Menu
  1. Chính trị
  2. Văn hóa
  3. Nghệ thuật
  4. Giải trí
  5. Du lịch
  6. Thể thao
  7. Gia đình
  8. Kinh tế
  9. Ẩm thực
  10. Đời sống
  11. Nhịp sống số
  12. Pháp luật
  13. Thế giới

19 Tháng Ba 2024

Bảo tàng thành trường học cho các em học sinh

Thứ Sáu 16/10/2020 | 10:00 GMT+7

VHO-  Có thể nói nhiều năm trở lại đây Bảo tàng tỉnh Bình Thuận như một trường học thực thụ đối với các em học sinh trên địa bàn tỉnh. Các em đến đây không chỉ tham quan, trải nghiệm mà còn có những tiết học lịch sử rất thú vị với sự sôi nổi chưa từng thấy…

Hỏi đáp giữa học sinh và thuyết minh viên

Giá như bảo tàng tỉnh, thành nào cũng tạo nên sự hấp dẫn như vậy với các em học sinh thì môn học Lịch sử trong nhà trường không phải là điều gì đó đáng sợ.

Cung cấp thông tin qua khối lượng hiện vật

Vào những ngày đầu tháng 10, có mặt tại Bảo tàng tỉnh Bình Thuận chứng kiến “cô giáo” thuyết minh viên tận tình, tạo sự liên kết giữa hình ảnh, hiện vật truyền tải thông tin bổ ích, chứa ẩn trong đó về giá trị văn hóa, lịch sử đến các em học sinh từ chuyên đề văn hóa cổ Sa Huỳnh phát hiện ở Bình Thuận có niên đại 2.500-3.000 năm cách ngày nay khiến chúng tôi hết sức tò mò.

Tò mò là bởi các em không chỉ có lắng nghe mà còn đưa sách vở ra ghi chép khá tỷ mỉ. Những hiện vật lịch sử ấy bỗng dưng trởthành những câu chuyện chứ không còn thô ráp, câm nín nữa. Các em học sinh được nghe, nhìn, cảm nhận âm hưởng từ bộ đàn đá cổ Đa Kai 5 thanh và bộ đàn đá Sa Huỳnh 8 thanh, là nhạc cụ cổ xưa nhất của loài người, có niên đại 2.500 - 3.300 năm. Hơn thế, các em được biết đến không gian văn hóa của Chăm ở Bình Thuận là dân tộc bản địa, sinh sống lâu đời trong suốt tiến trình lịch sử gần 2.000 năm qua. Trong thời gian ấy, cùng với cộng đồng các dân tộc, người Chăm đã sản sinh ra một nền văn hoá đặc sắc, riêng biệt và để lại đến ngày nay số lượng di sản văn hoáđồ sộnhư đền tháp, đền thờ, thành quách, vương miện, tượng, phù điêu, lễ nghi, lễ hội… Các em được thấy thực tế sự khéo léo điêu khắc, tạo tác nên những pho tượng thần Avalôkitesvara tượng trưng của vị thần bồ tát hóa thân và đầu tượng thần Shiva là thần hủy diệt và sáng tạo, vị thần linh tối cao, cùng nhiều bia Kút khác nhau…

Dọc theo lộ trình tham quan sưu tập văn hóa các dân tộc, cho đến gian trưng bày cổ vật tàu đắm trên vùng biển Cà Mau và Bình Thuận với những tích vẽ sơn thủy hữu tình thể hiện trên đĩa, chén, bình kendy thuộc đồ gốm sứ từ thời Minh, Thanh của Trung Quốc và có cả gốm sứ của Thái Lan với những giá trị về kinh tế, văn hoá và nghệ thuật sắc nét, hoa văn tinh tế. Qua các sưu tập cổ vật, các em học sinh hình dung ra được con đường “tơ lụa” buôn bán tấp nập trên vùng biển Bình Thuận từnhiều thế kỷ trước… “Lớp học” cứ chìm đắm trong không gian văn hóa, lịch sử. Một bạn nói nhỏ, “học Lịch sử như thế này mới thấy”.

 Học sinh tham quan nghe thuyết minh và chụp hình tại chiếc máy bay A37

Muốn được đi tham quan nhiều hơn

Theo ghi nhận từ các giáo viên, học sinh, đa phần các em rất hào hứng với buổi tham quan. Khi được “cô giáo” thuyết minh đặt câu hỏi, học sinh trả lời đã tạo nên không khí trao đổi, hấp dẫn. Qua đây, các em đãhọc hỏi được rất nhiều điều, đặc biệt là các em thích thú được tham quan thực tế, tìm hiểu về chiếc máy bay A37 do Mỹ chế tạo và sử dụng trong chiến tranh Việt Nam giai đoạn từ 1967 - 1975, là chiếc máy bay do Quân đội Việt Nam Cộng hòa tháo chạy bỏ lại khi quân giải phóng đánh chiếm Đà Nẵng, là chiếc máy bay cùng loại trong phi đội máy bay A37 do anh hùng Nguyễn Thành Trung chỉ huy tập kích sân bay Tân Sơn Nhất ngày 28.4.1975, tạo thời cơ góp phần giải phóng Miền Nam, thống nhất đất nước. Các em được tìm hiểu quá trình đấu tranh giành độc lập, xây dựng quê hương Bình Thuận nơi mà em sinh ra và lớn lên có bề dày lịch sử.

Cùng với việc tiếp thu kiến thức, tư liệu trong sách giáo khoa và trực tiếp được nghe TMV kểlại những câu chuyện sống động, cụthểthông qua hiện vật, được quan sát thực tế chi tiết từng hoa văn điêu khắc, đắp nổi trên hiện vật thì các em có thểlĩnh hội được nhiều kiến thức hơn, giúp cho việc học tập các môn lịch sử tại trường không bị nhàm chán, khô khan, tạo sự hưng phấn, yêu thích môn lịch sử hơn. “Cháu thấy các thầy cô nên cho học sinh được tham quan thực tế nhiều hơn. Những buổi tham quan như thế này giúp cháu rất thích học môn Lịch sử, nó không khô khan, nhàm chán nữa. Các sự kiện lịch sử dường như rất dễ hiểu, dễ nhớ”, một em học sinh cho biết.

Qua chuyến tham quan thực tế đãtruyền thêm ngọn lửa giúp các em học tập, hiểu về những cống hiến, hy sinh mất mát của những thế hệ cha ông trong công cuộc bảo vệ tổ quốc, giành độc lập dân tộc… Từ đó, giúp các em không ngừng phấn đấu học tập, rèn luyện, góp phần xây dựng quê hương đất nước, cùng chung tay tham gia bảo vệ di sản văn hóa tỉnh nhà. Nhằm nâng cao hiệu quả công tác dạy và học của giáo viên và học sinh, cũng như phát huy giá trị di sản,, SởVHTTDL và SởGDĐT Bình Thuận đãký kết chương trình phối hợp về “Hoạt động giáo dục thông qua di sản văn hóa và tổ chức học tập ngoại khóa tìm hiểu về di sản văn hóa địa phương tại các Bảo tàng, di tích trên địa bàn toàn tỉnh” giai đoại 2020 - 2025.

Theo đó, bảo tàng sẽ không ngừng đổi mới về nội dung, hình thức trưng bày, đáp ứng được nhu cầu tham quan, nghiên cứu của du khách thập phương nói chung, học sinh học tập, trãi nghiệm nói riêng với nhiều hình thức trải nghiệm, học tập phong phú như: Thi vẽ tranh, tìm hiểu lịch sử, chương trình hỏi đáp…

TRUNG HOÀ

Print

Danh mục tin bài

«Tháng Ba 2024»
T2T3T4T5T6T7CN
26
27
28
29
1
2
3
4
5
6
7
8
9
10
11
12
13
14
15
16
17
18
19
2021222324
25262728293031
1234567

© BÁO VĂN HÓA ĐIỆN TỬ
Cơ quan chủ quản: Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch
Giấy phép Báo điện tử số: 422/GP-BTTTT cấp ngày 19.8.2016
Bản quyền thuộc về Báo Văn hóa. Mọi hành động sử dụng nội dung đăng tải trên Báo điện tử Văn hóa tại địa chỉ www.baovanhoa.vn phải có sự đồng ý bằng văn bản của Báo điện tử Văn hóa.
Liên hệ quảng cáo: 024.8220036

Tổng Biên tập: NGUYỄN ANH VŨ

Phó tổng Biên tập: PHAN THANH NAM

Phó tổng Biên tập: NGUYỄN VĂN MƯỜI

Tòa soạn: 124 Nguyễn Du, Quận Hai Bà Trưng, Hà Nội

Điện thoại: 024.38220036 - FAX: 024.38229302

Email: baovanhoa@fpt.vn

Close 2024 Bản quyền thuộc về Báo Văn hóa
Back To Top