Menu
  1. Chính trị
  2. Văn hóa
  3. Nghệ thuật
  4. Giải trí
  5. Du lịch
  6. Thể thao
  7. Gia đình
  8. Kinh tế
  9. Ẩm thực
  10. Đời sống
  11. Nhịp sống số
  12. Pháp luật
  13. Thế giới

19 Tháng Ba 2024

Quảng Nam: Tập trung khắc phục hậu quả mưa lũ, ứng phó với áp thấp nhiệt đới

Thứ Tư 14/10/2020 | 16:27 GMT+7

VHO- Tính đến ngày 14.10, trên địa bàn tỉnh Quảng Nam đã có 11 người chết và mất tích, 15.034 nhà bị ngập trong đợt mưa lũ những ngày qua. Chủ tịch UBND tỉnh Quảng Nam cũng vừa có công điện yêu cầu các cơ quan chức năng, địa phương trên địa bàn tỉnh tập trung nhanh chóng khắc phục hậu quả mưa lũ, đồng thời chủ động theo dõi diễn biến, ứng phó với bão số 7, áp thấp nhiệt đới (ATNĐ) những ngày tới. 

Phố cổ Hội An ( Quảng Nam) ngập lũ những ngày vừa qua

Ngày 14.10, Ban chỉ huy Tìm kiếm cứu nạn và Phòng chống thiên tai (TKCN&PCTT) tỉnh Quảng Nam vừa có báo cáo nhanh về thiệt hại ban đầu trên địa bàn tỉnh trong đợt mưa lũ vừa qua. Theo đó, tính đến ngày 14.10,  trên địa bàn tỉnh Quảng Nam đã có 9  người chết do điện giật, bị nước cuốn trôi, lật ghe, đuối nước và 2  người mất tích.
Các nạn nhân tử vong gồm: Hai mẹ con bà Tôn Nữ Thị Minh H. và Nguyễn Minh T. ( thị trấn Nam Phước, huyện Duy Xuyên, bị điện giật trong lúc đang dọn dẹp sau khi nước lũ vừa rút); Tại xã Duy Phước ( huyện Duy Xuyên), 2  anh em họ là Hứa Đại C. (học sinh lớp 10) và Hứa Thị Tường V. ( học sinh lớp 8, cùng trú xã Duy Phước, huyện Duy Xuyên,  bị sẩy chân, nước cuốn trôi) ; Lê Văn T. ( xã Duy Trung, huyện Duy Xuyên, bị đuối nước);  Nguyễn Văn L. ( huyện Đại Lộc, bị điện giật lúc đang dọn lụt); vợ chồng ông Lê Tự Q. và vợ Lưu Thị Hoài S. ( thị xã Điện Bàn, bị nước cuốn trôi sau khi dự đám cưới trở về); Huỳnh Tấn L. ( trú tại TP Tam Kỳ, bị lật ghe ). 
2 người mất tích là ngư dân Nguyễn D. và Nguyễn Phúc Đ. ( xã Tam Hải, huyện Núi Thành, bị chìm tàu số hiệu QNa-90499 TS khi đang neo đậu trên sông). 
Tỉnh này đã sơ tán di dời, sơ tán 553 hộ dân với 1.677 người, trong đó nhiều nhất là ở huyện Tây Giang (105 hộ/420 người), Đại Lộc ( 184 hộ/523 người); còn lại các huyện Nam Trà My, Duy Xuyên,  Quế Sơn,  Thăng Bình , thị xã Điện Bàn, TP.Tam Kỳ.
 Tính đến ngày 14.10, còn lại 85 hộ/307 người vẫn tiếp tục sơ tán, trong đó có 75 hộ/292 người ở huyện Tây Giang vì còn nằm trong vùng nguy hiểm, có nguy cơ sạt lở và 10 hộ/15 người ở huyện Thăng Bình vì nhà vẫn còn trong khu vực ngập sâu. 
Về nông nghiệp, có hơn 213 nhà ở bị thiệt hại nặng; 15.034 nhà bị ngập; 30 điểm trường bị ảnh hưởng bởi ngập lụt, sạt lở đất; 487 ha lúa, 1.224 ha rau màu, 30 ha cây trồng lâu năm, 21 ha cây trồng hằng năm bị thiệt hại hoàn toàn; hơn 2.620 gia cầm, gia súc bị chết. 
 Về giao thông, các tuyến đường quốc lộ có 68 điểm sạt lở, bồi lấp với khối lượng khoảng  53.000m3; tuyến giao thông địa phương có  5km đường bị sạt lở, hư hỏng;  121 điểm sạt lở với khối lượng khoảng 33.000m3.
Về thủy lợi, có 7.245m kênh mương bị sạt lở, 10.150m3 đất bồi lấp, 1.500m3 bờ sông và 3.500m3 bờ biển bị sạt lở. 

Bờ biển Cửa Đại (Quảng Nam) bị sạt lở nặng nề sau mưa lũ vừa qua

Chủ tịch UBND tỉnh Quảng Nam cũng vừa có công điện yêu cầu các đơn vị chức năng, địa phương trên địa bàn tỉnh tập trung triển khai các nhiệm vụ để nhanh chóng khắc phục hậu quả mưa lũ những ngày qua. Đồng thời theo dõi chặt chẽ diễn biến, chủ động ứng phó với bão số 7, áp thấp nhiệt đới (ATNĐ) theo phương châm “bốn tại chỗ”. 
Cụ thể, đối với công tác ứng phó và khắc phục hậu quả mưa lũ, Chủ tịch UBND tỉnh yêu cầu Chủ tịch UBND huyện, thị xã, thành phố chỉ đạo, triển khai một số nhiệm vụ sau: Tập trung bảo đảm an toàn tính mạng cho người dân. Tiếp tục tổ chức kiểm tra, rà soát và thực hiện di dời dân cư ra khỏi khu vực nguy hiểm. Đảm bảo an toàn giao thông tại các khu vực bị sạt lở, ngập sâu; đảm bảo lương thực ,thực phẩm, nhu yếu phẩm cần thiết tại các khu vực tổ chức sơ tán. Tổ chức tìm kiếm người mất tích; thăm hỏi, trợ cấp kịp thời các trường hợp bị ảnh hưởng nặng do mưa lũ. Huy động lực lượng tại chỗ hỗ trợ nhân dân khắc phục hậu quả mưa lũ; chuẩn bị phương án khôi phục công trình hạ tầng bị hư hỏng để phục vụ sinh hoạt, khôi phục sản xuất ngay sau khi lũ rút…
Các Sở: Y tế, Tài chính, LĐ,TB&XH thực hiện các nhiệm vụ về khám, chữa bệnh cho nhân dân vùng lũ, xử lý vệ sinh môi trường; tham mưu, xử lý kịp thời các nhu cầu hỗ trợ phục vụ ứng phó, khắc phục mưa lũ; kịp thời đề xuất hỗ trợ lương thực phục vụ cứu trợ cho người dân vùng lũ.

 Lực lượng chức năng triển khai dọn dẹp vệ sinh môi trường sau lũ  tại Quảng Nam

Đối với công tác ứng phó bão số 7 và ATNĐ, Chủ tịch UBND tỉnh yêu cầu các địa phương, đơn vị chủ động triển khai các biện pháp ứng phó, đảm bảo an toàn tính mạng cho ngườ dân và hoạt động sản xuất, trong đó lưu ý bảo đảm an toàn cho người và phương tiện hoạt động trên biển; chủ động di dời dân ra khỏi các khu vực nguy hiểm; bảo vệ đê, điều, hồ đập; bảo vệ sản xuất nông nghiệp, nuôi trồng thủy, hải sản. Đặc biệt, các cơ quan chức năng, địa phương kiên quyết không để người ở lại trên tàu, thuyền, lồng bè nuôi trồng thủy sản; các chủ hồ thủy điện phải kiểm tra, bảo đảm tối đa phương án dự phòng, phương án vận hành tràn xả lũ đảm bảo, nhất là hệ thống điện…

Theo báo cáo của Bộ Chỉ huy Bộ đội Biên phòng tỉnh Quảng Nam, tính đến 6 giờ ngày 14.10,  số tàu cá của tỉnh Quảng Nam còn đang hoạt động trên biển là 73 tàu với 2.555 lao động ( tổng số tàu cá toàn tỉnh là 3.048 tàu/13.585 lao động). Trong đó có 68 tàu/2.501 lao động hoạt động tại khu vực Trường Sa và hiện đã tránh trú an toàn tại các đảo ở Trường Sa; 5 tàu/54 lao động hoạt động tại khu vực Hoàng Sa đã được thông báo và trên đường vào khu vực tránh trú.  Ngoài ra có 17 tàu vận tải với 198 thuyền viên;  3 tàu cá ngoại tỉnh đang neo đậu tại Cù Lao Chàm (Hội An)

Ban Chỉ huy PCTT&TKCN tỉnh cũng vừa có công văn số 195 về chủ động ứng phó với ATNĐ  trên Biển Đông. Theo đó, yêu cầu cơ quan Thường trực TKCN trên biển và hải đảo, Ban Chỉ huy PCTT và TKCN các huyện, thị xã, thành phố ven biển thông báo cho thuyền trưởng, chủ các phương tiện tàu thuyền còn hoạt động trên biển biết vị trí, hướng di chuyển và diễn biến ATNĐ để chủ động các biện pháp phòng tránh phù hợp. Giữ thông tin liên lạc thường xuyên với thuyền trưởng, chủ các phương tiện để xử lý kịp thời các tình huống xấu có thể xảy ra; Hướng dẫn neo đậu và có phương án đảm bảo an toàn cho tàu, thuyền tại các bến, các khu vực cửa sông khi có lũ lớn, đặc biệt là với các tàu vận tải, tàu vãng lai, tránh để các sự cố xảy ra.  Chỉ đạo triển khai các biện pháp đảm bảo an toàn cho người và tài sản của nhân dân và khách du lịch ven biển, các đảo, trên các lồng bè và khu vực nuôi trồng thủy, hải sản.

K.CHI

Print

Danh mục tin bài

«Tháng Ba 2024»
T2T3T4T5T6T7CN
26
27
28
29
1
2
3
4
5
6
7
8
9
10
11
12
13
14
15
16
17
18
19
2021222324
25262728293031
1234567

© BÁO VĂN HÓA ĐIỆN TỬ
Cơ quan chủ quản: Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch
Giấy phép Báo điện tử số: 422/GP-BTTTT cấp ngày 19.8.2016
Bản quyền thuộc về Báo Văn hóa. Mọi hành động sử dụng nội dung đăng tải trên Báo điện tử Văn hóa tại địa chỉ www.baovanhoa.vn phải có sự đồng ý bằng văn bản của Báo điện tử Văn hóa.
Liên hệ quảng cáo: 024.8220036

Tổng Biên tập: NGUYỄN ANH VŨ

Phó tổng Biên tập: PHAN THANH NAM

Phó tổng Biên tập: NGUYỄN VĂN MƯỜI

Tòa soạn: 124 Nguyễn Du, Quận Hai Bà Trưng, Hà Nội

Điện thoại: 024.38220036 - FAX: 024.38229302

Email: baovanhoa@fpt.vn

Close 2024 Bản quyền thuộc về Báo Văn hóa
Back To Top