia Singapore) cho biết: “Có nhiều trường hợp không có bất cứ mối liên kết nào với nguồn lây bệnh và sau đó trở thành nguồn lây bệnh cho người khác. Chúng tôi cho rằng việc này đến từ nhiều nguyên nhân”.

Giáo sư Fisher, người đồng thời là Chủ tịch Mạng lưới Cảnh báo và Ứng phó với Dịch bệnh và Cảnh báo Toàn cầu của WHO cũng cho rằng, sự gia tăng tổng thể các ca nhiễm có thế khiến việc truy vết nguồn lây chậm hơn.

Theo báo cáo của Singapore, tổng số các ca nhiễm Covid-19 trong tuần trước đã tăng 50% so với tuần trước đó. 902 trường hợp được ghi nhận liên quan đến ổ dịch ở cụm cảng cá Jurong/chợ Hong Lim và trung tâm thực phẩm.

Cũng theo Giáo sư Fisher, một nguyên nhân khác dẫn đến sự gia tăng các trường hợp mắc bệnh có thể do “nhiều virus xung quanh hơn”: “Có thể chỉ ra nguyên nhân nhiều bề mặt đồ vật có mầm bệnh con người chạm vào cũng có thể gây nhiễm virus. Không nhất thiết phải tiếp xúc trực tiếp với người với người. Đây được cho là lây nhiễm gián tiếp. Và đáng lo ngại hơn, chúng ta đang chứng kiến các ca mắc do biến thể Delta gây ra. Đây là biến thể có khả năng lây nhiễm mà không cần tiếp xúc nhiều.”.

Ông cũng nói thêm rằng: “Các trường hợp lây nhiễm không rõ nguồn lây có thể là người chưa đến bất cứ địa điểm nào có ca mắc. Thậm chí, họ không sống cùng hoặc làm việc với trường hợp phát hiện mắc trước đó. Nhưng thông qua việc đi xét nghiệm sau những biểu hiện lâm sàng, họ được phát hiện có kết quả dương tính. Rõ ràng đã có sự lây lan nhưng chúng tôi lại không thể tìm ra nguồn bệnh”.

Tập trung hơn vào tiêm chủng cho người cao tuổi

Chủ tịch Hiệp hội Vi sinh Lâm sàng và Nhiễm trùng Châu Á Thái Bình Dương, GS.Paul Tambyah khẳng định, việc gia tăng các trường hợp nhiễm không rõ nguyên nhân là rất đáng lo ngại vì nó cho thấy các ổ dịch mới đang bất ngờ xuất hiện. Việc này càng gây nên nhiều thách thức trong việc xác định nguồn lây nhiễm khi bối cảnh các ca bệnh ngày càng xuất hiện nhiều.

“Sẽ có những thách thức nhất định trong việc kiểm soát tình hình lây nhiễm hiện nay. Trong số đó, có các cụm lây nhiễm “nổi” khó theo dõi. Điều này có nghĩa có quá nhiều trường hợp mắc mới mỗi ngày nên việc liên kết các trường hợp mắc với nhau gặp khó khăn. Do đó, cần có nhiều phương pháp tiếp cận mới để đảm bảo rằng dịch sẽ được khoanh vùng và không lây lan rộng”, Giáo sư Tambyah nói.

Mặc dù các ca mắc ở Singapore đều tăng mới mỗi ngày song các chuyên gia nhận định, các ca này đều không diễn biến nặng và nguy cơ tử vong giảm rõ rệt do có chiến dịch tiêm vaccine hiệu quả. Đồng thời, y tế Singapore được cho là có khả năng xét nghiệm tốt với cả các trường hợp test nhanh (tự kiểm tra) và xét nghiệm kháng nguyên. Từ đó, các ca bệnh được tìm ra một cách nhanh chóng.

Chia sẻ về kinh nghiệm chống dịch, GS. Tambyah cho hay: “Ngoài những người bình thường, một trong những trọng tâm là chúng ta nên bảo vệ những người dễ bị tổn thương và bảo vệ hệ thống chăm sóc sức khỏe thay vì cố gắng đảm bảo một bầu không khí không có Covid-19. Nếu quá mải chạy theo việc làm sạch bầu không khí xung quanh, chúng ta sẽ phải trả một cái giá rất đắt về mặt kinh tế và sức khỏe của người dân”.

Thực tế, Singapore đang triển khai theo hướng trên. Theo thông tin cập nhật mới nhất từ ​​Bộ Y tế nước này, khoảng 77% người cao tuổi trên 70 tuổi đã được tiêm ít nhất liều một liều vaccine. Các nỗ lực vận động tiêm chủng vẫn đang được đẩy mạnh để tăng tỷ lệ tiêm chủng ở người già vì đây là đối tượng dễ bị tổn thương hơn.

Trong chia sẻ mới nhất, GS. Fisher bày tỏ quan ngại: “Việc chưa thật sự quan tâm đến tiêm chủng cho người già đang gây ra hậu quả là chúng ta phải chứng kiến những người lớn tuổi mắc bệnh nặng và một số trường hợp có thể đã tử vòng. Ngoài ra, đây cũng là nguyên nhân khiến quá trình mở cửa đất nước diễn ra chậm trễ, ảnh hưởng đến kế sinh nhai của những người đã được tiêm chủng. Điều đó là không công bằng. Đã đến lúc chúng ta cần kiên quyết hơn với vấn đề tiêm chủng ở người lớn tuổi.

ĐÌNH TOÁN (Theo Channel News Asia)

Print

Danh mục tin bài

«Tháng Ba 2024»
T2T3T4T5T6T7CN
26
27
28
29
1
2
3
4
5
6
7
8
9
10
11
12
13
14
15
16
17
18
19
2021222324
25262728293031
1234567

© BÁO VĂN HÓA ĐIỆN TỬ
Cơ quan chủ quản: Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch
Giấy phép Báo điện tử số: 422/GP-BTTTT cấp ngày 19.8.2016
Bản quyền thuộc về Báo Văn hóa. Mọi hành động sử dụng nội dung đăng tải trên Báo điện tử Văn hóa tại địa chỉ www.baovanhoa.vn phải có sự đồng ý bằng văn bản của Báo điện tử Văn hóa.
Liên hệ quảng cáo: 024.8220036

Tổng Biên tập: NGUYỄN ANH VŨ

Phó tổng Biên tập: PHAN THANH NAM

Phó tổng Biên tập: NGUYỄN VĂN MƯỜI

Tòa soạn: 124 Nguyễn Du, Quận Hai Bà Trưng, Hà Nội

Điện thoại: 024.38220036 - FAX: 024.38229302

Email: baovanhoa@fpt.vn

Close 2024 Bản quyền thuộc về Báo Văn hóa
Back To Top