Menu
  1. Chính trị
  2. Văn hóa
  3. Nghệ thuật
  4. Giải trí
  5. Du lịch
  6. Thể thao
  7. Gia đình
  8. Kinh tế
  9. Ẩm thực
  10. Đời sống
  11. Nhịp sống số
  12. Pháp luật
  13. Thế giới

19 Tháng Ba 2024

Du lịch Việt Nam với Cách mạng Công nghiệp 4.0

Thứ Năm 28/03/2019 | 19:39 GMT+7

VHO- Nhằm giúp khách hàng cũng như những doanh nghiệp vừa và nhỏ có cơ hội tiếp cận với những ứng dụng công nghệ trong phát triển du lịch thời đại 4.0, chiều ngày 28.3, tại Hà Nội, Hiệp hội Du lịch (HHDL) Việt Nam phối hợp với Báo Nhân dân tổ chức hội thảo “Du lịch Việt Nam với Cách mạng Công nghiệp 4.0”.

Tại Hội thảo, các chuyên gia nhận định công nghệ đang làm thay đổi tính tương tác giữa khách hàng với các doanh nghiệp du lịch. Nếu như trước đây, các công ty phải rất thủ công trong vấn đề quảng bá các tour cũng như xin ý kiến phản hồi của khách hàng thì giờ, mọi thứ đều được thực hiện trên Internet. Khách hàng hoàn toàn có thể tự check in, check out, thanh toán tự động… Phản hồi của khách hàng cũng sẽ được tiếp nhận và xử lý trực tuyến giúp tiết kiệm thời gian tối đa. Chỉ với một cú kích chuột hay thao tác quét mã đơn giản trên ứng dụng di động, người dùng có thể chủ động thiết kế tour cho chính mình hoặc dễ dàng kết nối với các công ty lữ hành du lịch.

Với việc ra đời của công nghệ thực tế ảo, các doanh nghiệp cũng sẽ có cơ hội quảng bá sâu rộng hơn những điểm đến du lịch. Công nghệ thực tế ảo được tích hợp hình ảnh 360 độ và âm thanh sinh động sẽ giúp khách hàng có những trải nghiệm tại chỗ vô cùng mới lạ. Thậm chí, với công nghệ này, nhiều di tích lịch sử vốn chỉ còn trên sử sách cũng sẽ được tái hiện một cách chân thực.

Tiện ích, hiện đại nhưng nhiều doanh nghiệp vẫn đang gặp khó khăn trong công tác triển khai.  Ông Vũ Thế Bình, Phó Chủ tịch thường trực HHDL Việt Nam bày tỏ: “Khi phát triển công nghệ thông tin (CNTT), ngành Du lịch cũng sẽ phải chuyển biến theo để thích nghi. Cuộc Cách mạng Công nghiệp 4.0 đã làm ảnh hưởng đến hoạt động kinh doanh truyền thống của ngành Du lịch. 98% doanh nghiệp du lịch là doanh nghiệp vừa và nhỏ. Hiện nay, hàng nghìn doanh nghiệp đang loay hoay, lo lắng trong việc ứng dụng nhanh nhất công nghệ vào hoạt động của mình. Điều này đòi hỏi những doanh nghiệp làm CNTT phải hình thành những sản phẩm công nghệ đơn giản, dễ sử dụng với giá thành hợp lý để đáp ứng nhu cầu của các doanh nghiệp du lịch này.”

Ông Vũ Thế Bình cho rằng CNTT đang ngày càng ngấm sâu vào các ngành kinh tế, thể hiện bằng Cách mạng 4.0. Cuộc cách mạng này sẽ dẫn đến việc phát triển du lịch thông minh, giúp tiết kiệm về nhân công, giảm giá thành. Ngành Du lịch sẽ ứng dụng trí tuệ nhân tạo, từ đó đáp ứng được nhu cầu cao nhất của du khách.

Hiện nay, có nhiều doanh nghiệp CNTT ứng dụng dịch vụ của ngành Du lịch trên các sàn thương mại điện tử toàn cầu như: Alibaba, Amazon, booking... Theo thống kê, tại Barcelona, nền tảng ứng dụng di động gắn liền với CN 4.0 ở rất nhiều ngành nghề, riêng ngành gọi xe trực tuyến có tỷ trọng 3 tỷ đô la Mỹ, Social Media 31 tỷ đô la Mỹ, du lịch trực tuyến là 600 tỷ đô la Mỹ. Mobile Travel là 200 tỷ đô la Mỹ... Tuy nhiên ở Việt Nam hiện nay các sàn thương mại điện tử hầu như để hổng lĩnh vực này.

“Trong 3 năm qua, ngành Du lịch Việt Nam có mức tăng trưởng kỷ lục. Nhưng tốc độ này chỉ là nhất thời, nếu không thay đổi thì sẽ không thể giữ được kỷ lục đó. Chỉ có ứng dụng công nghệ mới giúp chúng ta duy trì sự phát triển nhanh như vừa qua và ngành Du lịch cần trở thành ngành tiên phong trong cuộc Cách mạng 4.0”, ông Vũ Thế Bình nói.

Tại phiên kết luận hội thảo, các doanh nghiệp công nghệ cũng bày tỏ mong muốn liên kết với nhau nhằm thúc đẩy phát triển du lịch thời kỳ 4.0. Đồng thời, ban tổ chức cũng hy vọng trong tương lai, sẽ có nhiều sản phẩm du lịch mang tính đột phá về công nghệ và lấy khách hàng làm trọng tâm.

ĐÌNH TOÁN

Print

Danh mục tin bài

«Tháng Ba 2024»
T2T3T4T5T6T7CN
26
27
28
29
1
2
3
4
5
6
7
8
9
10
11
12
13
14
15
16
17
18
19
2021222324
25262728293031
1234567

© BÁO VĂN HÓA ĐIỆN TỬ
Cơ quan chủ quản: Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch
Giấy phép Báo điện tử số: 422/GP-BTTTT cấp ngày 19.8.2016
Bản quyền thuộc về Báo Văn hóa. Mọi hành động sử dụng nội dung đăng tải trên Báo điện tử Văn hóa tại địa chỉ www.baovanhoa.vn phải có sự đồng ý bằng văn bản của Báo điện tử Văn hóa.
Liên hệ quảng cáo: 024.8220036

Tổng Biên tập: NGUYỄN ANH VŨ

Phó tổng Biên tập: PHAN THANH NAM

Phó tổng Biên tập: NGUYỄN VĂN MƯỜI

Tòa soạn: 124 Nguyễn Du, Quận Hai Bà Trưng, Hà Nội

Điện thoại: 024.38220036 - FAX: 024.38229302

Email: baovanhoa@fpt.vn

Close 2024 Bản quyền thuộc về Báo Văn hóa
Back To Top