Menu
  1. Chính trị
  2. Văn hóa
  3. Nghệ thuật
  4. Giải trí
  5. Du lịch
  6. Thể thao
  7. Gia đình
  8. Kinh tế
  9. Ẩm thực
  10. Đời sống
  11. Nhịp sống số
  12. Pháp luật
  13. Thế giới

19 Tháng Ba 2024

Cách chuẩn bị cỗ cúng đêm Giao thừa đầy đủ, chuẩn phong tục

Thứ Hai 04/02/2019 | 14:57 GMT+7

VHO- Theo quan niệm dân gian, vào thời khắc đất trời chuyển giao giữa năm mới và năm cũ, mọi gia đình Việt đều chuẩn bị một mâm cỗ cúng (còn gọi là cúng Giao thừa) để mong một năm mới bình an, hạnh phúc.

Mâm cỗ cúng đêm Giao thừa thường có gà trống luộc, bánh chưng

Theo quan niệm từ xa xưa, mỗi năm sẽ có các vị thần khác nhau xuống cai quản hạ giới. Cứ hết một năm, các vị thần cũ sẽ bàn giao công việc cho những vị thần mới. Bởi vậy, cúng Giao thừa còn được hiểu là lễ "tống cựu nghinh tân" tiễn đưa các vị thần năm cũ và nghênh đón những vị thần mới.

Bởi vậy, nhiều gia đình thường chuẩn bị 2 mâm cỗ cúng Giao thừa: 1 mâm cỗ đặt trên bàn thờ gia tiên, 1 mâm cỗ đặt ngoài cửa chính để cúng các vị thần.

Mâm cỗ cúng ngoài trời không cần cầu kỳ, thường có: Thủ lợn hoặc gà luộc, bánh chương, mứt kẹo, trầu cau, hoa quả, rượu và vàng mã. Ngoài ra, còn cần chuẩn bị hai ngọn đèn dầu hoặc nến.

Mâm cỗ cúng trong nhà sẽ được chuẩn bị đầy đủ hơn và tuỳ vào từng gia đình sẽ chuẩn bị các món khác nhau. Thông thường là cặp bánh chưng, gà lễ (gà lễ phải là gà trống tơ chưa đạp mái), đĩa xôi gấc và bát canh măng.

Tại Hà Nội, mâm cỗ cúng Giao thừa truyền thống thường có “bốn bát sáu đĩa” hoặc "tám bát tám đĩa" đối với gia đình có  điều kiện. 

Các bát trên mâm cỗ gồm:

+ Một bát bóng nấu với chân tẩy (su hào, cà rốt được thái mỏng theo hình hoa).

+ Một bát miến nấu lòng gà.

+ Một bát măng khô ninh thịt lợn.

Các đĩa gồm có:

+ Đĩa gà luộc (thông thường là gà trống thiến)

+ Đĩa nem

+ Đĩa giò xào, giò lụa

+ Đĩa xôi gấc

+ Đĩa nộm.

Theo quan niệm của nghệ nhân ẩm thực dân gian Ánh Tuyết, mâm cỗ cúng Giao thừa nên "tuỳ tiền biện lễ", tuỳ từng hoàn cảnh gia đình mà bày biện miễn là có lòng thành tâm.

Sau khi chuẩn bị xong mâm cỗ, gia chủ sẽ kính bày lễ lên bàn, đốt đèn nến, thắp hương thơm và thành kính cầu khấn (đọc văn khấn).

Khi cúng Giao thừa trong nhà, tất cả các thành viên trong gia đình đứng trang nghiêm trước bàn thờ, khấn tổ tiên để xin được các cụ phù hộ độ trì trong năm mới, cầu an khang thịnh vượng, sức khỏe tốt.

Trước khi khấn tổ tiên để mời tiền nhân về ăn Tết cùng với con cháu hậu thế, các gia chủ khấn Thổ công, tức là vị thần cai quản trong nhà (thường bàn thờ tổ tiên ở giữa, bàn thờ Thổ công ở bên trái) để xin phép cho tổ tiên về ăn Tết.

Theo LINH CHI/Laodong.vn

Print

Danh mục tin bài

«Tháng Ba 2024»
T2T3T4T5T6T7CN
26
27
28
29
1
2
3
4
5
6
7
8
9
10
11
12
13
14
15
16
17
18
19
2021222324
25262728293031
1234567

© BÁO VĂN HÓA ĐIỆN TỬ
Cơ quan chủ quản: Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch
Giấy phép Báo điện tử số: 422/GP-BTTTT cấp ngày 19.8.2016
Bản quyền thuộc về Báo Văn hóa. Mọi hành động sử dụng nội dung đăng tải trên Báo điện tử Văn hóa tại địa chỉ www.baovanhoa.vn phải có sự đồng ý bằng văn bản của Báo điện tử Văn hóa.
Liên hệ quảng cáo: 024.8220036

Tổng Biên tập: NGUYỄN ANH VŨ

Phó tổng Biên tập: PHAN THANH NAM

Phó tổng Biên tập: NGUYỄN VĂN MƯỜI

Tòa soạn: 124 Nguyễn Du, Quận Hai Bà Trưng, Hà Nội

Điện thoại: 024.38220036 - FAX: 024.38229302

Email: baovanhoa@fpt.vn

Close 2024 Bản quyền thuộc về Báo Văn hóa
Back To Top