Menu
  1. Chính trị
  2. Văn hóa
  3. Nghệ thuật
  4. Giải trí
  5. Du lịch
  6. Thể thao
  7. Gia đình
  8. Kinh tế
  9. Ẩm thực
  10. Đời sống
  11. Nhịp sống số
  12. Pháp luật
  13. Thế giới

19 Tháng Ba 2024

Đưa văn hoá và con người Hà Nội trở thành giá trị tinh thần to lớn

Thứ Tư 27/01/2021 | 12:32 GMT+7

VHO-Trình bày tham luận tại phiên họp sáng 27.1 trong khuôn khổ Đại hội XIII Đảng Cộng sản Việt Nam, Phó Bí thư Thành uỷ Hà Nội Nguyễn Văn Phong cho biết, trong nhiệm kỳ 2015-2020, chi đầu tư phát triển văn hoá của Hà Nội tăng 30% so với nhiệm kỳ trước.

Nhìn nhận lại kết qủa đạt được trong giai đoạn vừa qua, tham luận do Phó Bí thư thành uỷ Hà Nội trình bày cho biết, đây là kết quả khá toàn diện, có nhiều dấu ấn nổi bật. Trong đó kinh tế Thủ đô tiếp tục được cơ cấu lại, nhất là trên các lĩnh vực trọng tâm, tăng trưởng khá, cao hơn bình quân chung cả nước; cơ cấu kinh tế chuyển dịch tích cực theo hướng hiện đại.

Phó Bí thư Thành uỷ Hà Nội Nguyễn Văn Phong cho biết, chi đầu tư phát triển văn hoá của Hà Nội tăng 30% so với nhiệm kỳ trước

Do đó mặc dù chỉ chiếm 1% về diện tích , 8,5% về dân số nhưng Hà Nội đóng góp trên 16% GDP, 18,5% thu ngân sách, 20% thu nội địa và 8,6% kim ngạch xuất, nhập khẩu của cả nước, ngày càng xứng đáng với vai trò là trung tâm về kinh tế và giao dịch quốc tế, một động lực phát triển của vùng đồng bằng sông Hồng và cả nước.

“Trong đó sự nghiệp văn hoá, giáo dục – đào tạo, khoa học – công nghệ tiếp tục phát triển và đạt nhiều thành quả quan trọng. Hà Nội là địa phương đầu tiên hoàn thành tổng kiểm kê, đánh giá, phân loại di tích và bảo vệ di sản văn hoá phi vật thể với 5.922 di tích, 1.793 di sản văn hoá phi vật thể. Chi đầu tư phát triển văn hoá tăng 30% so với nhiệm kỳ trước”, Phó Bí thư Thành uỷ Hà Nội cho biết.

Để thực hiện thành công mục tiêu, chỉ tiêu khẳng định vị trí Hà Nội là trung tâm chính trị - hành chính quốc gia, trung tâm lớn về văn hoá, khoa học, giáo dục, kinh tế và giao dịch quốc tế, Hà Nội đã đề ra 5 định hướng lớn và nhiệm vụ trọng tâm, 3 khâu đột phá và các nhóm nhiệm vụ, giải pháp chủ yếu trong giai đoạn 2020-2025.

Các đại biểu thảo luận trong giờ giải lao của ngày làm việc thứ ba

Trong đó một trong ba khâu đột phá là phát triển nguồn nhân lực, nhất là nhân lực quản lý xã hội, quản trị kinh tế, nhân lực ngành văn hoá, du lịch… Xây dựng và phát triển hệ sinh thái học tập sáng tạo, hệ sinh thái khởi nghiệp đổi mới sáng tạo; thu hút, trọng dụng nhân tài trong và ngoài nước, đáp ứng yêu cầu phát triển bền vững và hội nhập quốc tế. Thúc đẩy phát triển mạnh mẽ khoa học, công nghệ và đổi mới sáng tạo trong toàn xã hội. Khai thác, phát huy tối đa tài nguyên chất xám, nguồn lực trí tuệ của đội ngũ chuyên gia, nhà khoa học, đội ngũ trí thức, văn nghệ sĩ trên địa bàn thành phố.

“Khơi dậy mạnh mẽ tinh thần yêu nước, tự hào dân tộc, ý chí tự lực, tự cường và khát vọng xây dựng Thủ đô thành nơi đáng sống. Đề cao ý thức, trách nhiệm, đạo đức xã hội, sống và làm việc theo Hiến pháp và pháp luật. Đưa văn hoá và con người Hà Nội thực sự trở thành giá trị tinh thần to lớn, nguồn lực quan trọng quyết định phát triển Thủ đô”, Phó Bí thư Thành uỷ Hà Nội Nguyễn Văn Phong nhấn mạnh.  

THU SÂM

Print

Danh mục tin bài

«Tháng Ba 2024»
T2T3T4T5T6T7CN
26
27
28
29
1
2
3
4
5
6
7
8
9
10
11
12
13
14
15
16
17
18
192021222324
25262728293031
1234567

© BÁO VĂN HÓA ĐIỆN TỬ
Cơ quan chủ quản: Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch
Giấy phép Báo điện tử số: 422/GP-BTTTT cấp ngày 19.8.2016
Bản quyền thuộc về Báo Văn hóa. Mọi hành động sử dụng nội dung đăng tải trên Báo điện tử Văn hóa tại địa chỉ www.baovanhoa.vn phải có sự đồng ý bằng văn bản của Báo điện tử Văn hóa.
Liên hệ quảng cáo: 024.8220036

Tổng Biên tập: NGUYỄN ANH VŨ

Phó tổng Biên tập: PHAN THANH NAM

Phó tổng Biên tập: NGUYỄN VĂN MƯỜI

Tòa soạn: 124 Nguyễn Du, Quận Hai Bà Trưng, Hà Nội

Điện thoại: 024.38220036 - FAX: 024.38229302

Email: baovanhoa@fpt.vn

Close 2024 Bản quyền thuộc về Báo Văn hóa
Back To Top