Menu
  1. Chính trị
  2. Văn hóa
  3. Nghệ thuật
  4. Giải trí
  5. Du lịch
  6. Thể thao
  7. Gia đình
  8. Kinh tế
  9. Ẩm thực
  10. Đời sống
  11. Nhịp sống số
  12. Pháp luật
  13. Thế giới

19 Tháng Ba 2024

Phó Thủ tướng Vũ Đức Đam: Tập quán an táng của người Việt không chỉ là vấn đề xã hội…

Thứ Ba 27/08/2019 | 22:11 GMT+7

VHO- Ngày 27.8 tại Hà Nội, Viện Hàn lâm KHXH Việt Nam đã tổ chức diễn đàn khoa học “Tập quán mai táng của người Việt Nam - Xu hướng biến đổi và những vấn đề đặt ra”. Phó Thủ tướng Vũ Đức Đam dự và chủ trì.

Phó Thủ tướng Vũ Đức Đam phát biểu tại diễn đàn

GS. TS Nguyễn Quang Thuấn, Chủ tịch Viện Hàn lâm KHXH Việt Nam cho biết, ở các đô thị lớn, tình trạng người sống ở gần người chết, có khi người sống ở cùng người chết đã và đang tồn tại như tại Thủ đô Hà Nội, TP. Hồ Chí Minh… Ở các đô thị, kinh phí, thủ tục cho việc mai táng trở thành vấn đề lớn không chỉ của các cá nhân, gia đình mà của cả xã hội. Việc lựa chọn hình thức  nào, địa táng hay hỏa táng là việc đại sự. Vấn đề hộ khẩu, tiêu chuẩn, chế độ cũng không hề đơn giản.

“Đối với khu vực nông thôn, nhiều gia đình có người qua đời phải giải quyết vấn đề người xa quê thì có được mang thi hài, tro cốt về quê mai táng không? Người nghèo từ nơi khác đến có đủ tiền mua  đất ở khu nghĩa trang để mai táng không? Đây chỉ là vài ví dụ đơn cử trong rất nhiều vấn đề có tính thời sự, là những bài toán cần có lời giải”, ông Thuấn cho hay.

Phó Thủ tướng Vũ Đức Đam nhấn mạnh: “Có nhiều ý kiến từ các nhà khoa học, quản lý nêu rằng, hiện tập quán an táng của người Việt không chỉ là vấn đề xã hội mà còn là vấn đề môi trường, đất đai và đô thị. Do vậy, có nhiều ý kiến đề nghị tăng cường quản lý, ra các văn bản chỉ đạo, quy phạm pháp luật, chính sách về kinh tế để đảm bảo phong tục tập tập quán của dân tộc phù hợp với yêu cầu phát triển mới trên tinh thần văn minh”.

“Việc mai táng của người Việt Nam là vấn đề xã hội liên quan đến tập tục, truyền thống, không chỉ đơn thuần bằng các chính sách pháp luật,  kinh tế mà giải quyết được. Cần đi đôi với nghiên cứu sâu những góc độ văn hóa, xã hội. Phối hợp tất cả những giải pháp ấy mới có định hướng, giải pháp nhằm tạo ra chuyển biến tích cực.  Bằng tinh thần đó, chúng tôi nhận thấy các nhà khoa học Việt Nam nói chung, đặc biệt là Viện Hàn lâm KHXH Việt Nam, Viện Hàn lâm Khoa học công nghệ Việt Nam phải cùng nhau nghiên cứu, đưa ra góc nhìn khác nhau để có các kiến nghị cần thiết”,  Phó Thủ tướng chỉ đạo.

Cũng theo Phó Thủ tướng, từ nhiều đời nay người Việt có phong tục tập quán về những việc cần làm với người mất, tất cả là  biểu hiện truyền thống hiếu nghĩa. Ngày nay, người dân có đời sống kinh tế tốt hơn nên họ thể hiện tâm nguyện tốt hơn. Tuy nhiên, những quy định chính sách nhà nước chưa đồng bộ, chặt chẽ, dẫn đến hiện tượng tự phát, đua tranh trong ma chay, xây dựng mồ mả …, thậm chí có nơi “sáng tác” thêm những “chuẩn mực” mới trong tang lễ, mồ mả, mai táng.

Theo Phó Thủ tướng, việc mai táng của người Việt Nam là vấn đề xã hội liên quan đến tập tục, truyền thống, không chỉ đơn thuần bằng các  chính sách pháp luật,  kinh tế mà giải quyết được

Không quá lời nếu nói đó là sự ganh đua vì sĩ diện, mối quan hệ trong đời sống. Việc mai táng, xây dựng mồ mả còn thiếu phương pháp, thiếu quản lý, có nơi nghĩa trang như một thành phố thu nhỏ, có nơi lại lộn xộn nhếch nhác. Điều này không chỉ gây mất quỹ đất, ảnh hưởng mỹ quan mà còn gây tranh chấp, mất đoàn kết.

Trước thực trạng trên,  theo nhiều nhà khoa học, việc thay đổi những tập quán an táng của người Việt phải dựa trên việc vận động, phân tích truyền thống văn minh, phát huy vai trò của các tôn giáo, tổ chức xã hội để định hướng, tạo sự đồng thuận trong nhân dân. Việt Nam có 54 dân tộc anh em, tập quán khác nhau, nên không thể  có chính sách chung cho tất cả.

Giám đốc Sở LĐ,TB&XH Hà Nội Khuất Văn Thành cho hay, năm 2010, UBND TP. Hà Nội đã ban hành Quyết định  quy định về chính sách hỗ trợ khuyến khích hỏa táng. Trong đó, thành phố hỗ trợ chi phí hóa táng mức 3 triệu đồng/trường hợp và hỗ trợ chi phí vận chuyển 1 triệu đồng (đối với khu vực ngoại thành), 500.000 đồng (khu vực nội thành). Chính sách hỗ trợ, khuyến khích hỏa táng của Thành phố đã tác động rõ rệt, nhiều gia đình có người thân mất đã lựa chọn hình thức hỏa táng văn minh, tiến bộ thay thế hình thức hung táng lạc hậu, cổ hủ, ảnh hưởng tới vệ sinh môi trường, lãng phí đất. Sau khi thực hiện chính sách khuyến khích hỏa táng, tỉ lệ người dân sử dụng hình thức này đã tăng dần qua các năm, từ 18,5% năm 2010 lên 48,28% năm 2015 và hiện nay là trên 60%.

TÂN AN

Print

Danh mục tin bài

«Tháng Ba 2024»
T2T3T4T5T6T7CN
26
27
28
29
1
2
3
4
5
6
7
8
9
10
11
12
13
14
15
16
17
18
19
2021222324
25262728293031
1234567

© BÁO VĂN HÓA ĐIỆN TỬ
Cơ quan chủ quản: Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch
Giấy phép Báo điện tử số: 422/GP-BTTTT cấp ngày 19.8.2016
Bản quyền thuộc về Báo Văn hóa. Mọi hành động sử dụng nội dung đăng tải trên Báo điện tử Văn hóa tại địa chỉ www.baovanhoa.vn phải có sự đồng ý bằng văn bản của Báo điện tử Văn hóa.
Liên hệ quảng cáo: 024.8220036

Tổng Biên tập: NGUYỄN ANH VŨ

Phó tổng Biên tập: PHAN THANH NAM

Phó tổng Biên tập: NGUYỄN VĂN MƯỜI

Tòa soạn: 124 Nguyễn Du, Quận Hai Bà Trưng, Hà Nội

Điện thoại: 024.38220036 - FAX: 024.38229302

Email: baovanhoa@fpt.vn

Close 2024 Bản quyền thuộc về Báo Văn hóa
Back To Top