Menu
  1. Chính trị
  2. Văn hóa
  3. Nghệ thuật
  4. Giải trí
  5. Du lịch
  6. Thể thao
  7. Gia đình
  8. Kinh tế
  9. Ẩm thực
  10. Đời sống
  11. Nhịp sống số
  12. Pháp luật
  13. Thế giới

Thêm nhiều chính sách cho bảo tồn và phát huy giá trị nhà vườn Huế

Thứ Năm 08/12/2022 | 21:24 GMT+7

VHO- Nhà vườn Huế đặc trưng và nhà rường cổ sẽ tiếp tục được bảo tồn, phát huy giá trị với nhiều chính sách hỗ trợ. Theo đó, sẽ có nguồn kinh phí hơn 45 tỷ đồng để hỗ trợ cho các nhà vườn nằm trong danh mục cần được bảo tồn và phát huy giá trị.

Chiều ngày 8.12, tại kỳ họp thứ 5, HĐND tỉnh Thừa Thiên Huế khóa VIII đã thông qua Nghị quyết về đề án “Quy định một số chính sách hỗ trợ, bảo vệ và phát huy giá trị nhà vườn Huế đặc trưng và nhà rường cổ”. Đây là Nghị quyết tiếp nối Nghị quyết 02/2015/NQ-HĐND mà HĐND tỉnh Thừa Thiên Huế đã thông qua và được triển khai trong giai đoạn 2015-2020.

Một nhà vườn đặc trưng ở làng cổ Phước Tích được hỗ trợ trùng tu theo Nghị quyết 02 giai đoạn 2015-2020

Theo Nghị quyết mới lần này, tổng mức kinh phí dành cho hỗ trợ, bảo vệ và phát huy giá trị nhà vườn Huế đặc trưng và nhà rường cổ là 45,2 tỷ đồng; trong đó, ngân sách tỉnh là 28,3 tỷ đồng, ngân sách huyện 12,1 tỷ đồng cùng nguồn xã hội hóa 4,8 tỷ đồng. Nghị quyết sẽ tiếp tục hỗ trợ các nhà vườn đặc trưng ở các phường Thủy Biều, Kim Long của TP.Huế, ở làng cổ Phước Tích (xã Phong Hòa, huyện Phong Điền) và mở rộng đối với các nhà rường cổ ở Bao Vinh (phường Hương Vinh, TP.Huế).

Đề án lần này sẽ được triển khai trong giai đoạn 2022- 2026, tập trung thực hiện 5 nhóm chính sách, gồm: hỗ trợ trùng tu, tôn tạo nhà vườn đặc trưng và nhà rường cổ; hỗ trợ tổ chức kinh doanh, khai thác, phát triển dịch vụ du lịch tại nhà vườn Huế đặc trưng và nhà rường cổ; hỗ trợ quy hoạch xây dựng và đầu tư hạ tầng; hỗ trợ tài chính tín dụng; hỗ trợ quản lý, bảo vệ.

Mức hỗ trợ của các nhóm chính sách nói trên sẽ tăng khoảng 30% so với mức hỗ trợ của Nghị quyết 02 trước đó. Cụ thể, nhà vườn Huế đặc trưng loại 1 sẽ được hỗ trợ kinh phí 1 tỷ/nhà để trùng tu, bảo tồn; nhà vườn loại 2 được hỗ trợ 800 triệu đồng/nhà và loại 3 là 600 triệu đồng/nhà. Ngoài ra, việc hỗ trợ chi phí khảo sát, lập báo cáo kinh tế kỹ thuật, thiết kế trùng tu nhà sẽ không quá mức 50 triệu đồng/nhà.

Công tác hạ giải, trùng tu nhà vườn Huế

Trong giai đoạn 2015-2020, đã có 55 nhà vườn đặc trưng tại TP.Huế và làng cổ Phước Tích (huyện Phong Điền) được trùng tu, bảo tồn từ nguồn ngân sách nhà nước và các nguồn hợp pháp khác. Trong đó, có 33 nhà vườn được hỗ trợ trùng tu từ ngân sách nhà nước với kinh phí 20,6 tỷ đồng. Theo Ban Kinh tế- ngân sách HĐND tỉnh Thừa Thiên Huế, Nghị quyết về đề án “Quy định một số chính sách hỗ trợ, bảo vệ và phát huy giá trị nhà vườn Huế đặc trưng và nhà rường cổ” lần này kế thừa kết quả thực hiện giai đoạn 2015-2020, tiếp tục duy trì và phát huy những chính sách mang lại hiệu quả tích cực, đồng thời điều chỉnh, bổ sung một số chính sách nhằm khắc phục những hạn chế, tồn tại ở giai đoạn trước cũng như loại bỏ những chính sách không còn phù hợp. Qua đó, góp phần phát huy giá trị nhà vườn Huế đặc trưng và nhà rường cổ, phát triển và khai thác có hiệu quả các tour tuyến du lịch hấp dẫn về nhà vườn.

S.THÙY

Print

Hãy Đăng nhập hoặc Đăng ký đăng nhận xét.

© BÁO VĂN HÓA ĐIỆN TỬ
Cơ quan chủ quản: Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch
Giấy phép Báo điện tử số: 422/GP-BTTTT cấp ngày 19.8.2016
Bản quyền thuộc về Báo Văn hóa. Mọi hành động sử dụng nội dung đăng tải trên Báo điện tử Văn hóa tại địa chỉ www.baovanhoa.vn phải có sự đồng ý bằng văn bản của Báo điện tử Văn hóa.
Liên hệ quảng cáo: 024.8220036

Tổng Biên tập: NGUYỄN ANH VŨ

Phó tổng Biên tập: PHAN THANH NAM

Phó tổng Biên tập: NGUYỄN VĂN MƯỜI

Tòa soạn: 124 Nguyễn Du, Quận Hai Bà Trưng, Hà Nội

Điện thoại: 024.38220036 - FAX: 024.38229302

Email: baovanhoa@fpt.vn

Close 2024 Bản quyền thuộc về Báo Văn hóa
Back To Top