Menu
  1. Chính trị
  2. Văn hóa
  3. Nghệ thuật
  4. Giải trí
  5. Du lịch
  6. Thể thao
  7. Gia đình
  8. Kinh tế
  9. Ẩm thực
  10. Đời sống
  11. Nhịp sống số
  12. Pháp luật
  13. Thế giới

19 Tháng Ba 2024

TP.HCM sẽ cấm xe máy hoạt động tại trung tâm từ 2025: “Không thể muốn cấm là cấm”

Thứ Hai 04/03/2019 | 09:39 GMT+7

VHO- Sở GTVT TP.HCM phối hợp Viện Chiến lược và Phát triển giao thông vận tải (Bộ GTVT) vừa đưa ra Đề án đề xuất hạn chế và tiến tới cấm xe máy hoạt động tại một số khu vực thuộc trung tâm giai đoạn 2025 – 2030 để giảm ùn tắc giao thông (UTGT) ở TP.HCM. Theo các chuyên gia, nhà khoa học, luật sư… thì đây sẽ là bài toán khó. 

  Muốn người dân bỏ xe máy thì phải có phương tiện khác thay thế, tiện dụng, cơ động, rẻ tiền, an toàn 

 Bài toán khó! 
Theo “Đề án tăng cường vận tải hành khách công cộng kết hợp kiểm soát sử dụng phương tiện cơ giới cá nhân tham gia giao thông trên địa bàn TP.HCM” cólộ trình thực hiện qua ba giai đoạn: Từ nay đến năm 2020; giai đoạn 2021 - 2025 và giai đoạn 2026 – 2030. Một trong những mục tiêu quan trọng mà Đề án đưa ra là tiến tới cấm mô tô, xe máy hai, ba bánh tại một số khu vực thuộc trung tâm TP (quận 1, 3, 5, 10,…) vào giai đoạn 2025 – 2030, khi hệ thống vận tải hành khách công cộng (xe buýt, đường sắt đô thị, xe buýt nhanh BRT, vận tải hành khách công cộng đường thủy, bãi giữ xe máy, dịch vụ cung cấp xe đạp hoặc xe máy điện công cộng…) đảm bảo nhu cầu đi lại trong khu vực hạn chế với cự ly tiếp cận trung bình của hành khách đến hệ thống vận tải hành khách công cộng đạt dưới 500m. 
Theo ý kiến của các chuyên gia, nhà khoa học, luật sư: Giải pháp phát triển vận tải hành khách công cộng phải xem là giải pháp tiên quyết trước khi TP thực hiện cấm phương tiện cá nhân ở một số khu vực trung tâm TP. Ngoài ra, TP cần cân nhắc giai đoạn 2025-2030 cấm xe máy vào một số quận trung tâm liệu có khả thi hay không khi hiện trạng cơ sở hạ tầng và phương tiện giao thông công cộng (GTCC) vẫn chưa đảm đương đủ nhu cầu đặt ra. 
Phó Chủ tịch Ủy ban MTTQVN TP.HCM Vũ Thanh Lưu đã chỉ ra nguyên nhân dẫn đến tình trạng UTGT là do quy hoạch phát triển đô thị chưa đồng bộ, phát triển đô thị mất cân đối, tập trung quá cao ở khu vực trung tâm, phát triển các khu đô thị, trung tâm thương mại, cao ốc chưa gắn liền với phát triển giao thông… Ngoài ra, nguyên nhân UTGT còn do hệ thống vận tải hành khách công cộng chưa phát triển, mới có xe buýt, tỷ lệ đảm 
 nhận chỉ đạt 3,35% và khối lượng vận chuyển hành khách liên tục sụt giảm từ năm 2012. 
Còn Luật sư Nguyễn Văn Hậu, Phó Chủ tịch Hội Luật gia TP.HCM thì cho rằng: “Để thực hiện Đề án này chúng ta phải nghiên cứu thật kỹ. Bên cạnh sự phát triển kinh tế, xã hội TP thìphải có sự phối hợp đầu tư cơ sở hạ tầng nâng cao lên. Chất lượng phục vụ xe công cộng phải tốt hơn và làm một cách đồng bộ. Bây giờ chúng ta cấm như vậy thìngười dân đi bằng cách nào. Xe máy là một phương tiện và chúng ta cũng không thể cấm được. Khi xe kiểm định không đủ tiêu chuẩn thì chúng ta mới cấm cho nên chúng ta phải cân nhắc khi thực hiện Đề án này”. 
PGS.TS Nguyễn Minh Hòa, Ủy viên Hội đồng quy hoạch - kiến trúc TP.HCM thì cho rằng: “Bên cạnh những giải pháp mang tính kinh tế và hành chính mà TP đề nghị thìviệc quy hoạch không gian đô thị và phân bổ lại dân cư, kéo dãn dân ra bên ngoài trung tâm cũng hết sức quan trọng”. Theo ông Hòa, TP cần tạo ra ít nhất một đến hai Khu đô thị vệ tinh, vìhiện nay TP chỉ có một khu trung tâm 930 ha nên người dân tập trung vào đây đi làm, đi học gây UTGT. Vàông còn cho rằng: “Không thể muốn cấm người dân là cấm màphải cần đặt trong bối cảnh xãhội. Đây là bài toán quy hoạch không gian phải làm. TP mỗi năm tăng hơn 200 ngàn dân vàchủyếu sử dụng xe máy. Dù người dân biết xe máy có hại nhưng không có sự lựa chọn khác. TP muốn bỏ xe máy, tôi không tin 10 năm nữa bỏ được, bởi đây là bài toán khó”. 
Nhu cầu người dân là quan trọng chứ không phải ý chủ quan của cơ quan chức năng 
PGS.TS Phan Thị Hồng Xuân, Trường Đại học Khoa học Xã hội và Nhân văn thì cho rằng, ngoài xây dựng giải pháp cấp bách thì cần tăng cường, bổ sung nhu cầu người dân là quan trọng chứ không phải ý chủ quan của cơ quan chức năng là muốn như vậy, cần đánh giá nhu cầu người dân. Theo bà, việc phát triển có kiểm soát là bước đi thận trọng và TP cần phải phát triển các phương tiện công cộng. Thói quen di chuyển của người dân quen tự làm chủ, linh động, có đặc điểm ngành nghề đa dạng và nhất là di dân tựdo. Vì vậy, TP cần nắm thêm những yếu tố này đi giải pháp phù hợp hơn. 
Kỹ sư cao cấp Hà Ngọc Trường, PhóChủtịch Hội Cầu, Đường, Cảng TP.HCM cho biết: “Chính sách hạn chế xe gắn máy cũng như gia tăng năng lực GTCC cần minh bạch, có lý, có tình. Muốn người dân bỏ xe máy thì phải có phương tiện khác thay thế, tiện dụng, cơ động, rẻ tiền, an toàn. Tuy nhiên, những phương tiện GTCC hiện nay như xe buýt chỉ đáp ứng nhu cầu nhỏ, chậm giờ, chất lượng thấp,… nếu không có trợ giá thìcó nguy cơ teo tóp lại, trong khi các loại hình phương tiện khác thì làm chậm”. 
Dưới góc độ pháp lý, luật sư Nguyễn Văn Hậu đã chỉra những bất cập, việc hạn chế và cấm xe máy như vậy ở góc độ nào đó đã ảnh hưởng đến quyền lợi của người dân, trong đó chủ yếu là quyền tự do đi lại. Theo quy định của Hiến pháp, quyền tự do đi lại là một trong những quyền Hiến định của người dân, việc hạn chế quyền của người dân như vậy có thể được coi là xâm phạm quyền công dân. Theo quy định của Hiến pháp năm 2013 và các quy định của pháp luật, quyền công dân chỉ bị hạn chế trong một số trường hợp liên quan đến trật tự công cộng. Hiện tại, chưa có bất cứvăn bản pháp luật nào ghi nhận việc cho phép hạn chế quyền đi lại cho người dân nên sẽ chưa có cơ sở pháp lýcho việc hạn chế như Đề án trên. 
Ở góc độ quản lý, việc cấm không nên được áp dụng nhất là nguyên nhân là do sự yếu kém trong việc kiểm soát, quản lý. Vì vậy, thay vì cấm người dân sửdụng xe máy, chính quyền phải làm các biện pháp khác để giúp người dân có thể tự nguyện từ bỏ xe máy khi nhận thấy phương tiện xe máy là không phù hợp và kém lợi thế so với các phương tiện khác. Cónhư vậy, thì mọi vấn đề mới giải quyết triệt để. 
Theo đề án, cơ sở để hạn chế tiến tới dừng hoạt động của xe máy trong giai đoạn 2025 – 2030 là quy hoạch giao thông đến năm 2020, tầm nhìn sau năm 2020 và thực tiễn triển khai quy hoạch thì đến năm 2020 thị phần vận tải hành khách công cộng toàn TP.HCM đảm nhận từ 15% – 20%. Đến năm 2025, thị phần vận tải hành khách công cộng toàn TP đảm nhận từ 20,5% - 26,6% và đến năm 2030 đảm nhận từ 29,3% – 36,8%. Khi thị phần đảm nhận của hệ thống vận tải hành khách công cộng tăng thì tỷ lệ người dân sử dụng phương tiện cá nhân sẽ giảm tương ứng. 
Tuy nhiên, đề án này cũng chỉ ra khó khăn khi triển khai các giải pháp kiểm soát xe máy năm 2030 là hiện tượng ùn tắc cục bộ sẽ xuất hiện tại các điểm trông giữ phương tiện tại khu vực bên ngoài vành đai hạn chế, điểm dừng, nhà chờ vận tải hành khách công cộng (xe buýt), nhà ga (đường sắt đô thị) do lượng hành khách sử dụng vận tải hành khách công cộng gia tăng. Ngoài ra, một bộ phận người dân bị ảnh hưởng quyền lợi sẽ không có sự chia sẻ, đồng thuận với giải pháp hạn chế xe máy. 
 Theo Sở GTVT, TP.HCM có 36 điểm thường xuyên xảy ra ùn tắc, có thể phân thành 4 khu vực UTGT với các đặc điểm khác nhau: Khu vực sân bay Tân Sơn Nhất: 6 điểm; khu vực cảng Cát Lái: 3 điểm; khu vực trung tâm và cửa ngõ: 14 điểm và các khu vực khác 13 điểm. 
Hiện TP.HCM có khoảng 520 nghìn ô tô (trong đó có 300 nghìn ô tô con) và khoảng 8 triệu xe máy (chiếm hơn 90% tổng số phương tiện giao thông trên địa bàn TP). Hơn 90% người dân TP sử dụng phương tiện xe gắn máy để lưu thông. 

  Không thể muốn cấm người dân làcấm mà phải cần đặt trong bối cảnh xã hội. Đây là bài toán quy hoạch không gian phải làm. TP mỗi năm tăng hơn 200 ngàn dân và chủ yếu sử dụng xe máy. Dù người dân biết xe máy có hại nhưng không có sự lựa chọn khác. TP muốn bỏ xe máy, tôi không tin 10 năm nữa bỏ được, bởi đây là bài toán khó. 
(PGS.TS NGUYỄN MINH HÒA, Ủy viên Hội đồng Quy hoạch - kiến trúc TP.HCM) 

 

Theo Sở GTVT, TP.HCM có 36 điểm thường xuyên xảy ra ùn tắc, có thể phân thành 4 khu vực UTGT với các đặc điểm khác nhau: Khu vực sân bay Tân Sơn Nhất: 6 điểm; khu vực cảng Cát Lái: 3 điểm; khu vực trung tâm và cửa ngõ: 14 điểm và các khu vực khác 13 điểm. 
Hiện TP.HCM có khoảng 520 nghìn ô tô (trong đó có 300 nghìn ô tô con) và khoảng 8 triệu xe máy (chiếm hơn 90% tổng số phương tiện giao thông trên địa bàn TP). Hơn 90% người dân TP sử dụng phương tiện xe gắn máy để lưu thông. 

 

LÊ HẢI

 

Print

Danh mục tin bài

«Tháng Ba 2024»
T2T3T4T5T6T7CN
26
27
28
29
1
2
3
4
5
6
7
8
9
10
11
12
13
14
15
16
17
18
19
2021222324
25262728293031
1234567

© BÁO VĂN HÓA ĐIỆN TỬ
Cơ quan chủ quản: Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch
Giấy phép Báo điện tử số: 422/GP-BTTTT cấp ngày 19.8.2016
Bản quyền thuộc về Báo Văn hóa. Mọi hành động sử dụng nội dung đăng tải trên Báo điện tử Văn hóa tại địa chỉ www.baovanhoa.vn phải có sự đồng ý bằng văn bản của Báo điện tử Văn hóa.
Liên hệ quảng cáo: 024.8220036

Tổng Biên tập: NGUYỄN ANH VŨ

Phó tổng Biên tập: PHAN THANH NAM

Phó tổng Biên tập: NGUYỄN VĂN MƯỜI

Tòa soạn: 124 Nguyễn Du, Quận Hai Bà Trưng, Hà Nội

Điện thoại: 024.38220036 - FAX: 024.38229302

Email: baovanhoa@fpt.vn

Close 2024 Bản quyền thuộc về Báo Văn hóa
Back To Top