Menu
  1. Chính trị
  2. Văn hóa
  3. Nghệ thuật
  4. Giải trí
  5. Du lịch
  6. Thể thao
  7. Gia đình
  8. Kinh tế
  9. Ẩm thực
  10. Đời sống
  11. Nhịp sống số
  12. Pháp luật
  13. Thế giới

29 Tháng Ba 2024

Mất cảm giác giác mạc có thể dẫn đến mù loà

Thứ Năm 15/11/2018 | 22:13 GMT+7

VHO- Mất cảm giác giác mạc là một bệnh lý nguy hiểm vì có thể gây loét giác mạc mãn tính điều trị hết sức khó khăn, dẫn đến mù lòa. Khi đó, việc điều trị ghép giác mạc cũng không mang lại hiệu quả vì giác mạc mới lại chịu quá trình thương tổn tương tự, hậu quả là mất thị lực vĩnh viễn.
 

Các phương pháp điều trị từ trước đến nay chưa hiệu quả, bệnh nhân chủ yếu được điều trị triệu chứng bằng các thuốc bôi, nước mắt nhân tạo rồi đến các thuốc chống viêm, thuốc chống ly giải collagel hoặc các chế phẩm sinh học kích thích tăng trưởng biểu mô. Các phương pháp điều trị ngoại khoa thường áp dụng như khâu cò mi, ghép màng ối cũng chỉ hy vọng kéo dài, làm chậm tiến triển của bệnh, ngay cả đến phương pháp ghép giác mạc cũng không hiệu quả nhiều vì giác mạc ghép lại tiếp tục chịu đựng quá trình viêm loét do không có phản xạ cảm giác giác mạc bảo vệ. 

Trước thực trạng này, Bệnh viện Việt Đức đã tiến hành bước đột phá trong việc điều trị căn bệnh này bằng phương pháp vi phẫu tạo hình phối hợp với các bác sĩ chuyên khoa Thần kinh, Mắt, Hàm mặt và thu được thành công trong việc tái lập thần kinh cho giác mạc. 

Các bác sĩ phẫu thuật vi phẫu cho bé 4 tuổi bị loét giác mạc do mất cảm giác bẩm sinh

PGS.TS Nguyễn Hồng Hà – Trưởng khoa Phẫu thuật Hàm mặt – Tạo hình – Thẩm mỹ Bệnh viện Hữu nghị Việt Đức cho hay, sự thành công này đã mở ra một hướng đi mới, cứu cánh cho loại bệnh lý vốn dĩ điều trị rất khó khăn và dẫn tới hậu quả mù lòa này. 

“Các bệnh nhân sẽ trải qua ca phẫu thuật vi phẫu khoảng 5 - 7 tiếng. Các bác sỹ sẽ xác định đầu dây thần kinh cảm giác còn lành lặn sau đó sẽ lấy một đoạn thần kinh ở dưới chân chuyển lên (chỉ là thần kinh cảm giác, không ảnh hưởng tới vận động của chân) nối ghép từ thần kinh lành vào giác mạc bên bị bệnh. Vì kích thước các dây thần kinh quá bé, chỉ khoảng 1mm nên để khâu nối được các bác sỹ Phẫu thuật Tạo hình đã phải sử dụng kỹ thuật khâu nối Vi phẫu dưới kính hiển vi. Thông thường sau mổ khoảng 4 đến 6 tháng các dây thần kinh sẽ mọc ra quanh giác mạc và cảm giác bảo vệ sẽ dần xuất hiện, lúc này các phương pháp điều trị thông thường có thể mang lại hiệu quả như mong đợi”, PGS.TS Nguyễn Hồng Hà chia sẻ.

     Các sợi thần kinh mới được chia ra để cấp cảm giác cho giác mạc

Từ ngày 19.11, Bệnh viện hữu nghị Việt Đức (Hà Nội) phối hợp với các chuyên gia hàng đầu của Vương quốc Anh sẽ khám và tư vấn điều trị cho các bệnh lý về thần kinh ngoại biên trong đó có cả nhóm bệnh lý về mất cảm giác của giác mạc (kể cả bệnh nhân đã bị mù). Bệnh nhân và gia đình quan tâm có thể đặt lịch Khám tư vấn với  Khoa Hàm mặt - Tạo hình - Thẩm mỹ của Bệnh viện.

MAI TRANG

 

Print
Tags: Y tế

Danh mục tin bài

«Tháng Ba 2024»
T2T3T4T5T6T7CN
26
27
28
29
1
2
3
4
5
6
7
8
9
10
11
12
13
14
15
16
17
18
19
20
21
22
23
24
25
26
27
28
293031
1234567

© BÁO VĂN HÓA ĐIỆN TỬ
Cơ quan chủ quản: Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch
Giấy phép Báo điện tử số: 422/GP-BTTTT cấp ngày 19.8.2016
Bản quyền thuộc về Báo Văn hóa. Mọi hành động sử dụng nội dung đăng tải trên Báo điện tử Văn hóa tại địa chỉ www.baovanhoa.vn phải có sự đồng ý bằng văn bản của Báo điện tử Văn hóa.
Liên hệ quảng cáo: 024.8220036

Tổng Biên tập: NGUYỄN ANH VŨ

Phó tổng Biên tập: PHAN THANH NAM

Phó tổng Biên tập: NGUYỄN VĂN MƯỜI

Tòa soạn: 124 Nguyễn Du, Quận Hai Bà Trưng, Hà Nội

Điện thoại: 024.38220036 - FAX: 024.38229302

Email: baovanhoa@fpt.vn

Close 2024 Bản quyền thuộc về Báo Văn hóa
Back To Top