Menu
  1. Chính trị
  2. Văn hóa
  3. Nghệ thuật
  4. Giải trí
  5. Du lịch
  6. Thể thao
  7. Gia đình
  8. Kinh tế
  9. Ẩm thực
  10. Đời sống
  11. Nhịp sống số
  12. Pháp luật
  13. Thế giới

19 Tháng Ba 2024

Bộ trưởng Nguyễn Ngọc Thiện: Miền Trung- Tây Nguyên cần chú ý 9 nội dung để phát triển du lịch

Thứ Bảy 16/02/2019 | 10:42 GMT+7

VHO- Sáng 16.2, tại TP.Huế, Bộ VHTTDL phối hợp với Bộ Kế hoạch-Đầu tư, Hội đồng vùng kinh tế trọng điểm miền Trung, Ban điều phối vùng duyên hải miền Trung và UBND tỉnh Thừa Thiên Huế tổ chức Hội nghị “Phát triển du lịch miền Trung và Tây Nguyên”. Hội nghị có sự tham dự và chủ trì của Thủ tướng Nguyễn Xuân Phúc. Cùng dự Hội nghị có Bộ trưởng Bộ VHTTDL Nguyễn Ngọc Thiện; lãnh đạo các Bộ, ngành TƯ; đại diện lãnh đạo 19 tỉnh miền Trung, Tây Nguyên; các cơ quan đại diện ngoại giao, các tổ chức quốc tế, các chuyên gia kinh tế, du lịch... 

Theo ông Phan Ngọc Thọ, Chủ tịch UBND tỉnh Thừa Thiên Huế, Chủ tịch Hội đồng vùng kinh tế trọng điểm miền Trung nhiệm kỳ 2017-2018, trong năm 2018 lượng khách du lịch đến với khu vực miền Trung và Tây Nguyên khá lớn với 56 triệu lượt khách, chiếm khoảng 60% của cả nước; trong đó, khách quốc tế đạt chiếm hơn 54% cả nước. Nhưng nguồn thu từ du lịch chỉ đạt 116.000 tỉ đồng, chiếm 18,75% của cả nước; giải quyết việc làm cho khoảng 180.000 lao động. Vùng miền Trung- Tây Nguyên có nhiều lợi thế về du lịch nhưng lại gặp nhiều khó khăn và hạn chế trong phát triển ngành.

Hội nghị "Phát triển du lịch miền Trung và Tây Nguyên có sự tham dự và chủ trì của Thủ tướng Nguyễn Xuân Phúc. Ảnh: S.T

Phát biểu tại hội nghị, Bộ trưởng Nguyễn Ngọc Thiện khẳng định, Bộ VHTTDL sẽ luôn đồng hành cùng các tỉnh, thành khu vực miền Trung- Tây Nguyên và phối hợp với các Bộ, ngành nhằm tháo gỡ các chính sách để tạo thuận lợi cho sự phát triển du lịch của khu vực. Qua đó, đóng góp cho sự phát triển ngành du lịch của Việt Nam. Dự kiến trong năm 2025, ngành du lịch sẽ đón 30-32 triệu lượt khách quốc tế, tổng thu từ du lịch đạt 45 tỉ USD.

Bộ trưởng Nguyễn Ngọc Thiện phát biểu tại hội nghị. Ảnh: S.T

Để du lịch khu vực miền Trung và Tây Nguyên phát huy hiệu quả, Bộ trưởng Nguyễn Ngọc Thiện đề nghị các địa phương cần chú ý thực hiện 9 nội dung, gồm: Một là, hoàn thiện các cơ chế chính sách, tạo điều kiện cho phát triển du lịch trong khu vực, tiếp tục thực hiện các chính sách đã mang lại hiệu quả trong thời gian qua; đặc biệt khu vực miền Trung- Tây Nguyên cần xây dựng kế hoạch và tích cực triển khai thực hiện các Nghị quyết của Ban chấp hành Trung ương và Nghị quyết 08 của Bộ Chính trị về Phát triển du lịch thành ngành kinh tế mũi nhọn, Nghị quyết 36 về Chiến lược phát triển bền vững kinh tế biển Việt Nam đến năm 2030 tầm nhìn 2045, và các quyết định, chỉ thị liên quan của Chính phủ. Các địa phương cần xây dựng kế hoạch triển khai thực hiện đề án cơ cấu lại ngành du lịch.

Hai là, tiếp tục công tác nâng cao nhận thức, ý thức trách nhiệm của toàn xã hội đặc biệt là doanh nghiệp và cộng đồng trong việc đảm bảo môi trường du lịch an toàn, thân thiện.

Ba là, đẩy mạnh hợp tác công tư để phát triển du lịch trong phát triển hạ tầng và cơ sở vật chất kỹ thuật, điểm đến du lịch; có chính sách hỗ trợ du lịch cộng đồng, đẩy mạnh phát triển kinh tế du lịch tư nhân.

Bốn là, tập trung phát triển các sản phẩm du lịch đa dạng, có chiều sâu; chất lượng, giá trị trải nghiệm cao; khai thác các giá trị  tài nguyên có lợi thế cạnh tranh cao, du lịch biển cũng như các giá trị tài nguyên đặc thù như du lịch di sản, du lịch sinh thái, du lịch tìm hiểu văn hóa cộng đồng… để hình thành sản phẩm du lịch của vùng.

Năm là, chú trọng công tác đào tạo và phát triển nguồn nhân lực du lịch; nâng cao chất lượng của các cơ sở đào tạo, thu hút doanh nghiệp tham gia đào tạo  nguồn nhân lực. Sáu là, nâng cao hiệu quả công tác xúc tiến, quảng bá: lấy những sản phẩm du lịch mang tính đặc sản làm điểm nhấn, sử dụng các biện pháp truyền thông hiện đại, theo kịp với đời sống xã hội và hội nhập quốc tế. Bảy là, đẩy mạnh ứng dụng CNTT trong phát triển du lịch thông qua việc thực hiện tích cực đề án Ứng dụng tổng thể CNTT trong phát triển du lịch.

Tám là, tập trung công tác bảo đảm an toàn, an ninh, vệ sinh môi trường, quản lý điểm đến đảm bảo mt kinh doanh du lịch lành mạnh, văn minh, sạch sẽ, thân thiện với du khách.

Khoảng 500 đại biểu trong nước và quốc tế dự hội nghị

Và cuối cùng, đặc biệt quan trọng là cần đề cao tính liên kết trong phát triển du lịch: về hình thức hợp tác, cần phát huy các liên kết đang phát huy hiệu quả từng vùng như Huế- Đà Nẵng- Quảng Nam; Thanh Hóa- Nghệ An- Hà Tĩnh…để làm điển hình và tính nhân rộng, chủ động cho liên kết vùng cho khu vực. Bên cạnh đó, thúc đẩy cơ chế hợp tác quốc tế qua hành lang kinh tế Đông Tây; Tam giam phát triển Campuchia- Lào- Việt Nam. Về nội dung, cần tập trung liên kết phát triển sản phẩm du lịch, xúc tiến quảng bá và phát triển nguồn nhân lực du lịch. Trong đó, mỗi địa phương vừa là một đối tác vừa là cạnh tranh để phát huy lợi thế, quan trọng là xác định yếu tố đặc thù của từng địa phương trong phát triển sản phẩm du lịch đặc thù và tạo thành hình ảnh tổng thể của sản phẩm du lịch đặc trưng từng vùng kết hợp đan xen, bổ trợ cho các khu vực tạo thành điểm đến hấp dẫn của khách du lịch.

Bộ trưởng cho rằng: cần sự tham gia của các doanh nghiệp, đặc biệt là các doanh nghiệp lớn, các nhà đầu tư để dẫn dắt và tạo ra sự bứt phá; chính quyền địa phương mỗi tỉnh thành cũng cần tập trung cải thiện triệt để môi trường du lịch, bảo đảm xanh- sạch- đẹp văn minh thân thiện. Cộng đồng địa phương từng nơi phải nhận thức được vai trò, trách nhiệm và nét đẹp của dân tộc trong ứng xử văn minh du lịch; trong giới thiệu bản sắc văn hóa độc đáo đến bạn bè quốc tế.

SƠN THÙY

Print

Danh mục tin bài

«Tháng Ba 2024»
T2T3T4T5T6T7CN
26
27
28
29
1
2
3
4
5
6
7
8
9
10
11
12
13
14
15
16
17
18
19
2021222324
25262728293031
1234567

© BÁO VĂN HÓA ĐIỆN TỬ
Cơ quan chủ quản: Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch
Giấy phép Báo điện tử số: 422/GP-BTTTT cấp ngày 19.8.2016
Bản quyền thuộc về Báo Văn hóa. Mọi hành động sử dụng nội dung đăng tải trên Báo điện tử Văn hóa tại địa chỉ www.baovanhoa.vn phải có sự đồng ý bằng văn bản của Báo điện tử Văn hóa.
Liên hệ quảng cáo: 024.8220036

Tổng Biên tập: NGUYỄN ANH VŨ

Phó tổng Biên tập: PHAN THANH NAM

Phó tổng Biên tập: NGUYỄN VĂN MƯỜI

Tòa soạn: 124 Nguyễn Du, Quận Hai Bà Trưng, Hà Nội

Điện thoại: 024.38220036 - FAX: 024.38229302

Email: baovanhoa@fpt.vn

Close 2024 Bản quyền thuộc về Báo Văn hóa
Back To Top