Menu
  1. Chính trị
  2. Văn hóa
  3. Nghệ thuật
  4. Giải trí
  5. Du lịch
  6. Thể thao
  7. Gia đình
  8. Kinh tế
  9. Ẩm thực
  10. Đời sống
  11. Nhịp sống số
  12. Pháp luật
  13. Thế giới

19 Tháng Ba 2024

Cán bộ "thi nhau" đi học để đủ điều kiện bổ nhiệm gây ra sự lãng phí lớn

Thứ Hai 26/07/2021 | 13:17 GMT+7

VHO - Sáng nay 26.7, dưới sự điều hành của Phó Chủ tịch Quốc hội Nguyễn Đức Hải, Quốc hội làm việc tại Hội trường, thảo luận về phê chuẩn quyết toán ngân sách nhà nước năm 2019; công tác thực hành tiết kiệm, chống lãng phí năm 2020. Có đại biểu cho rằng, việc cán bộ, công chức, viên chức phải "thi nhau" đi học quá nhiều chứng chỉ, bằng cấp nhằm đủ điều kiện cho việc quy hoạch và bổ nhiệm... đã gây ra sự lãng phí lớn.

Tại phiên họp sáng nay, thảo luận về công tác thực hành tiết kiệm, chống lãng phí, hàng loạt những việc gây lãng phí được các đại biểu Quốc hội nêu ra. Ngoài những "kiểu" lãng phí đã quen thuộc như lãng phí trong đầu tư công, khi huy động nguồn vốn, không giải ngân được; lãng phí trong sử dụng tài sản công, trụ sở làm việc ở cơ quan, vị trí đất vàng nhưng sử dụng không hiệu quả, Đại biểu cũng chỉ ra một số "kiểu" lãng phí có ảnh hưởng tiêu cực không hề nhỏ, đó là lãng phí trong sử dụng nguồn nhân lực, lãng phí trong việc học và cấp các văn bằng, chứng chỉ.

Đại biểu Hoàng Văn Cường phát biểu tại phiên thảo luận

Đại biểu Hoàng Văn Cường - Đoàn ĐBQH thành phố Hà Nội chỉ ra một "kiểu" lãng phí đang rất phổ biến, đó là việc cán bộ, công chức, viên chức phải "thi nhau" đi học quá nhiều chứng chỉ, bằng cấp nhằm đủ điều kiện cho việc quy hoạch và bổ nhiệm. “Văn bằng, chứng chỉ không hợp lý dẫn đến việc đua nhau đi học. Nhiều khi học không biết làm gì cũng cứ học, thấy người bên cạnh học, người trong cơ quan học thì học. Tôi là cán bộ khoa học cảm thấy ngoại ngữ hết sức cần thiết. Nhưng học để làm việc, chứ không phải học để cho bằng cấp của mình đẹp lên, hình ảnh mình đẹp lên”, đại biểu Hoàng Văn Cường gay gắt. Ông Cường cũng cho rằng, việc cán bộ luôn phải đi học những chứng chỉ để sẵn đó, chuẩn bị việc bổ nhiệm. Đây là một việc làm gây ra sự lãng phí rất lớn trong công tác đào tạo cán bộ. “Một vị trí quy hoạch 3-4 người nên tất cả phải đi học để có đầy đủ chứng chỉ. Tôi nghĩ cần thay đổi quy định, có nghĩa là sau khi nhân sự được bổ nhiệm vào vị trí thì mới đi học, chứ không phải là đi học trước để có đủ điều kiện”, ông Cường kiến nghị.

Đại biểu Nguyễn Lâm Thành phát biểu tại phiên thảo luận

Đại biểu Nguyễn Anh Trí, đoàn ĐBQH Hà Nội, đại biểu Nguyễn Lâm Thành, đoàn  ĐBQH tỉnh Thái Nguyên  cũng cùng quan điểm. Các đại biểu đặt câu hỏi: Có cần thiết phải bằng cấp như vậy không. Ví dụ chuẩn hóa giáo viên mầm non. Có nhất thiết phải chuẩn hóa tất cả đại học không? Trong khi đó, rất nhiều vùng sâu, vùng xa điều kiện rất khó khăn, có những giáo viên cùng 1 lúc đứng lớp 3,4 nhóm tuổi. Các đại biểu cũng cho rằng, việc bồi dưỡng nâng cao là cần thiết nhưng phải có quy định từng nhóm đối tượng, từng vùng miền, trong lộ trình thực hiện cho phù hợp.

Về việc làm thế nào để thực hành tiết kiệm, chống lãng phí, các đại biểu tán thành các giải pháp đã được đề ra trong báo cáo, tuy nhiên, nhiều đại biểu đề nghị phải tổ chức tuyên truyền, giáo dục về ý thức, trách nhiệm trong việc thực hiện tiết kiệm, chống lãng phí. Bên cạnh đó, thể chế chặt chẽ khả thi hơn, phân công, phân cấp rõ ràng và rành mạch.

Đại biểu Trương Trọng Nghĩa phát biểu tại phiên thảo luận

Đại biểu  Trương Trọng Nghĩa, Đoàn ĐBQH TP Hồ Chí Minh cho rằng, nhìn rộng hơn về công tác thực hành tiết kiệm, chống lãng phí, thực hành tiết kiệm, chống lãng phí phải trở thành nếp sống, thói quen của mỗi cá nhân trước khi trở thành công, viên chức nhà nước. Do đó, cần bắt đầu từ giáo dục. Ông Nghĩa nêu thực tế là các nước giàu thường rất tiết kiệm, chống lãng phí. “Nhờ tiết kiệm, chống lãng phí nên họ đã giàu lại càng giàu thêm. Người dân ở các nước đó, khi đi ăn nhà hàng là ăn hết, không bao giờ để thừa. Cho nên chống lãng phí phải bắt đầu tư công tác giáo dục và phải trở thành quốc sách”, ông Nghĩa nói.

Đại biểu  Trần Hoàng Ngân Đoàn, ĐBQH TP Hồ Chí Minh đề nghị thêm, cần tổ chức tuyên truyền, giáo dục ý thức trách nhiệm sâu rộng hơn với thực hành tiết kiệm, chống lãng phí.  

HOÀNG HƯƠNG

Print

Danh mục tin bài

«Tháng Ba 2024»
T2T3T4T5T6T7CN
26
27
28
29
1
2
3
4
5
6
7
8
9
10
11
12
13
14
15
16
17
18
19
2021222324
25262728293031
1234567

© BÁO VĂN HÓA ĐIỆN TỬ
Cơ quan chủ quản: Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch
Giấy phép Báo điện tử số: 422/GP-BTTTT cấp ngày 19.8.2016
Bản quyền thuộc về Báo Văn hóa. Mọi hành động sử dụng nội dung đăng tải trên Báo điện tử Văn hóa tại địa chỉ www.baovanhoa.vn phải có sự đồng ý bằng văn bản của Báo điện tử Văn hóa.
Liên hệ quảng cáo: 024.8220036

Tổng Biên tập: NGUYỄN ANH VŨ

Phó tổng Biên tập: PHAN THANH NAM

Phó tổng Biên tập: NGUYỄN VĂN MƯỜI

Tòa soạn: 124 Nguyễn Du, Quận Hai Bà Trưng, Hà Nội

Điện thoại: 024.38220036 - FAX: 024.38229302

Email: baovanhoa@fpt.vn

Close 2024 Bản quyền thuộc về Báo Văn hóa
Back To Top