Menu
  1. Chính trị
  2. Văn hóa
  3. Nghệ thuật
  4. Giải trí
  5. Du lịch
  6. Thể thao
  7. Gia đình
  8. Kinh tế
  9. Ẩm thực
  10. Đời sống
  11. Nhịp sống số
  12. Pháp luật
  13. Thế giới

19 Tháng Ba 2024

Trầm bổng tiếng kèn Pí Lè của ngườI Dao trên đỉnh Mẫu Sơn

Thứ Sáu 21/06/2019 | 08:51 GMT+7

VHO- Trên đỉnh mây mù Mẫu Sơn, nơi có độ cao 1.500m so với mực nước biển, âm thanh trầm bổng từ tiếng kèn Pí Lè đã gắn liền với đời sống tâm linh, tinh thần của người Dao Lù Gang từ bao đời nay. 

tram bong tieng ken pi le cua nguoi dao tren dinh mau son hinh anh 2

Những âm thanh dìu dặt, réo rắt, nỉ non, trầm bổng được thực hiện bằng cách phối hợp giữa thổi hơi và các ngón bấm trên thân kèn

Kèn Pí Lè thường được người Dao sử dụng vào những dịp lễ hội truyền thống, lễ cúng thần lúa, thần rừng, cưới hỏi, lễ tết… Đó là lời tâm tình của lòng người với trời đất, với núi rừng, lời tâm sự của những đôi trai gái tìm duyên, lời của con cái với cha mẹ…

Các loại nhạc cụ của người Dao như chiêng, trống, kèn Pí Lè đều bắt nguồn từ cuộc sống dân dã gắn liền với thiên nhiên, núi rừng. Tại vùng núi Mẫu Sơn, âm thanh trầm bổng từ tiếng kèn Pí Lè đã gắn liền với đời sống tinh thần của người Dao Lù Gang từ bao đời nay.

Kèn Pí Lè gồm 3 phần: Đầu thổi, thân kèn và loa kèn. Đầu thổi là một ống đồng nhỏ nối liền với thân kèn. Thân kèn là một ống gỗ tròn hình trụ đục rỗng, có chiều dài từ 30 - 40cm, chia làm 10 đốt, mỗi đốt được dùi lỗ nhỏ hình tròn, tạo thành sự phân chia giữa các gờ. Trong đó có 7 đốt ở giữa được dùi lỗ nhỏ phía trước, bố trí khoảng cách đều nhau tạo thành một hàng dọc. Loa kèn là phần cuối của cây kèn, được làm bằng lá đồng mỏng, uốn hình chóp cụt, có độ dài khoảng 10cm, đường kính 12cm, đầu nhỏ của loa nối liền với thân kèn.

Kèn Pí Lè có thể thổi được 72 giai điệu khác nhau, như trong lễ cưới thì giai điệu vui tươi, rộn rã; còn đám tang thì nỉ non, buồn tẻ… Kĩ thuật quan trọng nhất khi bắt đầu học kèn là cách nín hơi, nhả hơi và giữ hơi. Người thổi kèn Pí Lè lấy hơi đằng mũi, đẩy hơi ra miệng thông qua đầu thổi tác động vào những lỗ nhỏ trên thân kèn. Khi biểu diễn, trong mỗi nghi lễ khác nhau, người thổi kèn áp dụng các kỹ thuật rung hơi, vuốt hơi, phối hợp với các ngón tay bấm, vuốt trên thân kèn để tạo ra những âm thanh khi thì khoan thai, lúc dìu dặt, khi thì như tiếng suối chảy, khi lại tựa giọng chim hót.

Nghệ nhân thổi kè Pí Lè Dương Trùng Ngàn, người dân tộc Dao ở xã Công Sơn, huyện Cao Lộc cho biết: "Tôi học thổi kèn Pí Lè từ khi còn trẻ, nhìn người già đi trước thổi như thế nào thì mình tập theo đúng như vậy, phải học đi học lại nhiều lần mới nhớ như in trong đầu”.  

“Theo phong tục, kèn Pí Lè được sử dụng thường xuyên trong đời sống tinh thần, nét văn hóa tâm linh của người dân. Lễ cấp sắc, đám cưới hoặc ma chay, việc buồn... tất cả đều không thể không có tiếng kèn Pí Lè. Việc vui thổi bài vui, trầm bổng, ngược lại việc buồn thì có những bài trầm lắng, da diết”, ông Ngàn nói.

tram bong tieng ken pi le cua nguoi dao tren dinh mau son hinh anh 3

Thân kèn làm bằng ống gỗ hình trụ đục rỗng, có chiều dài khoảng 30 - 40cm chia làm 10 đốt, mỗi đốt được dùi lỗ nhỏ hình tròn, tạo thành sự phân chia giữa các gờ

Nghệ nhân Hoàng Tiến Thắng cho biết: Học kèn Pí Lè không phải dễ, muốn thổi được phải lấy hơi được rồi trải qua quá trình luyện tập tâm huyết, kiên trì. “Giờ trong xóm chỉ còn người già thổi kèn Pí Lè, thanh niên bây giờ chẳng còn mấy ai biết nữa. Bọn trẻ không học thì sau này nhà có việc vui, việc buồn thì ai thổi nữa? Đây là phong tục từ xa xưa nên không thể bỏ được", ông Thắng trăn trở.

Do kĩ thuật thổi kèn phức tạp nên có người chỉ học được nửa chừng đã dừng lại không theo nổi. Kèn Pí Lè có thể thổi được 72 giai điệu khác nhau nên đòi hỏi người học luôn giữ trong lòng niềm đam mê cũng như sự kiên trì. Cách học thổi kèn Pí Lè cũng theo lối truyền thống, người đi trước thực hiện, người đi sau làm theo cho đến bao giờ thuần thục thì mới chuyển qua học các điệu khác.

Mẫu Sơn thời gian tới hứa hẹn sẽ dần thay da đổi thịt, được đầu tư phát triển trở thành địa điểm du lịch. Người Dao tại đây sẽ có cơ hội được đem bản sắc văn hóa dân tộc mình khoe với du khách. Và tiếng kèn Pí Lè vẫn sẽ vang lên trên đỉnh mây mù này.

Dân Việt

Print

Danh mục tin bài

«Tháng Ba 2024»
T2T3T4T5T6T7CN
26
27
28
29
1
2
3
4
5
6
7
8
9
10
11
12
13
14
15
16
17
18
192021222324
25262728293031
1234567

© BÁO VĂN HÓA ĐIỆN TỬ
Cơ quan chủ quản: Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch
Giấy phép Báo điện tử số: 422/GP-BTTTT cấp ngày 19.8.2016
Bản quyền thuộc về Báo Văn hóa. Mọi hành động sử dụng nội dung đăng tải trên Báo điện tử Văn hóa tại địa chỉ www.baovanhoa.vn phải có sự đồng ý bằng văn bản của Báo điện tử Văn hóa.
Liên hệ quảng cáo: 024.8220036

Tổng Biên tập: NGUYỄN ANH VŨ

Phó tổng Biên tập: PHAN THANH NAM

Phó tổng Biên tập: NGUYỄN VĂN MƯỜI

Tòa soạn: 124 Nguyễn Du, Quận Hai Bà Trưng, Hà Nội

Điện thoại: 024.38220036 - FAX: 024.38229302

Email: baovanhoa@fpt.vn

Close 2024 Bản quyền thuộc về Báo Văn hóa
Back To Top