Menu
  1. Chính trị
  2. Văn hóa
  3. Nghệ thuật
  4. Giải trí
  5. Du lịch
  6. Thể thao
  7. Gia đình
  8. Kinh tế
  9. Ẩm thực
  10. Đời sống
  11. Nhịp sống số
  12. Pháp luật
  13. Thế giới

19 Tháng Ba 2024

Brexit thất bại, Anh đứng trước nguy cơ rời khỏi EU mà không đạt thỏa thuận có lợi

Thứ Tư 16/01/2019 | 17:32 GMT+7

VHO- Sau cuộc bỏ phiếu ngày 16.1 (theo giờ Việt Nam), nhiều chuyên gia nhân định, Anh sẽ đứng trước nhiều kịch bản bất lợi, trong đó bao gồm việc rời khỏi EU trong bối cảnh hỗn loạn mà không đạt được bất cứ thỏa thuận nào.

Thủ tướng Theresa May phát biểu tại Hạ viện sau kết quả bỏ phiếu. Ảnh: UK Parliament/Mark Duffy/PA

Reuters đưa tin, kết quả bỏ phiếu tối ngày 15/1 (tức rạng sáng ngày 16/1 theo giờ Việt Nam) cho thấy, Thủ tướng Anh Theresa May chỉ nhận được 202 phiếu đồng thuận, còn lại là 432 phiếu chống. Điều này khiến cho Liên minh Châu Âu (EU) lập tức cảnh báo về nguy cơ Anh sẽ phải rời khỏi EU như kết quả của cuộc trưng cầu dân ý vào năm 2016 mà không đạt được bất cứ thỏa thuận nào. Rõ rào điều này sẽ gây nên những bất lợi to lớn cho phía Anh, đặc biệt là trong bối cảnh nước này đang rơi vào cuộc bất đồng chính trị sâu sắc nhất trong nửa thế kỷ qua.

Việc Anh phải rời EU vào ngày 29/3 tới đây mà không có bất cứ thỏa thuận nào đã được Thủ tướng Theresa May cảnh báo như một “mối đe dọa thực sự” trước đó. Điều này có thể sẽ gây nên một cú sốc về kinh tế đối với Anh cũng như Scotland hoặc Bắc Ireland. Theo thỏa thuận, Brexit cho phép nền kinh tế Anh giữ nguyên các quy chuẩn về thương mại của họ đối với thị trường xuất khẩu lớn nhất là EU. Việc đột ngột rời khỏi Liên minh Châu Âu mà không đạt được bất cứ thỏa thuận nào sẽ tác động lên hầu hết mọi lĩnh vực của nền kinh tế lớn thứ 5 thế giới. Theo dự đoán của các chuyên gia, điều này sẽ ảnh hưởng đến nguồn cung nhiên liệu thực phẩm, quyền tự do đi lại trong châu Âu, đồng thời đẩy Anh tới nhiều nguy cơ bạo động của người dân. Theo CNN, nước láng giềng gần Anh nhất chính là Ireland hiện đã chuẩn bị những dự luật đổi mới trong trường hợp Quốc hội Anh không đạt được các thỏa thuận rời Brexit.

Một kịch bản khác mà có thể nước Anh cùng chính quyền của Thủ tướng Theresa May phải đối mặt đó chính là tổ chức cuộc dân cầu dân ý lần thứ hai. Những người ủng hộ việc Anh ở lại EU (còn gọi là phe ‘Bremain’) trước đó đã kêu gọi một cuộc bỏ phiếu khác ngay sau kết quả bỏ phiếu gây bất ngờ vào năm 2016 với 52% cử tri ủng hộ việc rời khỏi Liên minh Châu Âu. Hiện, chưa có bất cứ quy tắc nào chống lại việc Anh tổ chức một buổi trưng cầu dân ý lần thứ 2, tuy nhiên nhiều ý kiến trái chiều đã được đưa ra về tính dân chủ của quyết định này. Bản thân Thủ tướng Theresa May cũng từng phát biểu, việc tổ chức cuộc trưng cầu dân ý lần 2 sẽ “phản bội lại niềm tin của người dân vào quá trình dân chủ và chính trị nước này sẽ chịu những tác động thảm khốc”.

 Truyền thông quốc tế đồng loạt đưa tin, gọi đây là một “thất bại nặng nề”. Ảnh: TOLGA AKMEN | AFP

Tuy nhiên, Cựu ngoại trưởng Anh, ông Boris Johnson cho rằng, thỏa thuận Brexit vẫn có thể tái đàm phán mà không trì hoãn lộ trình rời khỏi EU của nước Anh theo Điều 50 của thỏa thuận Brexit.  Điều 50 là một phần trong Hiệp ước Lisbon quy định thủ tục để một thành viên rời khỏi khối Liên minh Châu Âu. Hiệp ước này có mục đích để tinh giảm quá tình ra quyết định của khối EU. Theo đó, điều khoản này quy định, bất kỳ thỏa thuận thoái xuất nào cũng phải được chấp thuận bởi đại đa số (tối thiểu 72% trong số 27 quốc gia còn lại của EU, đại diện cho 65% dân số EU), đồng thời phải nhận được sự ủng hộ của các thành viên Nghị viện Châu Âu (MEPs).

Cho đến tháng 3 năm nay, nước Anh vẫn là một quốc gia thành viên của EU. Chính vì vậy, việc thu hồi Điều 50 sẽ tạm dừng quá trình Brexit và giữ nguyên tình hình hiện tại. Tòa án Châu Âu gần đây đã đưa ra phán quyết, London có thể làm điều này một cách đơn phương mà không cần trưng cầu ý kiến của các quốc gia thành viên EU khác. Theo CNN, điều này không đồng nghĩa với việc hủy bỏ hoàn toàn tiến trình Brexit. Tờ báo trích dẫn, nước Anh hoàn toàn có thể viện dẫn Điều 50 Hiệp ước Lisbon một lần nữa khi có kế hoạch chuyển đổi rõ ràng, tuy nhiên sẽ phải đàm phán với Quốc hội để sắp xếp tình hình. Thời gian này cũng tương đương với việc tổ chức một cuộc trưng cầu dân ý thứ hai hoặc một cuộc tổng tuyển cử.

Một số nhà lập pháp của Anh cũng hy vọng, điều này có thể làm đơn giản hóa toàn bộ quá trình Brexit. Tuy nhiên dù thế nào, truyền thông quốc tế cũng đồng loạt nhận định, thời gian sắp tới sẽ vô cùng khó khăn đối với nước Anh nói chung và chính quyền của Thủ tướng Theresa May nói riêng.

THANH HẰNG

Print

Danh mục tin bài

«Tháng Ba 2024»
T2T3T4T5T6T7CN
26
27
28
29
1
2
3
4
5
6
7
8
9
10
11
12
13
14
15
16
17
18
19
2021222324
25262728293031
1234567

© BÁO VĂN HÓA ĐIỆN TỬ
Cơ quan chủ quản: Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch
Giấy phép Báo điện tử số: 422/GP-BTTTT cấp ngày 19.8.2016
Bản quyền thuộc về Báo Văn hóa. Mọi hành động sử dụng nội dung đăng tải trên Báo điện tử Văn hóa tại địa chỉ www.baovanhoa.vn phải có sự đồng ý bằng văn bản của Báo điện tử Văn hóa.
Liên hệ quảng cáo: 024.8220036

Tổng Biên tập: NGUYỄN ANH VŨ

Phó tổng Biên tập: PHAN THANH NAM

Phó tổng Biên tập: NGUYỄN VĂN MƯỜI

Tòa soạn: 124 Nguyễn Du, Quận Hai Bà Trưng, Hà Nội

Điện thoại: 024.38220036 - FAX: 024.38229302

Email: baovanhoa@fpt.vn

Close 2024 Bản quyền thuộc về Báo Văn hóa
Back To Top