Menu
  1. Chính trị
  2. Văn hóa
  3. Nghệ thuật
  4. Giải trí
  5. Du lịch
  6. Thể thao
  7. Gia đình
  8. Kinh tế
  9. Ẩm thực
  10. Đời sống
  11. Nhịp sống số
  12. Pháp luật
  13. Thế giới

19 Tháng Ba 2024

Tinh thần võ đạo Nhật Bản giữa lòng Thủ đô

Thứ Sáu 11/10/2019 | 14:30 GMT+7

VHO- Sáng nay 11.10, tại Bảo tàng Mỹ thuật Việt Nam, Trung tâm Giao lưu văn hóa Nhật Bản đã tổ chức khai mạc triển lãm “Tinh thần võ đạo – Lịch sử võ thuật Nhật Bản”. Triển lãm đã thu hút được sự chú ý của nhiều người yêu thích võ thuật và văn hóa của xứ sở mặt trời mọc.

Triển lãm “Tinh thần võ đạo - Lịch sử võ thuật Nhật Bản” tại Việt Nam nằm trong chuỗi các hoạt động triển lãm lưu động đã được tổ chức tại nhiều quốc gia và vùng lãnh thổ trên thế giới nhằm mục đích giúp công chúng hiểu khái quát về lịch sử võ thuật, võ đạo tại Nhật Bản. Tại buổi khai mạc triển lãm, khán giả đã được chứng kiến màn biểu diễn bắn cung và võ thuật truyền thống.

Tiết mục võ thuật, bắn cung truyền thống của Nhật Bản tại buổi khai mạc triển lãm

Võ thuật và võ đạo, những tinh hoa võ cổ truyền độc đáo của Nhật Bản suốt hơn một thiên niên kỷ đã phát triển từ "đoạt mạng" do chú trọng thực chiến trên chiến trường sang "trao mạng". Để khuyến khích các võ sinh bình tâm, tĩnh thể, người ta đã đổi tên các hậu tố "jutsu" sang thành "dō". Sau Thế chiến thứ hai, võ đạo đã được nhìn nhận lại và trở thành loại hình thể thao phổ biến trên thế giới tới mức được đưa vào thi đấu ở Olympic. Võ đạo sẽ còn tiếp tục được nhiều người yêu quý vì đó là một loại hình thể thao thú vị cũng như là một quá trình mưu cầu suốt đời về một thể chất và tinh thần khỏe mạnh. Đặc biệt, võ đạo đã có những đóng góp to lớn cho hòa bình trên khắp thế giới.

Khách tham quan triển lãm ngắm nhìn nhiều hiện vật về tinh thần võ đạo

Theo đại diện BTC, triển lãm bao gồm 2 phần. Phần 1 trưng bày bản gốc các hiện vật cung tên, áo giáp, mũ giáp, trình bày những biến đổi của võ thuật Nhật Bản từ thế kỷ 8 đến thế kỷ 19. Do về mặt chất liệu, có nhiều hiện vật cổ đã không còn tồn tại hoặc đã bị trầy xước nhiều, không phù hợp để đem triển lãm lưu động ở nước ngoài, nên hơn một nửa các hiện vật được trưng bày lần này là bản sao hoặc bản phục chế. Tuy nhiên, khách tham quan vẫn cảm nhận được sự sinh động vốn có của những hiện vật.

Một số mũ giáp được sử dụng trong võ thuật Nhật Bản

Đến với phần 2, khán giả sẽ hiểu được sự định hình lại từ "võ thuật" thành "võ đạo" vào giai đoạn từ thế kỷ XIX đến thế kỷ XX và sự tiếp thu tinh thần võ đạo trong đời sống Nhật Bản hiện đại. Ở đây, có phần giới thiệu 9 tổ chức võ đạo hiện đại cũng như trưng bày các dụng cụ được sử dụng trong thực tế.

Tinh thần võ đạo được thể hiện rõ nét qua các bộ trang phục

Thông qua triển lãm này, du khách trong nước và quốc tế sẽ không chỉ có thêm những hiểu biết về văn hóa võ đạo  mà còn có thêm một góc nhìn mới về ý niệm cái "đẹp", sức sáng tạo, cũng như về lịch sử - xã hội, thế giới quan của người Nhật.

ĐÌNH TOÁN

Print

Danh mục tin bài

«Tháng Ba 2024»
T2T3T4T5T6T7CN
26
27
28
29
1
2
3
4
5
6
7
8
9
10
11
12
13
14
15
16
17
18
19
2021222324
25262728293031
1234567

© BÁO VĂN HÓA ĐIỆN TỬ
Cơ quan chủ quản: Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch
Giấy phép Báo điện tử số: 422/GP-BTTTT cấp ngày 19.8.2016
Bản quyền thuộc về Báo Văn hóa. Mọi hành động sử dụng nội dung đăng tải trên Báo điện tử Văn hóa tại địa chỉ www.baovanhoa.vn phải có sự đồng ý bằng văn bản của Báo điện tử Văn hóa.
Liên hệ quảng cáo: 024.8220036

Tổng Biên tập: NGUYỄN ANH VŨ

Phó tổng Biên tập: PHAN THANH NAM

Phó tổng Biên tập: NGUYỄN VĂN MƯỜI

Tòa soạn: 124 Nguyễn Du, Quận Hai Bà Trưng, Hà Nội

Điện thoại: 024.38220036 - FAX: 024.38229302

Email: baovanhoa@fpt.vn

Close 2024 Bản quyền thuộc về Báo Văn hóa
Back To Top