Menu
  1. Chính trị
  2. Văn hóa
  3. Nghệ thuật
  4. Giải trí
  5. Du lịch
  6. Thể thao
  7. Gia đình
  8. Kinh tế
  9. Ẩm thực
  10. Đời sống
  11. Nhịp sống số
  12. Pháp luật
  13. Thế giới

19 Tháng Ba 2024

Viễn thô​​​​​​​ng 2019: Gia tăng cung cấp và sử dụng các dịch vụ số

Thứ Tư 13/02/2019 | 09:26 GMT+7

VHO- Hoàn thiện 4G, thử nghiệm 5G, xây dựng kế hoạch loại bỏ một số công nghệ viễn thông đã lạc hậu... là những nhiệm vụ quan trọng được Bộ TT&TT cùng các nhà mạng xác định sẽ thực hiện trong năm 2019 và tương lai gần.

 Triển lãm thiết bị viễn thông mới tại Hà Nội

 Cuộc đua giữ chân khách hàng và phát triển dịch vụ số

Việc khách hàng được phép chuyển mạng di động giữ nguyên số khiến các nhà mạng buộc phải áp dụng các biện pháp khẩn cấp để giữ chân khách hàng. Trong cuộc đua khốc liệt này, 3 nhà mạng Viettel, VinaPhone và MobiFone được cho là cân tài cân sức khi đưa ra nhiều chính sách ưu đãi để “dụ” khách hàng. Thế nhưng, với mức phí chuyển mạng đều như nhau là 60.000 đồng/lần hay cước phí dịch vụ gần như ngang nhau thì các nhà mạng chủ yếu chỉ cạnh tranh về việc chăm sóc khách hàng, một số chương trình khuyến mãi, các dịch vụ giá trị gia tăng… Tuy nhiên, theo đánh giá của nhiều khách hàng đã tiến hành chuyển mạng, việc chuyển mạng mặc dù được quảng bá rầm rộ nhưng không hề dễ như mọi người tưởng. Nhiều điều kiện được đặt ra mà có khá nhiều khách hàng khó có thể thực hiện. Nhiều chuyên gia dự đoán, trong năm 2019, các nhà mạng tiếp tục có các chính sách “cởi trói” cho thuê bao để chuyển mạng...

Về phát triển các nội dung số, trong năm 2018, doanh thu viễn thông được cho là vẫn giữ được mức tăng trưởng so với năm trước trong bối cảnh các dịch vụ truyền thống trong đó có dịch vụ thoại đã ở trạng thái bão hòa. Ngược lại, đến nay, cáp quang đã được triển khai đến tận thôn, bản, xã, phường của cả 63/63 tỉnh/thành phố, sóng di động đã phủ tới 99,7% dân số (trong đó, vùng phủ 3G, 4G phục vụ trên 98% dân số), hình thành xa lộ kết nối với toàn thế giới. Hạ tầng mạng lưới này đã góp phần đưa “dịch vụ số” vào các hoạt động đời sống KTXH và sẽ là nền tảng vững chắc cho “nền kinh tế số” trong tương lai gần, thông qua việc đầu tư, nâng cấp mở rộng mạng 4G, triển khai 5G trong thời gian tới và mạng cáp quang phủ rộng khắp đến từng hộ gia đình với năng lực kết nối dung lượng lớn, chất lượng cao đáp ứng cho IoT, Cách mạng công nghiệp 4.0,...

Xu hướng Internet trên thế giới hiện nay là Internet di động. Công nghệ 4G, 5G đang và sẽ là nền tảng cực kỳ quan trọng cho sựphát triển Internet tại Việt Nam. Đặc biệt, công nghệ 5G sẽ là một nền tảng quan trọng để phát triển nền kinh tế số, hệ sinh thái số, công nghệ Cách mạng công nghiệp 4.0. Hiện nay rất nhiều dịch vụ giải trí, truyền hình, thương mại điện tử, GTVT, y tế... đã được cung cấp trên nền công nghệ viễn thông hiện hành.

Mới đây, Thủ tướng Chính phủ Nguyễn Xuân Phúc đã đồng ý cho phép thí điểm sử dụng tài khoản viễn thông để thanh toán hàng hoá có giá trị nhỏ. Có nghĩa là các tài khoản viễn thông sẽ được phép tham gia thanh toán điện tử. Trước đó, các nhà mạng VinaPhone, Viettel và MobiFone đều phải ngừng cung cấp dịch vụ thanh toán bằng thẻ cào điện thoại cho game, truyền hình, giáo dục trực tuyến, mua bán trực tuyến và hàng loạt dịch vụ khác

Hoàn thiện và phát triển 4G, thử nghiệm 5G

Ông Lê Văn Tuấn, Cục trưởng Cục Tần số vô tuyến điện đánh giá, trong khi 2G và 3G đang đà suy giảm, dự báo trong giai đoạn 2019 - 2024, 4G vẫn đóng vai trò dẫn dắt. Theo số liệu thống kê tháng 5.2018, Việt Nam có trên 123 triệu thuê bao di động, trong đó có khoảng 20,8 triệu thuê bao 4G, chiếm 40% tổng số thuê bao di động băng rộng 3G và 4G. Dự báo 4G tại Việt Nam sẽ tăng trưởng và đạt đỉnh vào năm 2024. Từ nay đến 2023, ước tính mức độ tiêu dùng dữ liệu 4G sẽ tăng 9 lần.

Trong năm 2019, Bộ TT&TT tích cực tháo gỡ các khó khăn để cấp phép băng tần bổ sung cho 4G. Theo đó, băng tần 2.6 GHz FDD, với lợi thế lớn về mọi mặt được lựa chọn để cấp phép bổ sung cho 4G. Một số đơn vị chức năng liên quan của Bộ TT&TT cũng đang xây dựng lộ trình loại bỏ các công nghệ di động thế hệ cũ, quy hoạch lại tài nguyên phục vụ cho việc triển khai các công nghệ mới. Theo đó, Cục Viễn thông sẽ phối hợp cùng các doanh nghiệp di động đánh giá ưu nhược điểm và tác động của việc tắt sóng 3G hoặc 2G để giải phóng băng chuyển sang dùng cho 4G báo cáo Bộ TT&TT để có thể tuyên bố kế hoạch tắt sóng 3G hoặc 2G trong thời gian sớm nhất. Về vấn đề này, ông Phạm Đức Long, Tổng Giám đốc VNPT chia sẻ, đơn vị này đang tiếp tục thực hiện qui hoạch và phát triển mạng 4G, với mục tiêu nâng cao trải nghiệm khách hàng, vừa tiếp tục triển khai mạng 4G trên công nghệ tiên tiến LTE-Advanced Pro cho phép gộp các băng tần của 4G để tăng tốc tối đa trên các băng tần 4G gồm có 1800Mhz, 2100Mhz, 2600Mhz sau khi được Bộ TT&TT cấp phép.

Đối với 5G, Bộ TT&TT thực hiện cấp phép thử nghiệm ngay trong tháng 1.2019, sử dụng một phần băng tần 3.5 GHz, một phần băng tần 2.6 GHz và băng tần mW (26.5-29.5 GHz). Cụ thể vào cuối tháng 1.2019, Cục Viễn thông (Bộ TT&TT) đã cấp phép thử nghiệm 5G cho Viettel, có thời hạn 1 năm kể từ ngày cấp phép. Địa điểm thử nghiệm là TP Hồ Chí Minh và Hà Nội. VNPT cho biết đang tích cực nghiên cứu, sẵn sàng cho triển khai 5G, dự kiến trên cơ sở được Bộ TT&TT cho phép, VNPT sẽ thực hiện thử nghiệm 5G trong năm 2019 với khoảng trên 200 trạm tại các tỉnh, thành phố lớn trên toàn quốc, sẵn sàng triển khai cung cấp dịch vụ thử nghiệm vào 2020 khi được cấp phép chính thức. Tuy nhiên ở thời điểm cuối tháng 1.2019 mới có Viettel hoàn thiện hồ sơ xin thử nghiệm 5G và đã được cấp phép. Đại diện Bộ TT&TT cho biết, năm 2019 Bộ sẽ xây dựng quy hoạch băng tần cho 5G để chuẩn bị sẵn sàng cấp phép trong năm 2019. Đồng thời, Bộ sẽ nghiên cứu đánh giá xu hướng phát triển công nghệ 2G và 3G để đưa ra dự báo và lộ trình ngừng sử dụng các công nghệ này. 

 QUỐC HÙNG

Print

Danh mục tin bài

«Tháng Ba 2024»
T2T3T4T5T6T7CN
26
27
28
29
1
2
3
4
5
6
7
8
9
10
11
12
13
14
15
16
17
18
19
2021222324
25262728293031
1234567

© BÁO VĂN HÓA ĐIỆN TỬ
Cơ quan chủ quản: Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch
Giấy phép Báo điện tử số: 422/GP-BTTTT cấp ngày 19.8.2016
Bản quyền thuộc về Báo Văn hóa. Mọi hành động sử dụng nội dung đăng tải trên Báo điện tử Văn hóa tại địa chỉ www.baovanhoa.vn phải có sự đồng ý bằng văn bản của Báo điện tử Văn hóa.
Liên hệ quảng cáo: 024.8220036

Tổng Biên tập: NGUYỄN ANH VŨ

Phó tổng Biên tập: PHAN THANH NAM

Phó tổng Biên tập: NGUYỄN VĂN MƯỜI

Tòa soạn: 124 Nguyễn Du, Quận Hai Bà Trưng, Hà Nội

Điện thoại: 024.38220036 - FAX: 024.38229302

Email: baovanhoa@fpt.vn

Close 2024 Bản quyền thuộc về Báo Văn hóa
Back To Top