Menu
  1. Chính trị
  2. Văn hóa
  3. Nghệ thuật
  4. Giải trí
  5. Du lịch
  6. Thể thao
  7. Gia đình
  8. Kinh tế
  9. Ẩm thực
  10. Đời sống
  11. Nhịp sống số
  12. Pháp luật
  13. Thế giới

19 Tháng Ba 2024

Khi lịch sử và văn hóa lên tiếng

Thứ Bảy 05/10/2019 | 08:25 GMT+7

VHO-Hôm 2.10, Cao ủy viên Anh Laura Clarke đã có cuộc gặp với các thủ lĩnh bộ lạc Maori ở thị trấn Gisborne nhân dịp New Zealand kỷ niệm ngày thuyền trưởng James Cook và thủy thủ đoàn tàu Endeavour của ông đến đây và bị hãm hại năm 1769.

Trong cuộc gặp lần đầu tiên trong lịch sử này, bà Clarke đã thừa nhận nỗi đau và cảm thông với hậu duệ của những người Maori bị giết cách đây 250 năm. Cho dù động thái "hối tiếc" nói trên đến từ chính phủ Anh chứ không phải từ Hoàng gia hay Nữ hoàng Elizabeth II nhưng cho thấy lịch sử cũng đã sang trang.

Là những người phát hiện ra New Zealand vào khoảng 1.200 năm trước, người Maori được xem là những người bản xứ của New Zealand. Họ là những người Polynesian ở Thái Bình Dương và chiếm khoảng 1/5 dân số cả nước. Năm 1769, người Anh phát hiện ra New Zealand và khẳng định đó là vùng đất của nước Anh. Người Maori đã phải ra sức đấu tranh để bảo vệ lãnh thổ của mình. Cuộc đấu tranh kéo dài đến gần một thế kỷ, cuối cùng Hoàng gia Anh cũng thừa nhận quyền sở hữu của người Maori. Cho đến tận ngày nay, một số bộ lạc (iwi) vẫn tiếp tục đàm phán với Chính phủ trong nỗ lực giải quyết các vi phạm của người Anh.

Không chỉ bảo vệ chủ quyền lãnh thổ, người Maori còn bảo vệ được “sức mạnh mềm” - đó là văn hóa. Từ ngôn ngữ cho đến các nét văn hóa đặc sắc như hình xăm trên mặt và cách chào hỏi đặc biệt, trang phục, âm nhạc, lễ hội độc đáo vẫn được bảo tồn và trao truyền qua hàng thế kỷ, góp phần tạo nên một nền văn hóa độc đáo và đa dạng của New Zealand.

Cách đây hơn 10 năm, Thủ tướng Australia lúc ấy là ông Kevin Rudd cũng đã phải xin lỗi về những chính sách và luật sai lầm của các Chính phủ Australia trước đó đã gây đau khổ, mất mát cho thổ dân: “Chúng tôi xin lỗi về những luật đã gây ra nỗi đau thương sâu sắc, sự khốn khổ, mất mát với những người bạn Australia của chúng ta. Chúng tôi xin lỗi những bà mẹ, người cha, người anh, người chị về sự ly tán của gia đình và cộng đồng”.

Lịch sử và văn hóa luôn công bằng, cội rễ và soi sáng tương lai. Cho dù lời xin lỗi của Cao ủy Anh, Thủ tướng Australia hay như Tổng thống Đức Frank-Walter Steinmeier xin tha thứ việc phát xít Đức tấn công Ba Lan 80 năm trước trong buổi lễ kỷ niệm tại Ba Lan ngày 1.9 vừa qua dẫu có muộn mằn thì đó cũng là những động thái đáng được ghi nhận.

TÙNG QUANG

Print

Danh mục tin bài

«Tháng Ba 2024»
T2T3T4T5T6T7CN
26
27
28
29
1
2
3
4
5
6
7
8
9
10
11
12
13
14
15
16
17
18
19
2021222324
25262728293031
1234567

© BÁO VĂN HÓA ĐIỆN TỬ
Cơ quan chủ quản: Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch
Giấy phép Báo điện tử số: 422/GP-BTTTT cấp ngày 19.8.2016
Bản quyền thuộc về Báo Văn hóa. Mọi hành động sử dụng nội dung đăng tải trên Báo điện tử Văn hóa tại địa chỉ www.baovanhoa.vn phải có sự đồng ý bằng văn bản của Báo điện tử Văn hóa.
Liên hệ quảng cáo: 024.8220036

Tổng Biên tập: NGUYỄN ANH VŨ

Phó tổng Biên tập: PHAN THANH NAM

Phó tổng Biên tập: NGUYỄN VĂN MƯỜI

Tòa soạn: 124 Nguyễn Du, Quận Hai Bà Trưng, Hà Nội

Điện thoại: 024.38220036 - FAX: 024.38229302

Email: baovanhoa@fpt.vn

Close 2024 Bản quyền thuộc về Báo Văn hóa
Back To Top