Menu
  1. Chính trị
  2. Văn hóa
  3. Nghệ thuật
  4. Giải trí
  5. Du lịch
  6. Thể thao
  7. Gia đình
  8. Kinh tế
  9. Ẩm thực
  10. Đời sống
  11. Nhịp sống số
  12. Pháp luật
  13. Thế giới

19 Tháng Ba 2024

Chỉ là những “sao băng”

Thứ Tư 10/07/2019 | 10:39 GMT+7

VHO- Hiện nay, trong giới nghệ sĩ, nhất là ca sĩ xuất hiện ngày càng nhiều những người được gọi là “sao”, “nữ hoàng”, “vua”… nhưng chỉ là “sao băng” chỉ sáng một lúc rồi tắt lịm mãi mãi. Trong số đó, rất nhiều người ảnh hưởng từ văn hóa nước ngoài nhưng không có sự tiếp thu, chọn lọc.

Làn sóng văn hóa ngoại tràn vào nước ta ngày một nhiều và đã kéo theo đội ngũ đông đảo những người hâm mộ cuồng nhiệt, nhất là giới trẻ nước ta,  đặc biệt là hâm mộ văn hóa Hàn Quốc, Nhật Bản… và các “sao” ở trong nước cũng bắt chước theo để được nổi tiếng, được chú ý. Tuy nhiên, do việc tiếp thu, học hỏi chưa khoa học, chưa có chọn lọc nên sinh ra thái quá, dị hợm, dẫn đến lệch lạc tư tưởng, nhận thức của cả một lớp người, một thế hệ, nhất là giới trẻ. Điều này làm xuất hiện nguy cơ văn hóa dân tộc bị mai một.

Bên cạnh các “sao”, nghệ sĩ kém năng lực nhưng lại cố tự tạo ra các sự cố lộ “hàng”, scandal để đánh bóng mình, làm cho nhiều người biết hơn, nổi tiếng hơn. Tuy nhiên, những trào lưu bột phát, “sống gấp” không tồn tại được bao lâu, ánh hào quang giả tạo rồi cũng nhanh qua đi. Minh chứng là nhiều “sao”, “nghệ sĩ” không nổi tiếng bằng tài năng thật sự mà chỉ bằng các vụ scandal… sẽ nhanh chóng bị lụi tàn, lãng quên. Trong khi đó, những nghệ sĩ bằng tài năng đích thực của mình, với sự nỗ lực nghề nghiệp, nhân cách sống văn hóa mới tồn tại lâu dài, để lại dấu ấn sâu đậm trong lòng người hâm mộ và được nhiều thế hệ yêu mến. Qua các dẫn chứng, phân tích như trên, câu trả lời đã quá rõ - đó là ai nổi tiếng hơn ai.

Nền tảng cơ bản, đặc sắc của văn hóa dân tộc đang bị một số bộ phận lớp trẻ bỏ qua để chạy theo trào lưu văn hóa ngoại lai mà không có chọn lọc sẽ rất nguy hiểm, có thể ảnh hưởng đến cả một thế hệ. Do đó, phải có định hướng cho thế hệ trẻ về tiếp thu, thưởng thức văn hóa, trong đó lưu ý đến văn hóa nước ngoài. Vai trò của gia đình, nhà trường là rất quan trọng để giáo dục nhận thức, định hướng cho các em, chỉ ra cho các em nhận thức đầy đủ về đúng, sai khi có nhận thức lệch lạc.

Bên cạnh đó, các phương tiện thông tin đại chúng cần tăng cường truyền bá văn hóa dân tộc, đất nước chỉ lựa chọn và phát sóng những chương trình nước ngoài phù hợp với giới trẻ, hạn chế tối đa các chương trình không phù hợp với bản sắc văn hóa dân tộc.

PHẠM VĂN CHUNG

Print

Danh mục tin bài

«Tháng Ba 2024»
T2T3T4T5T6T7CN
26
27
28
29
1
2
3
4
5
6
7
8
9
10
11
12
13
14
15
16
17
18
19
2021222324
25262728293031
1234567

© BÁO VĂN HÓA ĐIỆN TỬ
Cơ quan chủ quản: Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch
Giấy phép Báo điện tử số: 422/GP-BTTTT cấp ngày 19.8.2016
Bản quyền thuộc về Báo Văn hóa. Mọi hành động sử dụng nội dung đăng tải trên Báo điện tử Văn hóa tại địa chỉ www.baovanhoa.vn phải có sự đồng ý bằng văn bản của Báo điện tử Văn hóa.
Liên hệ quảng cáo: 024.8220036

Tổng Biên tập: NGUYỄN ANH VŨ

Phó tổng Biên tập: PHAN THANH NAM

Phó tổng Biên tập: NGUYỄN VĂN MƯỜI

Tòa soạn: 124 Nguyễn Du, Quận Hai Bà Trưng, Hà Nội

Điện thoại: 024.38220036 - FAX: 024.38229302

Email: baovanhoa@fpt.vn

Close 2024 Bản quyền thuộc về Báo Văn hóa
Back To Top