Menu
  1. Chính trị
  2. Văn hóa
  3. Nghệ thuật
  4. Giải trí
  5. Du lịch
  6. Thể thao
  7. Gia đình
  8. Kinh tế
  9. Ẩm thực
  10. Đời sống
  11. Nhịp sống số
  12. Pháp luật
  13. Thế giới

Văn Nghệ

19 Tháng Ba 2024

Đẩy mạnh tuyên truyền các quy định về quyền tác giả, quyền liên quan

Thứ Sáu 22/03/2019 | 14:01 GMT+7

VHO- Đó là một trong những nội dung được ông Bùi Nguyên Hùng, Cục trưởng Cục Bản quyền tác giả, Bộ VHTTDL nhấn mạnh tại Hội nghị tập huấn phổ biến các quy định về quyền tác giả, quyền liên quan trong Hiệp định Đối tác toàn diện và tiến bộ xuyên Thái Bình Dương (CPTPP) và pháp luật Việt Nam do Bộ VHTTDL tổ chức sáng 22. 3 tại Hà Nội.

Toàn cảnh Hội nghị

Hiệp định Đối tác toàn diện và tiến bộ xuyên Thái Bình Dương (CPTPP) có hiệu lực từ ngày 14.1.2019 đối với Việt Nam. Theo ông Bùi Nguyên Hùng,  các quy định về quyền tác giả, quyền liên quan trong Hiệp định có ý nghĩa rất quan trọng trong bảo hộ quyền tác giả, quyền liên quan tại Việt Nam. Hội nghị được tổ chức nhằm tập huấn, phổ biến các quy định về quyền tác giả, quyền liên quan trong Hiệp định CPTPP và pháp luật Việt Nam để các cơ quan quản lý thực thi, cùng trao đổi nhằm bảo hộ quyền tác giả, quyền liên quan có hiệu quả; đồng thời, bảo đảm thực thi đúng các cam kết quốc tế và khuyến khích hoạt động sáng tạo văn học nghệ thuật, khoa học, góp phần thúc đẩy phát triển các ngành công nghiệp văn hóa của đất nước.

Tham dự hội nghị có đại diện các đơn vị chức năng thuộc Bộ VHTTDL, các Sở VHTTDL, Sở VHTT khu vực phía Bắc và đại diện các Sở, ban, ngành có liên quan.

Cục trưởng Cục Bản quyền tác giả Bùi Nguyên Hùng

Cũng theo Cục trưởng Cục Bản quyền tác giả, nhằm thực thi Hiệp định CPTPP, Thủ tướng Chính phủ đã  ban hành Quyết định 121 ngày 24.1.2019 phê duyệt Kế hoạch thực hiện Hiệp định. Trên cơ sở  đó,  Bộ VHTTDL đã ban hành Quyết định số 701/QĐ- BVHTTDL  ngày 28.2.2019  của Bộ trưởng Bộ VHTTDL triển  khai thực hiện Kế hoạch thực hiện Hiệp định CPTPP của Bộ; trong đó quy định rõ việc tuyên truyền, phổ biến; rà soát, sửa đổi, bổ sung pháp luật; xây dựng hệ thống phát hiện, xử lý vi phạm quyền tác giả, quyền liên quan trên môi trường mạng.

Hội nghị đã phổ biến, đề cập nhiều nội dung quan trọng  liên quan đến các quy định về quyền tác giả, quyền liên quan trong Hiệp định CPTPP và pháp luật Việt Nam. Chuyên đề mở đầu do ông Ngô Chung Khanh, Phó Vụ trưởng Vụ Chính sách thương mại đa biên, Bộ Công Thương trình bày  đã khái quát một bức tranh tổng thể về Hiệp định CPTPP – cơ hội và thách thức đối với Việt Nam. Nội dung này nhấn mạnh tổng quan về Hiệp định; sự khác nhau giữa Hiệp định CPTPP  và TPP; cam kết của Việt Nam trong Hiệp định CPTPP và cam kết của một số nước CPTPP dành cho Việt Nam; cơ hội và thách thức đối với Việt Nam và một số khuyến nghị khi tham gia CPTPP.

Ông Ngô Chung Khanh, Phó Vụ trưởng Vụ Chính sách thương mại đa biên, Bộ Công Thương

Theo ông Ngô Chung Khanh, tham gia Hiệp định CPTPP mang đến nhiều cơ hội nhưng song hành là nhiều thách thức đặt ra đối với Việt Nam, cơ bản có thể kể đến những vấn đề về cải cách thể chế, đầu tư nước ngoài, tham gia chuỗi cung ứng toàn cầu và sức ép để nâng cao năng lực cạnh tranh. “Nhiều văn bản lần đầu tiên được áp dụng đòi hỏi cần thay đổi cơ bản về tư duy. Hiểu rõ và thực thi tốt Hiệp định trong từng lĩnh vực đối với các cơ quan quản lý là một thách thức không nhỏ. Đây cũng là nội dung cho thầy tầm quan trọng cũng như ý nghĩa của những hội nghị tập huấn như thế này” , theo ông Ngô Chung Khanh.

Các chuyên đề tiếp theo do Cục Bản quyền tác giả phổ biến gồm các nội dung về quyền tác giả, quyền liên quan trong Hiệp định CPTPP và kế hoạch thực hiện; tổng quan về hệ thống pháp luật – quản lý – thực thi quyền tác giả, quyền liên quan tại Việt Nam; tình hình triển khai thực hiện Chiến lược phát triển các ngành công nghiệp văn hóa Việt Nam đến năm 2020, tầm nhìn đến năm 2030.

Hội nghị thu hút sự tham gia của nhiều đại diện các Sở VHTTDL, Sở VHTT khu vực phía Bắc

Về việc triển khai thực hiện Chiến lược phát triển các ngành công nghiệp văn hóa Việt Nam đến năm 2020, tầm nhìn đến năm 2030, Bộ VHTTDL đã thành lập Ban Chỉ đạo, ban hành kế hoạch ngành. 5 ngành Điện ảnh, Du lịch văn hóa, Mỹ thuật, Nhiếp ảnh, Nghệ thuật biểu diễn, Quảng cáo đã xây dựng cơ sở dữ liệu về phát triển công nghiệp văn hóa, đào tạo và phát triển nhân lực, quảng bá thương hiệu, nghiên cứu, học tập kinh nghiệm… Nhà nước đã đầu tư phát triển công nghiệp văn hóa thông qua các hình thức, hoạt động hỗ trợ, tài trợ, đặt hàng, ban hành một số văn bản về hội nhập quốc tế, gắn với các mục tiêu phát triển kinh tế, văn hóa, xã hội nhằm thúc đẩy phát triển công nghiệp văn hóa.

Theo ông Bùi Nguyên Hùng, phổ biến các quy định về quyền tác giả, quyền liên quan trong Hiệp định CPTPP và pháp luật Việt Nam cũng giúp chung ta thấy rõ mình đang ở đâu, thời gian tới cần làm những gì. Công tác thực thi Hiệp định và các văn bản pháp luật liên quan đã có gì, thiếu những gì và đặc biệt có gì đáng lo ngại?

“Cục Bản quyền tác giả sẽ tiếp tục rà soát, sửa đổi, bổ sung hệ thống văn bản pháp luật liên quan, đặc biệt là các nội dung phù hợp với thông lệ quốc tế. Bên cạnh đó, một hướng đi rất quan trọng nữa là đẩy mạnh truyền thông trong phổ biến các quy định về quyền tác giả, quyền liên quan; đào tạo và nâng cao năng thực của đội ngũ thực thi phù hợp với bối cảnh và tình hình hiện nay...”, ông Bùi Nguyên Hùng khẳng định.

HÀ PHƯƠNG; ảnh: TRẦN HUẤN

Print

Hãy Đăng nhập hoặc Đăng ký đăng nhận xét.

Góc ảnh

© BÁO ĐIỆN TỬ VĂN HÓA
Cơ quan chủ quản: Bộ văn hóa, Thể thao và Du lịch Giấy phép
Báo điện tử số: 422/GP-BTTTT cấp ngày 19-08-2016
2018 Bản quyền thuộc về Báo Văn Hóa. Ghi rõ nguồn "Báo Văn Hóa" khi phát hành lại thông tin
Liện hệ quảng cáo: 024.22415051

Tổng biên tập: CHU THỊ THU HẰNG
Phó tổng biên tập: LƯƠNG TRUNG HIẾU
Phó tổng biên tập: PHAN THANH NAM
Tòa soạn: 124 Nguyễn Du, Quận Hai Bà Trưng, Hà Nội
Điện thoại: 024.38220036 - FAX: 024.38229302
Email: baovanhoa@fpt.vn

Close 2024 Bản quyền thuộc về Báo Văn hóa
Back To Top