Menu
  1. Chính trị
  2. Văn hóa
  3. Nghệ thuật
  4. Giải trí
  5. Du lịch
  6. Thể thao
  7. Gia đình
  8. Kinh tế
  9. Ẩm thực
  10. Đời sống
  11. Nhịp sống số
  12. Pháp luật
  13. Thế giới

29 Tháng Ba 2024

“Tranh thư pháp trên lá sen” của thầy giáo trẻ

Thứ Tư 26/12/2018 | 09:13 GMT+7

 Thư pháp trên lá sen của Trịnh Phi Long

 

 Với niềm đam mê, chỉ trong hai năm gần đây, thầy giáo Trịnh Phi Long đã nghiên cứu và viết thư pháp thành công trên chất liệu lá sen sấy khô và được nhiều khách hàng ưa chuộng. Phi Long vui vẻ cho biết: “Xuất phát từ ông nội truyền cảm hứng nghệ thuật viết thư pháp thông qua một bài báo, chính vì thế mà niềm đam mê chơi thư pháp từ năm học lớp 7. Đến năm 2008 mình mới phát triển hơn lĩnh vực thư pháp này thành một cơ sở tranh để sản xuất và bán ra thị trường”.

Sau khi tốt nghiệp về công tác ở huyện Tam Nông năm 2008, thầy Long theo đuổi niềm đam mê và anh mở cơ sở tranh thư pháp mang tên Phi Long tại nhà. Trong thời gian hành nghề và tích cực quảng bá sản phẩm, tranh thư pháp của Phi Long được đóng khuôn thành phẩm với nhiều kích cỡ đẹp mắt... nên được nhiều khách hàng ưa chuộng tìm đến đặt mua… Đặc biệt, vào dịp Lễ Quốc khánh năm 2017, Phi Long phát hiện lá sen sấy khô và có ý tưởng viết thư pháp trên chất liệu này. Phi Long cho hay, đã biết về lá sen sấy khô từ trước đó qua một đơn vị. Tranh lá sen đã qua công nghệ xử lý sấy hiện đại nhất. Tranh lá sen khi dán lên để viết thì công đoạn viết rất là khó, bởi lá sen có gân nên phải đòi hỏi một kỹ thuật nhất định. Chất liệu mực viết cũng phải nghiên cứu khác với chất liệu trên giấy dó, chất liệu phôm… làm sao cho không bị phai và phải nổi lên trên lá sen. Quan trọng là làm sao thổi hồn được vào trong lá sen đó trở thành một tác phẩm nghệ thuật được nhiều người đón nhận và hài lòng. Khi khách hàng mua dòng tranh thư pháp thì được bảo hành trong một thời gian có thể là 3 năm. Trong 3 năm đó, khách sử dụng có vấn đề gì thì bên Phòng tranh sẽ tư vấn cho khách để bảo quản khi khách ở xa. Còn khách ở gần thì đến trực tiếp xem tranh bị vấn đề gì và mình có hướng khắc phục.

Nhờ đó, từ năm 2017 đến nay, trung bình mỗi tháng cơ sở sản xuất tranh thư pháp Phi Long cho ra thị trường từ 30 - 40 khung tranh các loại. Giá dao động từ 250.000đ/khung tranh trở lên. Thường là khách du lịch và khách ở trong và ngoài tỉnh. Chất liệu tranh chủ yếu là tranh lá sen khô nhiều và vẫn có chất liệu khác như: phôm, giấy mỹ thuật hoặc những sản phẩm quà lưu niệm trên giấy xuyến… Sau khi trừ tất cả chi phí và tiền công, gia đình còn lời từ 7- 8 triệu đồng/ tháng. Trước những kết quả khả quan, thầy giáo Trịnh Phi Long đã có kế hoạch đầu tư mở rộng quy mô sản xuất và thiết kế, liên kết với các tour du lịch lữ hành đến cơ sở để tham quan, trải nghiệm viết thư pháp… Cũng có hướng liên kết với các điểm du lịch homestay trên địa bàn tỉnh và những khu du lịch ngoài tỉnh để mình ký gửi những sản phẩm giới thiệu tới khách du lịch để người ta mua về làm quà tặng bạn bè, người thân hoặc treo trong nhà làm kỷ niệm. Thầy Long tâm sự: “Chính vì niềm đam mê thư pháp mà mình muốn khởi nghiệp để cải thiện hơn về kinh tế, giúp được cho những bà con có đầu ra sản phẩm lá sen. Muốn được giới thiệu nhiều hơn đến các bạn trẻ, bạn bè gần xa biết về Đồng Tháp qua dòng tranh thư pháp trên lá sen”.

Mới hơn 30 tuổi nhưng thầy giáo Trịnh Phi Long đã có ý tưởng khởi nghiệp với sản phẩm độc đáo “tranh thư pháp trên lá sen khô”. Hiện tại, Phi Long đang mở lớp dạy viết thư pháp tại Liên hiệp Hội Văn học nghệ thuật tỉnh Đồng Tháp và trợ giảng cùng các thầy ở câu lạc bộ thư pháp Sen Việt và chuẩn bị mở lớp dạy miễn phí cho các bạn yêu thư pháp.

Để động viên, khuyến khích thầy giáo trẻ Trịnh Phi Long tiếp tục thực hiện thành công dự án khởi nghiệp độc đáo từ sản phẩm “Tranh thư pháp trên lá sen khô”, anh Nguyễn Chí Khanh, Phó Bí thư Huyện đoàn Tam Nông cho biết: “Tôi rất hoan nghênh dự án khởi nghiệp từ sản phẩm độc đáo “tranh thư pháp trên lá sen, vỏ tràm…” của thầy giáo trẻ Trịnh Phi Long. Bởi, chủ dự án đã thể hiện được sức trẻ, đầy sáng tạo cũng như nhiệt huyết trong khởi nghiệp. Dự án khởi nghiệp của anh Phi Long không chỉ tạo việc làm và có nguồn thu nhập đáng kể cho những thanh niên nông thôn mà còn tận dụng những lá sen đặc trưng của vùng đất “Đồng Tháp Sen Hồng”, sản xuất ra thành dòng sản phẩm “tranh thư pháp trên lá sen khô” thật độc đáo… đáp ứng nhu cầu thưởng thức nghệ thuật mang bản sắc văn hóa dân tộc của khách hàng”. 

 TRẦN TRỌNG TRUNG

Print

Danh mục tin bài

«Tháng Ba 2024»
T2T3T4T5T6T7CN
26
27
28
29
1
2
3
4
5
6
7
8
9
10
11
12
13
14
15
16
17
18
19
20
21
22
23
24
25
26
27
28
293031
1234567

© BÁO VĂN HÓA ĐIỆN TỬ
Cơ quan chủ quản: Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch
Giấy phép Báo điện tử số: 422/GP-BTTTT cấp ngày 19.8.2016
Bản quyền thuộc về Báo Văn hóa. Mọi hành động sử dụng nội dung đăng tải trên Báo điện tử Văn hóa tại địa chỉ www.baovanhoa.vn phải có sự đồng ý bằng văn bản của Báo điện tử Văn hóa.
Liên hệ quảng cáo: 024.8220036

Tổng Biên tập: NGUYỄN ANH VŨ

Phó tổng Biên tập: PHAN THANH NAM

Phó tổng Biên tập: NGUYỄN VĂN MƯỜI

Tòa soạn: 124 Nguyễn Du, Quận Hai Bà Trưng, Hà Nội

Điện thoại: 024.38220036 - FAX: 024.38229302

Email: baovanhoa@fpt.vn

Close 2024 Bản quyền thuộc về Báo Văn hóa
Back To Top