Menu
  1. Chính trị
  2. Văn hóa
  3. Nghệ thuật
  4. Giải trí
  5. Du lịch
  6. Thể thao
  7. Gia đình
  8. Kinh tế
  9. Ẩm thực
  10. Đời sống
  11. Nhịp sống số
  12. Pháp luật
  13. Thế giới

28 Tháng Ba 2024

Người dân đổ nợ vì tiêu chết hàng loạt

Thứ Tư 14/11/2018 | 08:59 GMT+7

VHO- Thời gian gần đây, hàng loạt rẫy tiêu ở Gia Lai bị sâu bệnh chết trắng đồng, nông dân trồng tiêu lâm cảnh trắng tay, nợ nần. Trong khi chính quyền địa phương loay hoay tìm cách trị bệnh cho cây tiêu nhưng chưa đạt hiệu quả thì giá tiêu lại liên tục lao dốc.

 Người dân thôn Thủy Phú, xã Ia Blứ, Chư Pưh buồn rầu bên hàng ngàn trụ tiêu chết trắng

 Không ít nông dân trồng tiêu tại “phố núi” vốn được ví là “tỷ phú ” thì nay bỗng chốc trắng tay vì không có khả năng trả nợ ngân hàng...

Hắt hiu xã tỷ phú

Tới xã Ia Blứ (Chư Pưh, Gia Lai) những ngày này, không khí ảm đạm hắt hiu, nhiều ngôi nhà cao tầng ngày nào nay đóng cửa im ỉm. Một thời cây tiêu đã đưa người trồng tiêu trở thành những “tỷ phú” thì nay chính tiêu cũng nhấn chìm họ xuống vực thẳm. Hàng trăm hộ dân lâm cảnh bi đát, thê thảm. Người mất nhà, người bị siết nợ, vợ chồng con cái ly tán, dắt díu làm thuê, làm mướn khắp nơi, xóm làng tiêu điều hắt hiu. Toàn xã Ia Blứ có 1.478 hộ với hơn 7.000 nhân khẩu thì có đến 1.211 nhân khẩu đã phải bỏ làng đi làm ăn xa.

Ngay cả hộ gia đình nổi tiếng giàu có nhờ tiêu như ông Văn Viết Sỹ (thôn Thủy Phú, xã Ia Blứ) cũng nợ hơn 200 triệu đồng tại Ngân hàng NN&PTNT chi nhánh huyện Chư Pưh. “Hơn 4.000 trụ tiêu của gia đình tôi đã chết trắng rồi, chẳng có nguồn thu gì, giờ chạy vạy lo bữa cơm gia đình đã khó, thêm tiền trả lãi ngân hàng thì chết thôi!”, ông Sỹ than vãn.

Ông Đặng Thanh Long, Chi hội trưởng Chi hội Nông dân thôn Thủy Phú cho biết: “Thôn này có đến 95% người dân đang mắc nợ ngân hàng. Gia đình tôi có 9 người con đã dựng vợ gả chồng và đều làm nghề trồng tiêu. Do tiêu đổ bệnh chết hết, 9 người con của tôi đều bỏ nương rẫy đi làm thuê hết rồi!”.

Theo lãnh đạo UBND xã Ia Blứ, tổng số hộ dân tại địa phương vay nợ ngân hàng để trồng tiêu là 1.055 hộ với số tiền 221,006 tỉ đồng; Trong đó, nợ Ngân hàng NN&PTNT là 160 hộ với tổng số tiền 44,09 tỉ đồng; ngân hàng Thương mại cổ phần Ngoại thương Việt Nam (Viettinbank) là 282 hộ với tổng số tiền là 93,5 tỉ đồng; ngân hàng Đầu tư và Phát triển Việt Nam (BIDV) là 103 hộ với tổng số tiền 39,14 tỉ đồng…

Giải cứu người trồng tiêu bằng cách nào?

Để giải cứu cây tiêu chính quyền, chuyên gia và người nông dân đã họp bàn tìm giải pháp ngăn chặn, tuy nhiên đến nay người dân trồng tiêu khắp các tỉnh Tây Nguyên vẫn chưa ngăn được tình trạng cây tiêu chết rụi.

Nếu như cuối năm 2015 và 2016 thời điểm đại hạn tại Tây Nguyên hồ tiêu chết hàng loạt nhưng giá cả vẫn còn dao động ở mức 70-90 ngàn đồng/kg, đến nay chỉ còn lại 45–47 ngàn đồng/kg. Tiêu chết và giá cả lao dốc đã đẩy người nông dân trồng tiêu vào thảm cảnh “sống dở, chết dở”.

Ông Hoàng Phước Bính, Phó chủ tịch kiêm Tổng thư ký Hiệp hội Hồ tiêu Chư Sê (Gia Lai) cho biết, những hộ dân trồng tiêu lâm cảnh khốn cùng chủ yếu tại một số xã “độc canh” cây tiêu. “Khoảng gần 10 năm qua, giá tiêu tăng cao nhiều người đã ồ ạt vay mượn ngân hàng mở rộng diện tích. Khi có thu nhập tiền tỷ họ xây nhà cửa, mua sắm, tái đầu tư, chủ quan không trả nợ ngân hàng. Nay, tiêu chết không có thu nữa thì gặp khó khăn, đó là bài học đắt giá”, ông Bính phân tích.

Thống đốc Ngân hàng Nhà nước Việt Nam Lê Minh Hưng đã có văn bản “hỏa tốc” gửi Ngân hàng Nhà nước tỉnh Gia Lai chỉ đạo các ngân hàng thương mại rà soát, phối hợp hỗ trợ người dân tháo gỡ khó khăn.

Thống kê của Ngân hàng Nhà nước Việt Nam chi nhánh tỉnh Gia Lai, tổng dư nợ cho vay trồng, chăm sóc tiêu trên toàn tỉnh Gia Lai là 4.382 tỉ đồng, chiếm 5% dư nợ toàn tỉnh. Trong đó, dư nợ ngắn hạn 3.375 tỉ đồng; nợ trung hạn 1.007 tỉ đồng; nợ xấu 186 tỉ đồng.

Ông Nguyễn Văn Cư, Giám đốc Ngân hàng Nhà nước Việt Nam chi nhánh tỉnh Gia Lai cho biết, đã phối hợp với các huyện tập trung tháo gỡ khó khăn cho người dân trồng tiêu. Theo ông Cư, muốn được khoanh nợ theo Nghị định 55/2015/NĐ–CP quy định trường hợp thiên tai, dịch bệnh xảy ra trên diện rộng thì UBND cấp tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương phải công bố vùng thiên tai, dịch bệnh; tổng hợp, đánh giá cụ thể mức độ thiệt hại báo cáo Ngân hàng Nhà nước Việt Nam, Bộ Tài chính trình Thủ tướng Chính phủ xem xét quyết định.

 X. HƯỚNG - T. BÌNH

 

Print

Danh mục tin bài

«Tháng Ba 2024»
T2T3T4T5T6T7CN
26
27
28
29
1
2
3
4
5
6
7
8
9
10
11
12
13
14
15
16
17
18
19
20
21
22
23
24
25
26
27
28
293031
1234567

© BÁO VĂN HÓA ĐIỆN TỬ
Cơ quan chủ quản: Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch
Giấy phép Báo điện tử số: 422/GP-BTTTT cấp ngày 19.8.2016
Bản quyền thuộc về Báo Văn hóa. Mọi hành động sử dụng nội dung đăng tải trên Báo điện tử Văn hóa tại địa chỉ www.baovanhoa.vn phải có sự đồng ý bằng văn bản của Báo điện tử Văn hóa.
Liên hệ quảng cáo: 024.8220036

Tổng Biên tập: NGUYỄN ANH VŨ

Phó tổng Biên tập: PHAN THANH NAM

Phó tổng Biên tập: NGUYỄN VĂN MƯỜI

Tòa soạn: 124 Nguyễn Du, Quận Hai Bà Trưng, Hà Nội

Điện thoại: 024.38220036 - FAX: 024.38229302

Email: baovanhoa@fpt.vn

Close 2024 Bản quyền thuộc về Báo Văn hóa
Back To Top