Menu
  1. Chính trị
  2. Văn hóa
  3. Nghệ thuật
  4. Giải trí
  5. Du lịch
  6. Thể thao
  7. Gia đình
  8. Kinh tế
  9. Ẩm thực
  10. Đời sống
  11. Nhịp sống số
  12. Pháp luật
  13. Thế giới

29 Tháng Ba 2024

Phản hồi “Chuyện khó tin của “liệt sĩ”... trở về”

Thứ Hai 24/12/2018 | 09:51 GMT+7

VHO- Sau khi Văn Hóa đăng bài “Chuyện khó tin của “liệt sĩ”... trở về”, ngày 21.12 Sở LĐ,TB&XH Quảng Ngãi có văn bản gửi Bộ Chỉ huy Quân sự tỉnh Quảng Ngãi, UBND huyện Đức Phổ về việc “liệt sĩ” Phan Long Nghê còn sống và trở về sau gần 50 năm. 

 Ông Phan Long Nghê và cụ Phan Công Chánh (chú ruột, là người đưa ông Nghê theo cách mạng) 

Theo đó, Sở LĐ,TB&XH đề nghị từ tháng 12.2018 tạm dừng thực hiện các chế độ ưu đãi đối với thân nhân liệt sĩ Phan Long Nghê (sinh năm 1946, quê quán xã Phổ Cường, Đức Phổ, Quảng Ngãi); Bằng Tổ quốc ghi công số 6L-919b, Quyết định số 1060/TTga ngày 18.9.1978; số hồ sơ NB/LS-37351. Đồng thời, đề nghị UBND huyện Đức Phổ thăm hỏi, động viên ông Phan Long Nghê cùng người thân. Trên cơ sở các quy định hiện hành về chính sách ưu đãi đối với người có công, chỉ đạo các cơ quan chuyên môn của địa phương rà soát, phối hợp hướng dẫn ông Phan Long Nghê kê khai hồ sơ để cấp thẩm quyền xem xét giải quyết theo quy định. 
UBND huyện Đức Phổ báo cáo sự việc cho Bộ Chỉ huy Quân sự tỉnh Quảng Ngãi để xem xét thu hồi giấy báo tử của ông Phan Long Nghê; lập thủ tục trình Thủ tướng Chính phủ thu hồi Bằng “Tổ quốc ghi công” đã cấp cho ông Phan Long Nghê trước đó. Sở LĐ,TB&XH Quảng Ngãi cũng đề nghị Bộ Chỉ huy Quân sự tỉnh, UBND huyện Đức Phổ phối hợp trong việc thực hiện các chế độ chính sách liên quan đến trường hợp “liệt sĩ” Phan Long Nghê trở về sau gần 50 năm lưu lạc. 
Theo UBND huyện Đức Phổ, “liệt sĩ” Phan Long Nghê sinh năm 1946, quê ở thôn Thanh Sơn, xã Phổ Cường, huyện Đức Phổ, tỉnh Quảng Ngãi. Ông tham gia hoạt động cách mạng từ những năm 1962 - 1966. Sau đó, ông được ông Phan Công Chánh (là chú ruột ông Nghê) đưa lên công tác tại trường Thông tin Quân khu V từ năm 1966 - 1969, ông được đơn vị cử đi học sau đó ra trường được chuyển về Tỉnh đội Quảng Ngãi. Trong một chuyến chuyển gạo cuối năm 1969, ông bị địch phục kích bắn bị thương và bị bắt. Sau đó, đồng đội và gia đình không có thông tin gì về ông. Sau năm 1975, Tỉnh đội Quảng Ngãi có giấy báo tử liệt sĩ Phan Long Nghê hy sinh năm 1969, được Nhà nước công nhận và cấp Bằng Tổ quốc ghi công. 
Tuy nhiên sau gần 50 năm, gia đình báo tin ông Phan Long Nghê còn sống và được gia đình, họ tộc đưa về quê hương. Hiện ông lấy tên là Phan Long Nghệ, cư trú tại phường Lê Hồng Phong, thành phố Quy Nhơn, tỉnh Bình Định. 

ĐÔNG HUYỀN 
 

Print

Danh mục tin bài

«Tháng Ba 2024»
T2T3T4T5T6T7CN
26
27
28
29
1
2
3
4
5
6
7
8
9
10
11
12
13
14
15
16
17
18
19
20
21
22
23
24
25
26
27
28
29
3031
1234567

© BÁO VĂN HÓA ĐIỆN TỬ
Cơ quan chủ quản: Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch
Giấy phép Báo điện tử số: 422/GP-BTTTT cấp ngày 19.8.2016
Bản quyền thuộc về Báo Văn hóa. Mọi hành động sử dụng nội dung đăng tải trên Báo điện tử Văn hóa tại địa chỉ www.baovanhoa.vn phải có sự đồng ý bằng văn bản của Báo điện tử Văn hóa.
Liên hệ quảng cáo: 024.8220036

Tổng Biên tập: NGUYỄN ANH VŨ

Phó tổng Biên tập: PHAN THANH NAM

Phó tổng Biên tập: NGUYỄN VĂN MƯỜI

Tòa soạn: 124 Nguyễn Du, Quận Hai Bà Trưng, Hà Nội

Điện thoại: 024.38220036 - FAX: 024.38229302

Email: baovanhoa@fpt.vn

Close 2024 Bản quyền thuộc về Báo Văn hóa
Back To Top