Menu
  1. Chính trị
  2. Văn hóa
  3. Nghệ thuật
  4. Giải trí
  5. Du lịch
  6. Thể thao
  7. Gia đình
  8. Kinh tế
  9. Ẩm thực
  10. Đời sống
  11. Nhịp sống số
  12. Pháp luật
  13. Thế giới

19 Tháng Ba 2024

Nhãn đã 'nhả vàng': Từ đặc sản vùng xa, nhãn Sơn La vươn ra thế giới

Thứ Sáu 19/07/2019 | 10:56 GMT+7

VHO- Thời điểm này, người dân Sơn La đang bắt đầu bước vào thu hoạch nhãn chính vụ. Năm nay, nhằm đảm bảo đầu ra ổn định cho sản phẩm, tỉnh Sơn La đã đưa ra nhiều giải pháp, đẩy mạnh hoạt động xúc tiến thương mại, quảng bá, giới thiệu sản phẩm; Gắn kết các doanh nghiệp, hợp tác xã và người dân trong khâu kết nối, mở rộng thị trường tiêu thụ.

 

Người dân Sông Mã (Sơn La) thu hái nhãn để xuất khẩu. V.Đ

Nhãn đã “nhả vàng”

Được người dân Sơn La đưa về trồng tại địa phương từ những năm 1960-1970, cây nhãn đã mất nhiều năm để khẳng định được vị trí của mình. Từ chỗ trồng tự phát, chỉ đáp ứng nhu cầu tiêu dùng tại chỗ, nhờ ứng dụng các tiến bộ kỹ thuật trong cải tạo giống, nhãn Sơn La đã nổi lên là một đặc sản thơm ngon, trở thành một sản phẩm hàng hóa được thị trường ưa chuộng.

Tính đến năm 2019, toàn tỉnh Sơn La có gần 15.000ha nhãn, trong đó diện tích cho thu hoạch khoảng 7.826ha, với sản lượng ước đạt trên 40.000 tấn.

Những năm gần đây, tỉnh Sơn La đặc biệt chú trọng nâng cao năng suất, đảm bảo sản phẩm chất lượng và an toàn, phục vụ tiêu dùng trong nước, cũng như đáp ứng các tiêu chuẩn, điều kiện để xuất khẩu.

Điều đáng ghi nhận là, thay vì sản xuất nhỏ lẻ, quy mô hộ gia đình, các nông dân đã biết liên kết trong các tổ hợp tác, hợp tác xã (HTX) để nâng cao sức cạnh tranh của sản phẩm.

Ông Nguyễn Quốc Khánh - Phó Chủ tịch UBND tỉnh Sơn La cho biết, những năm gần đây, diện tích và sản lượng cây ăn quả của tỉnh tăng nhanh. Đến năm 2019, diện tích đạt trên 62.000ha, dự kiến sản lượng trên 400.000 tấn. Trong đó, diện tích nhãn gần 15.000ha, sản lượng ước đạt 73.000 tấn quả, tăng 10% so với 2018. Nhãn được trồng tập trung ở một số huyện như Sông Mã, Mai Sơn, Yên Châu…

Đẩy mạnh xuất khẩu

Thời gian vừa qua, tỉnh Sơn La tập trung thực hiện các giải pháp như: Xây dựng vùng sản xuất gắn với quy trình sản xuất an toàn; nhân rộng các loại giống chất lượng gắn với yêu cầu dải vụ; đẩy mạnh phát triển HTX gắn với các hộ sản xuất và doanh nghiệp trong tiêu thụ và xuất khẩu; tập trung xây dựng các chuỗi giá trị và thương hiệu sản phẩm nhãn đến với đông đảo người tiêu dùng.

Nhằm đáp ứng yêu cầu các thị trường nhập khẩu, Bộ NNPTNT đã chỉ đạo thực hiện cấp mã số vùng trồng đối với các vùng cây ăn quả. Theo hướng dẫn của các đơn vị thuộc Bộ, Sơn La đã được cấp 16 mã số vùng trồng nhãn xuất khẩu.

Việc cấp mã số vùng trồng không những giúp truy xuất nguồn gốc, mà còn gắn với việc tuân thủ sản xuất theo quy trình nhất định, đáp ứng yêu cầu nước nhập khẩu và nâng cao giá trị sản phẩm.

Bên cạnh thúc đẩy xuất khẩu, những năm gần đây, tỷ trọng nhãn tiêu thụ nội địa đang có xu hướng tăng. Hiện, nhãn đã được kết nối tiêu thụ trong hệ thống phân phối bán lẻ tại mạng lưới các siêu thị lớn, các chợ đầu mối hoa quả ở Hà Nội, TP.HCM và các địa phương khác.

“Sản phẩm nhãn Sơn La vẫn tập trung tiêu thụ trên cả 3 thị trường, trong tỉnh, trong nước, nhất là tại một số thành phố lớn như Hà Nội, Lào Cai, Lạng Sơn… Đồng thời, mở rộng thị trường xuất khẩu. Riêng năm 2019, ngoài những thị trường truyền thống như Trung Quốc, tỉnh Sơn La đang phối hợp với các bộ, ngành, trung ương kết nối thị trường tiêu thụ mới như: ASEAN, Hàn Quốc, Nhật Bản, Mỹ…” - ông Khánh cho biết thêm.

Theo kế hoạch, vụ nhãn năm nay, tỉnh Sơn La dự kiến sẽ xuất khẩu 8.100 tấn nhãn vào các thị trường Mỹ, Trung Quốc, Nhật Bản, Hàn Quốc... Bên cạnh đó, nhãn sẽ được tiêu thụ khoảng 3.400 - 3.800 tấn tại các siêu thị, trung tâm thương mại như Siêu thị BigC, Hapromart, hệ thống siêu thị Vinmart, cửa hàng tiện ích Vinmart+ và các hệ thống siêu thị khác. Số lượng nhãn còn lại phục vụ tiêu thụ, chế biến nội tỉnh và các thương lái mua gom để tiêu thụ ở thị trường trong nước.

Nhằm đảm bảo nguồn cung cấp chất lượng, một số doanh nghiệp đã chủ động tìm đến các địa phương ký hợp đồng thu mua với các HTX và người dân sản xuất nhãn theo tiêu chuẩn VietGAP để đưa hàng đi xuất khẩu tiêu thụ.

Trong khâu chế biến, tỉnh Sơn La tập trung đẩy mạnh tiến độ xây dựng một số nhà máy chế biến nông sản. Hiện Sơn La đã có 4 nhà máy và trong thời gian tới, tiếp tục đẩy mạnh xây dựng 3 nhà máy trên địa bàn huyện Vân Hồ, Mộc Châu...

Tỉnh Sơn La đã xây dựng được 16 chuỗi cung ứng nhãn an toàn, với hơn 510ha. Trong đó, Trung tâm Kiểm dịch thực vật sau nhập khẩu I đã cấp 16 mã số vùng trồng nhãn cho 75ha phục vụ xuất khẩu.

Riêng sản lượng nhãn tại Sơn La được chứng nhận theo tiêu chuẩn VietGAP khoảng 5.000 tấn, trong đó, 1.500 tấn được cấp mã số vùng trồng đủ điều kiện xuất khẩu vào các thị trường Australia, Mỹ, Nhật, Hàn Quốc, ASEAN…

  Theo nhận định của ông Nguyễn Quốc Khánh - Phó Chủ tịch UBND tỉnh Sơn La, vụ nhãn năm nay được mùa, được giá, thị trường tiêu thụ ổn định. Giá nhãn đầu mùa tại một số nhà vườn đang dao động từ 40.000 - 50.000 đồng/kg.

Dân Việt

Print

Danh mục tin bài

«Tháng Ba 2024»
T2T3T4T5T6T7CN
26
27
28
29
1
2
3
4
5
6
7
8
9
10
11
12
13
14
15
16
17
18
19
2021222324
25262728293031
1234567

© BÁO VĂN HÓA ĐIỆN TỬ
Cơ quan chủ quản: Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch
Giấy phép Báo điện tử số: 422/GP-BTTTT cấp ngày 19.8.2016
Bản quyền thuộc về Báo Văn hóa. Mọi hành động sử dụng nội dung đăng tải trên Báo điện tử Văn hóa tại địa chỉ www.baovanhoa.vn phải có sự đồng ý bằng văn bản của Báo điện tử Văn hóa.
Liên hệ quảng cáo: 024.8220036

Tổng Biên tập: NGUYỄN ANH VŨ

Phó tổng Biên tập: PHAN THANH NAM

Phó tổng Biên tập: NGUYỄN VĂN MƯỜI

Tòa soạn: 124 Nguyễn Du, Quận Hai Bà Trưng, Hà Nội

Điện thoại: 024.38220036 - FAX: 024.38229302

Email: baovanhoa@fpt.vn

Close 2024 Bản quyền thuộc về Báo Văn hóa
Back To Top