Menu
  1. Chính trị
  2. Văn hóa
  3. Nghệ thuật
  4. Giải trí
  5. Du lịch
  6. Thể thao
  7. Gia đình
  8. Kinh tế
  9. Ẩm thực
  10. Đời sống
  11. Nhịp sống số
  12. Pháp luật
  13. Thế giới

29 Tháng Ba 2024

"Cái gì đã quy hoạch cho văn hóa thì phải giữ"

Thứ Sáu 21/08/2020 | 11:14 GMT+7

VHO-  Theo đề xuất của Sở VHTT Đà Nẵng về việc cần thiết phải đầu tư xây dựng các các thiết chế văn hóa, thể thao, giải trí (TCVHTTGT) xứng tầm, vừa qua, UBND TP Đà Nẵng đã có công văn số 178/BC-UBND TP Đà Nẵng đề xuất HĐND TP thống nhất chủ trương đẩy nhanh đầu tư các TCVHTTGT xứng tầm, góp phần xây dựng TP trở thành trung tâm kinh tế, xã hội của khu vực và cả nước.

Rạp chiếu phim Lê Độ TP Đà Nẵng vừa được cải tạo lại khang trang và hiện đại hơn

UBND TP Đà Nẵng cũng chỉ đạo các đơn vị có trách nhiệm ưu tiên dành quỹ đất của các dự án bị thanh, kiểm tra, thu hồi để đầu tư các công trình, TCVHTTGT, đồng thời tăng cường công tác kiểm tra tình hình tổ chức hoạt động của các thiết chế văn hóa, thể thao, giải trí, chấn chỉnh những đơn vị hoạt động không hiệu quả, vi phạm pháp luật, song song đó xem xét trách nhiệm của người đứng đầu.

Với những sự kiện tầm cỡ diễn ra liên tục, Đà Nẵng trở thành điểm đến hàng đầu về sự kiện và lễ hội trên cả nước. Tuy nhiên, việc xây dựng và phát huy hiệu quả hệ thống thiết chế văn hóa, thể thao, giải trí trên địa bàn thành phố vẫn còn bất cập, chưa xứng tầm với vị thế thành phố, công tác đầu tư xây dựng các thiết chế VHTTGT đến năm 2020 không đạt theo tiến độ đề ra và thiếu đồng bộ về tổ chức hoạt động cũng như cơ sở vật chất và trang thiết bị, thiếu hấp dẫn… Một số dự án quy mô lớn kéo dài do thiếu kinh phí đầu tư như dự án Công viên văn hóa Ngũ Hành Sơn, Công viên Đại Dương, Công viên Bách thảo Bách thú, Khu liên hợp thể dục thể thao Hòa Xuân.

Xác định việc xây dựng các TCVHTTGT là yêu cầu cấp bách, thời gian tới, các công trình, dự án thiết chế văn hóa, thể thao, giải trí quy mô tầm cỡ sẽ được TP Đà Nẵng đẩy nhanh tiến độ để kịp thời phục vụ, đáp ứng nhu cầu tham quan, thưởng thức văn hóa của người dân cũng như khách du lịch. Các công trình được chia làm 3 nhóm: Nhóm 1 là các dự án đã có chủ trương thực hiện, đang triển khai công tác chuẩn bị đầu tư hoặc đang đầu tư công trình như: Bảo tàng Đà Nẵng (cơ sở số 42 Bạch Đằng) và số 31 đường Trần Phú; Bảo tàng Điêu khắc Chăm cơ sở 2 ở Phong Lệ; Trung tâm Văn hóa thành phố; Công viên 29/3; Công viên Thanh Niên; Vườn tượng Apec; dự án tuyến đi bộ Bạch Đằng - cầu Nguyễn Văn Trỗi - Trần Hưng Đạo; đầu tư các công viên kết hợp lối xuống biển; trùng tu, tôn tạo di tích, trong đó đặc biệt là Thành Điện Hải, Hải Vân Quan, mở rộng Nghĩa chủng Hòa Vang, Phước Ninh, Bảo tồn, tôn tạo Nhà cổ truyền thống trên địa bàn thành phố gắn với phát triển du lịch cộng đồng như làng cổ Phong Nam,Thái Lai…

Nhóm 2 gồm các dự án đã có chủ trương nghiên cứu thực hiện, đang xúc tiến các thủ tục đầu tư như hệ thống các bảo tàng, quy hoạch và triển khai thực hiện hệ thống tượng đài, tranh, tượng quy mô lớn trên địa bàn thành phố.

Nhóm 3 gồm các dự án đề xuất ý tưởng đầu tư hoặc đã tích hợp trong dự thảo điều chỉnh quy hoạch chung thành phố đến năm 2030, tầm nhìn 2045, công trình đầu tư công tập trung vào các thiết chế lớn mang ý nghĩa văn hóa, lịch sử quan trọng của Đà Nẵng như Thư viện Khoa học tổng hợp thành phố - cơ sở 2; quảng trường Khu vực Thành Điện Hải; và các công trình điểm nhấn khác của thành phố…

Về vấn đề sử dụng quỹ đất, ông Huỳnh Văn Hùng, Giám đốc Sở VHTT Đà Nẵng từng thẳng thắn đề nghị thành phố phải kiên quyết trong việc giữ lại những khu đất đã quy hoạch cho các TCVHTT: “Tuy đã có quy hoạch cụ thể với các ngành liên quan, đặc biệt là các địa phương nhưng sau đó một số địa điểm đã được quy hoạch để dành đất cho thiết chế văn hóa, thể thao lại im lặng chuyển đổi sang mục đích sử dụng khác không hề liên quan. Chúng tôi thống kê có đến 16 điểm bị chuyển đổi. Như thế là không được. Cái gì quy hoạch cho văn hóa là phải giữ cho văn hóa. Ngoài ra, kinh nghiệm xây dựng các thiết chế văn hóa phải làm ở giữa khu dân cư để thuận tiện cho người dân chứ đưa ra ngoài rìa, đưa ra gò mả mà làm sao hoạt động cho được?! Tôi đề nghị thành phố cái gì đã quy hoạch giữ cho văn hóa và thể thao thì nên giữ”.

Từ lâu, Đà Nẵng đã xác định mục tiêu xây dựng thành phố trở thành một trong những trung tâm sự kiện có uy tín trên cả nước và vươn tầm quốc tế. Do đó, việc đầu tư cơ sở vật chất, hoàn thiện hệ thống văn hóa, giải trí tầm cỡ sẽ có ý nghĩa rất lớn trong việc phục vụ nhu cầu hưởng thụ của người dân, đồng thời nâng vị thế Đà Nẵng xứng tầm là điểm đến sự kiện hấp dẫn.

N.HÀ

Print

Danh mục tin bài

«Tháng Ba 2024»
T2T3T4T5T6T7CN
26
27
28
29
1
2
3
4
5
6
7
8
9
10
11
12
13
14
15
16
17
18
19
20
21
22
23
24
25
26
27
28
29
3031
1234567

© BÁO VĂN HÓA ĐIỆN TỬ
Cơ quan chủ quản: Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch
Giấy phép Báo điện tử số: 422/GP-BTTTT cấp ngày 19.8.2016
Bản quyền thuộc về Báo Văn hóa. Mọi hành động sử dụng nội dung đăng tải trên Báo điện tử Văn hóa tại địa chỉ www.baovanhoa.vn phải có sự đồng ý bằng văn bản của Báo điện tử Văn hóa.
Liên hệ quảng cáo: 024.8220036

Tổng Biên tập: NGUYỄN ANH VŨ

Phó tổng Biên tập: PHAN THANH NAM

Phó tổng Biên tập: NGUYỄN VĂN MƯỜI

Tòa soạn: 124 Nguyễn Du, Quận Hai Bà Trưng, Hà Nội

Điện thoại: 024.38220036 - FAX: 024.38229302

Email: baovanhoa@fpt.vn

Close 2024 Bản quyền thuộc về Báo Văn hóa
Back To Top