Menu
  1. Chính trị
  2. Văn hóa
  3. Nghệ thuật
  4. Giải trí
  5. Du lịch
  6. Thể thao
  7. Gia đình
  8. Kinh tế
  9. Ẩm thực
  10. Đời sống
  11. Nhịp sống số
  12. Pháp luật
  13. Thế giới

19 Tháng Ba 2024

Khai thác thế mạnh điện ảnh để thúc đẩy phát triển công nghiệp văn hóa

Thứ Tư 30/09/2020 | 11:26 GMT+7

VHO-  Ngày 29.9 tại Hà Nội, Thứ trưởng Bộ VHTTDL Nguyễn Văn Hùng đã có buổi làm việc với Cục Điện ảnh về nội dung thực hiện Chiến lược phát triển công nghiệp văn hóa trong lĩnh vực điện ảnh.

Thứ trưởng Nguyễn Văn Hùng phát biểu tại buổi làm việc Ảnh: TR. HUẤN

Cục trưởng Cục Điện ảnh Vi Kiến Thành cho biết, xác định điện ảnh là lĩnh vực có nhiều tiềm năng, thế mạnh để phát triển công nghiệp văn hóa, thời gian qua, Cục đã chủ động triển khai nhiều công việc, đạt được một số kết quả tích cực. Tuy nhiên, thực tế cho thấy phát triển công nghiệp văn hóa trong điện ảnh vẫn đang đặt ra nhiều khó khăn, thách thức.

Trong 9 tháng đầu năm 2020, Cục Điện ảnh đã tổ chức nhiều đợt chiếu phim phục vụ nhiệm vụ chính trị. Trong bối cảnh đại dịch Covid-19, Cục Điện ảnh quán triệt việc tổ chức các đợt phim chỉ được thực hiện khi tình hình dịch bệnh đã được kiểm soát an toàn. Thực hiện các nhiệm vụ được giao, Cục đã xây dựng và trình Bộ ban hành Kế hoạch xây dựng Luật Điện ảnh (sửa đổi); Xây dựng báo cáo việc tổng kết thi hành Luật Điện ảnh... Đặc biệt, Cục đã hoàn thiện đề án Quảng bá thương hiệu quốc gia- Liên hoan phim Việt Nam trong khuôn khổ Chiến lược phát triển các ngành Công nghiệp văn hóa Việt Nam đến năm 2020, tầm nhìn 2030. Bên cạnh đó, xây dựng và trình Bộ ban hành Đề án tổ chức Liên hoan phim giai đoạn 2021-2030...

Chín tháng đầu năm, Cục Điện ảnh đã giám định 18 kịch bản phim truyện, 75 kịch bản phim tài liệu, phim khoa học, 30 phim hoạt hình, 4 đề cương chương trình phục vụ đồng bào miền núi, vùng sâu, vùng xa; giám định 19 kịch bản phim dịch vụ, hợp tác, liên doanh và có yếu tố nước ngoài. Tính đến cuối tháng 9, đã tổ chức thẩm định, phân loại và cho phép phát hành 22 phim truyện Việt Nam; 95 phim truyện nước ngoài chiếu rạp, 2 phim truyện video, 34 phim tài liệu… Theo Cục trưởng Vi Kiến Thành, điện ảnh là lĩnh vực có tiềm năng phát triển công nghiệp văn hóa. Tuy nhiên, cũng có nhiều vấn đề khiến việc thực hiện chiến lược công nghiệp văn hóa còn khó khăn, trong đó có vấn đề sản xuất và phát hành phim. Các ý kiến tại buổi làm việc cũng chỉ ra những thách thức trong việc thực hiện chiến lược công nghiệp văn hóa nói chung và trong lĩnh vực điện ảnh nói riêng như việc thành lập Quỹ phát triển điện ảnh, vấn đề thẩm định phim...

Phát biểu tại cuộc họp, Thứ trưởng Nguyễn Văn Hùng nhấn mạnh, dù 9 tháng đầu năm gặp nhiều khó khăn do tác động của dịch Covid-19 nhưng Cục Điện ảnh đã nỗ lực hoàn thành các nhiệm vụ chính trị được giao, đặc biệt là việc tổ chức các đợt phim phục vụ nhiệm vụ tuyên truyền. Theo Thứ trưởng, công tác quản lý nhà nước trong lĩnh vực điện ảnh đã có những bước tiến mới, thông qua công tác thẩm định, quản lý phổ biến phim đã tiết giảm dần những vấn đề khiến dư luận bức xúc. Bên cạnh đó, việc quản lý sản xuất, giám định phim cũng đã góp phần hạn chế sự xâm lấn của văn hóa độc hại, đem đến những tác phẩm điện ảnh giá trị. Thứ trưởng cũng chia sẻ những khó khăn đối với ngành Điện ảnh trong bối cảnh hiện nay và cho rằng, cần rà soát, tổng kết, phát hiện những vấn đề còn chưa phù hợp, kịp thời sơ kết, tổng kết đánh giá, để tham mưu lãnh đạo Bộ về giải pháp tháo gỡ.

Về phát triển công nghiệp văn hóa trong điện ảnh, Thứ trưởng Nguyễn Văn Hùng cho rằng, Cục Điện ảnh đã chủ động trong triển khai thực hiện. Trong đó có thể kể đến việc xây dựng và hoàn thiện đề án Quảng bá thương hiệu quốc gia- Liên hoan phim Việt Nam; tăng cường chức năng quản lý nhà nước, đặt hàng những tác phẩm điện ảnh phục vụ nhiệm vụ chính trị, được công chúng đón nhận. Thứ trưởng mong muốn trong thời gian tới, phát huy những kết quả đã đạt được, Cục Điện ảnh sẽ tăng cường hơn nữa việc quảng bá, giới thiệu phim Việt Nam. Thông qua các Liên hoan phim quốc tế để giới thiệu điện ảnh nước nhà với thế giới, trong đó cần tính đến việc xuất khẩu tác phẩm điện ảnh Việt Nam ra nước ngoài. Thứ trưởng yêu cầu, Cục Điện ảnh cần chủ động làm việc với các đơn vị liên quan, thúc đẩy việc thực hiện đầu tư công trung hạn để có những thiết chế văn hóa quy mô theo yêu cầu của Chiến lược công nghiệp văn hóa. Cùng với đó, liên kết với các đơn vị như Tổng cục Du lịch để có được mô hình quảng bá du lịch qua tác phẩm điện ảnh như một số nước đã làm.

Đặc biệt, Thứ trưởng nhấn mạnh, thời hạn thực hiện Chiến lược công nghiệp văn hóa đã sắp kết thúc. Cục Điện ảnh phối hợp với các đơn vị liên quan sớm tổ chức sơ kết, tổng kết những gì đã làm được, rà soát, rút kinh nghiệm và tham mưu lãnh đạo Bộ đề xuất những chương trình mới để thực hiện trong giai đoạn kế tiếp. 

 PHƯƠNG MAI

 

Print

Danh mục tin bài

«Tháng Ba 2024»
T2T3T4T5T6T7CN
26
27
28
29
1
2
3
4
5
6
7
8
9
10
11
12
13
14
15
16
17
18
19
2021222324
25262728293031
1234567

© BÁO VĂN HÓA ĐIỆN TỬ
Cơ quan chủ quản: Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch
Giấy phép Báo điện tử số: 422/GP-BTTTT cấp ngày 19.8.2016
Bản quyền thuộc về Báo Văn hóa. Mọi hành động sử dụng nội dung đăng tải trên Báo điện tử Văn hóa tại địa chỉ www.baovanhoa.vn phải có sự đồng ý bằng văn bản của Báo điện tử Văn hóa.
Liên hệ quảng cáo: 024.8220036

Tổng Biên tập: NGUYỄN ANH VŨ

Phó tổng Biên tập: PHAN THANH NAM

Phó tổng Biên tập: NGUYỄN VĂN MƯỜI

Tòa soạn: 124 Nguyễn Du, Quận Hai Bà Trưng, Hà Nội

Điện thoại: 024.38220036 - FAX: 024.38229302

Email: baovanhoa@fpt.vn

Close 2024 Bản quyền thuộc về Báo Văn hóa
Back To Top