Menu
  1. Chính trị
  2. Văn hóa
  3. Nghệ thuật
  4. Giải trí
  5. Du lịch
  6. Thể thao
  7. Gia đình
  8. Kinh tế
  9. Ẩm thực
  10. Đời sống
  11. Nhịp sống số
  12. Pháp luật
  13. Thế giới

29 Tháng Ba 2024

Anh và EU siết chặt quản lý các “ông lớn” công nghệ

Thứ Sáu 18/12/2020 | 10:46 GMT+7

VHO- Liên minh châu Âu (EU) và Anh vừa chính thức công bố các dự luật nhắm vào “ông lớn” công nghệ như Google, Amazon, Facebook, Twitter và TikTok.

 Liên minh châu Âu (EU) đã chính thức công bố các dự thảo luật nhắm vào những “ông lớn” công nghệ như Google, Amazon và Facebook Ảnh: REUTERS

Điều này được cho là sẽ buộc các doanh nghiệp phải điều chỉnh cách thức kinh doanh, gỡ bỏ hoặc hạn chế những nội dung phạm luật nếu không muốn bị đối mặt với án phạt nặng.

Đảm bảo an toàn cho trẻ em trên mạng xã hội

Theo các luật mà Vương quốc Anh đề xuất mới đây, các trang mạng xã hội như Facebook, Twitter và TikTok sẽ phải đối mặt với mức phạt lên đến 10% doanh thu nếu họ không gỡ bỏ và hạn chế việc lan truyền nội dung bất hợp pháp. Các nền tảng công nghệ cũng sẽ phải tăng cường hành động nhiều hơn nữa để bảo vệ trẻ em trước nguy cơ tiếp xúc với các hành vi bắt nạt và khiêu dâm, nhằm đảm bảo an toàn cho trẻ em trên mạng xã hội.

Bộ trưởng Công nghệ Anh Oliver Dowden cho rằng, chúng ta đang bước vào một kỷ nguyên mới mà ở đó công nghệ gắn liền với trách nhiệm bảo vệ trẻ em và những nhóm người dùng dễ chịu tổn thương, để khôi phục lòng tin trong ngành công nghệ này và tuân theo các biện pháp bảo vệ pháp luật cho quyền tự do ngôn luận. Theo đó, các quy định mới sẽ được Anh đưa vào hệ thống luật pháp từ năm 2021. Những trang mạng vi phạm sẽ bị chặn và các quản lý cấp cao của những trang mạng này sẽ là người chịu trách nhiệm pháp lý về nội dung đăng tải.

Không chỉ ở Anh, hiện chính phủ các nước trên thế giới đang siết chặt công tác quản lý các nội dung đăng tải trên mạng xã hội, đặc biệt là những nội dung gây nguy hiểm hoặc phạm pháp. Ngày 15.12, Liên minh châu Âu (EU) đã công bố hai dự thảo luật kỹ thuật số mới. Theo đó, một bộ quy tắc cótên Đạo luật thị trường kỹ thuật số (DMA) nhắm đến những doanh nghiệp lớn, được coi là “người giữ cổng của thịtrường trực tuyến”, buộc các công ty này phải chịu trách nhiệm lớn hơn trong việc đảm bảo một môi trường trực tuyến công bằng cho các doanh nghiệp và khách hàng. Đạo luật này đặt ra một danh sách những yêu cầu với các công ty, chẳng hạn như họphải chia sẻ một số loại dữ liệu nhất định với các đối thủ và cơ quan quản lý. Cùng với đólànhững điều bịhạn chế, bao gồm việc các công ty phải ngừng ưu tiên các dịch vụ riêng trên nền tảng của mình. Đạo luật cũng kêu gọi áp mức phạt lên đến 10% doanh thu toàn cầu hằng năm cho các công ty không tuân thủ, hoặc thậm chíyêu cầu chia tách hoạt động kinh doanh như là một phương sách cuối cùng.

Bộ quy tắc thứ hai làĐạo luật Dịch vụ Kỹ thuật số (DSA) cũng nhắm mục tiêu đến các nền tảng trực tuyến lớn có hơn 45 triệu người dùng. Với đạo luật này, các nền tảng trực tuyến lớn sẽ phải tìm cách giải quyết các nội dung bất hợp pháp, tránh việc lạm dụng nền tảng nhằm vi phạm các quyền cơ bản của người dùng, kiểm soát việc cố ý thao túng nền tảng để ảnh hưởng đến kết quảbầu cử và sức khỏe cộng đồng, cùng một sốyêu cầu khác. Nếu không đáp ứng, các công ty sẽphải đối mặt với khoản tiền phạt lên đến 6% doanh thu toàn cầu.

Người gác cổng sẽ bị phạt nếu phạm luật

Bà Margrethe Vestager, Phó Chủ tịch Ủy ban châu Âu (EC) cho biết, hai dự thảo này đều nhằm tới một mục đích là đảm bảo người dùng và doanh nghiệp được tiếp cận những sản phẩm và dịch vụ số an toàn. Người gác cổng sẽ bị phạt nếu phạm luật. Chúng tôi sẽ có biện pháp ở quy mô lớn hơn nếu họ tái phạm nhiều lần. Hai dự thảo luật sẽ trải qua một quá trình phê chuẩn lâu dài và phức tạp, với 27 quốc gia của EU, Nghị viện châu Âu và cuộc vận động hành lang mạnh mẽcủa các công ty cùng hiệp hội thương mại đều sẽcóảnh hưởng đến bản thảo luật cuối cùng. Theo giới quan sát, sẽcòn phải mất nhiều tháng thậm chínhiều năm nữa đểhai dựluật trên chính thức được luật hóa.

Theo Reuters, các điều khoản này là nỗ lực nghiêm túc nhất của EU nhằm can thiệp vào hoạt động của các công ty công nghệ lớn. Tuy nhiên, các nhàphân tích cũng cảnh báo việc siết chặt quản lýcủa EU có nguy cơ làm gia tăng bất đồng với Washington, vốn đãxấu đi vì nỗ lực đánh thuế các công ty công nghệ Mỹ của Brussels. Tuy nhiên, ông Thierry Breton, Ủy viên châu Âu phụ trách mảng kỹ thuật số đã bác bỏ các thông tin cho rằng những quy định mới có sự phân biệt đối xử nhất định. “Đây không phải là hành động nhằm chống lại các công ty lớn. Đó là vìquyền lợi của các công dân châu Âu, các doanh nghiệp của chúng tôi, vìsự đổi mới, cạnh tranh công bằng và không chống lại bất kỳ doanh nghiệp nào”, ông Thierry Breton nhấn mạnh.

Trước đó, Pháp và Hà Lan đã bày tỏ ủng hộ châu Âu có tất cả các công cụ cần thiết để kiểm soát nhóm “người giữ cổng của thịtrường trực tuyến”, thậm chí cả quyền hạn để chia nhỏ những công ty này. Hiện, các chính phủ trên thế giới đang siết chặt công tác quản lý các nội dung đăng tải trên mạng xã hội, đặc biệt là những nội dung gây nguy hiểm hoặc phạm pháp.

Các hãng công nghệ lớn hiện vẫn phản ứng khá thận trọng trước dự thảo mới của EU. Mới đây nhất, hãng công nghệ Google đã lên tiếng cảnh báo rằng những quy định mới có thể sẽ tác động tiêu cực tới xu hướng đổi mới công nghệ và tăng trưởng nói chung của nền kinh tế kỹ thuật số.

HÙNG CƯỜNG

Print

Danh mục tin bài

«Tháng Ba 2024»
T2T3T4T5T6T7CN
26
27
28
29
1
2
3
4
5
6
7
8
9
10
11
12
13
14
15
16
17
18
19
20
21
22
23
24
25
26
27
28
293031
1234567

© BÁO VĂN HÓA ĐIỆN TỬ
Cơ quan chủ quản: Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch
Giấy phép Báo điện tử số: 422/GP-BTTTT cấp ngày 19.8.2016
Bản quyền thuộc về Báo Văn hóa. Mọi hành động sử dụng nội dung đăng tải trên Báo điện tử Văn hóa tại địa chỉ www.baovanhoa.vn phải có sự đồng ý bằng văn bản của Báo điện tử Văn hóa.
Liên hệ quảng cáo: 024.8220036

Tổng Biên tập: NGUYỄN ANH VŨ

Phó tổng Biên tập: PHAN THANH NAM

Phó tổng Biên tập: NGUYỄN VĂN MƯỜI

Tòa soạn: 124 Nguyễn Du, Quận Hai Bà Trưng, Hà Nội

Điện thoại: 024.38220036 - FAX: 024.38229302

Email: baovanhoa@fpt.vn

Close 2024 Bản quyền thuộc về Báo Văn hóa
Back To Top