Menu
  1. Chính trị
  2. Văn hóa
  3. Nghệ thuật
  4. Giải trí
  5. Du lịch
  6. Thể thao
  7. Gia đình
  8. Kinh tế
  9. Ẩm thực
  10. Đời sống
  11. Nhịp sống số
  12. Pháp luật
  13. Thế giới

29 Tháng Ba 2024

Gốm Chăm xứng đáng là di sản của nhân loại

Thứ Tư 12/12/2018 | 10:39 GMT+7

VHO- Bộ VHTTDL vừa phối hợp với UBND tỉnh Ninh Thuận tổ chức Hội thảo khoa học quốc tế nhằm bảo tồn và phát huy giá trị nghệ thuật làm gốm truyền thống của người Chăm. TS Đặng Thị Bích Liên, nguyên Thứ trưởng Bộ VHTTDL chủ trì Hội thảo.

Nghề gốm Chăm Bàu Trúc (Ninh Thuận)

 Ông Lê Văn Bình, Phó Chủ tịch UBND tỉnh Ninh Thuận cho biết, khi nói đến nghề thủ công truyền thống của người Chăm thì không thể không nói đến nghề làm gốm hay nói đúng hơn là nghệ thuật làm gốm của họ, bởi đó là một phần tất yếu tạo nên tổng thể văn hóa Chăm.

Làng gốm Chăm Bàu Trúc là làng nghề sản xuất gốm có truyền thống lâu đời và tiêu biểu không chỉ ở Việt Nam mà ở khu vực Đông Nam Á. Quy trình làm gốm Chăm Bàu Trúc làm toát lên giá trị nghệ thuật đặc trưng, dù trải qua bao thăng trầm trong tiến trình phát triển của mình. Với mong muốn bảo tồn và phát huy các giá trị nghề sản xuất gốm và nghệ thuật làm gốm của người Chăm, UBND tỉnh Ninh Thuận đã nhận được sự đồng thuận của Bộ VHTTDL trong công tác xây dựng hồ sơ quốc gia “Nghệ thuật làm gốm truyền thống của người Chăm”, đề nghị UNESCO ghi danh vào danh sách di sản văn hóa phi vật thể cần bảo vệ khẩn cấp.

Theo TS Đặng Thị Bích Liên, gốm Chăm là di sản quý giá và đã có một thời kỳ phát triển rực rỡ ở vùng Đông Nam Á, tuy nhiên đến nay gốm Chăm chỉ còn tồn tại ở làng Bàu Trúc (Ninh Thuận) và làng gốm Bình Đức (Bình Thuận). Bên cạnh hai làng gốm này còn làng gốm Karango- Chu ru (Lâm Đồng) có ảnh hưởng và đồng dạng với gốm Chăm. Trong quá trình hội nhập nghệ thuật làm gốm truyền thống ở ba ngôi làng này có hiện tượng bị mai một.

Tại hội thảo, TS Atthasit Sukkham (Thái Lan) cho rằng, “trong giai đoạn thế kỷ XIV đến thế kỷ XVI, Đông Nam Á trở thành nơi bùng nổ thương mại và thương mại hàng hải. Do đó nhiều sản phẩm gốm tráng men màu nâu, tráng men màu xanh lá hoặc ngọc bích, tráng men màu trắng… được bắt đầu được sản xuất ở Đông Nam Á dưới ảnh hưởng của triều Nguyễn (Việt Nam) và Nhà Minh (Trung Quốc). Sau đó các sản phẩm gốm trên trở thành sản phẩm quan trọng. Các sản phẩm gốm ở lò Bình Định như một phần của Vương quốc Chămpa và lò gốm Chu Đậu ở Hải Dương như một phần của đất nước Đại Việt được đưa vào khu vực thương mại hàng hải Đông Nam Á…

Trong khi đó PGS.TS Shimoka Sakaya, đại diện nhóm nghiên cứu Nhật Bản cho biết, “gốm Chăm và gốm Churu là tương đối giống nhau, ngoài những đặc điểm riêng mang tính địa phương còn có đặc trưng của gốm cổ Sa Huỳnh và gốm cổ khác ở Đông Nam Á. Đó là gốm làm bằng tay không có bàn xoay, có sử dụng bàn đạp bằng tay, hòn kê, kỹ thuật chải, miết láng và nung ngoài trời. Điều đặc biệt, nhiều làng gốm cổ trên thế giới đã mất thế nhưng gốm Chăm Việt Nam vẫn còn tồn tại, giữ được hồn tinh túy và giữ được vẻ đẹp hoang sơ của gốm cổ cách đây hàng trăm năm. Đó là giá trị độc đáo và trường tồn của gốm Chăm, xứng đáng được UNESCO công nhận là di sản văn hóa phi vật thể của nhân loại. Hy vọng một lần nữa gốm Chăm lại hồi sinh và tiếp tục lan tỏa”.

GS.TS Lâm Thị Mỹ Dung, Viện Văn hóa Quốc gia khẳng định, trong hành trình tìm kiếm về văn hóa Chăm, đồ gốm sẽ là “chìa khóa” tiếp cận đời sống vật chất và tinh thần của cư dân Chăm. Trong mỗi giai đoạn nhất định, họ tiếp thu thành tựu, kinh nghiệm của giai đoạn trước, trong quá trình giao lưu văn hóa với cộng đồng người xung quanh… gốm Bàu Trúc ngoài đặc điểm riêng mang tính địa phương thì đều mang đặc tính chung của gốm trong khu vực. 

XUÂN HƯỚNG

Print

Danh mục tin bài

«Tháng Ba 2024»
T2T3T4T5T6T7CN
26
27
28
29
1
2
3
4
5
6
7
8
9
10
11
12
13
14
15
16
17
18
19
20
21
22
23
24
25
26
27
28
293031
1234567

© BÁO VĂN HÓA ĐIỆN TỬ
Cơ quan chủ quản: Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch
Giấy phép Báo điện tử số: 422/GP-BTTTT cấp ngày 19.8.2016
Bản quyền thuộc về Báo Văn hóa. Mọi hành động sử dụng nội dung đăng tải trên Báo điện tử Văn hóa tại địa chỉ www.baovanhoa.vn phải có sự đồng ý bằng văn bản của Báo điện tử Văn hóa.
Liên hệ quảng cáo: 024.8220036

Tổng Biên tập: NGUYỄN ANH VŨ

Phó tổng Biên tập: PHAN THANH NAM

Phó tổng Biên tập: NGUYỄN VĂN MƯỜI

Tòa soạn: 124 Nguyễn Du, Quận Hai Bà Trưng, Hà Nội

Điện thoại: 024.38220036 - FAX: 024.38229302

Email: baovanhoa@fpt.vn

Close 2024 Bản quyền thuộc về Báo Văn hóa
Back To Top