Menu
  1. Chính trị
  2. Văn hóa
  3. Nghệ thuật
  4. Giải trí
  5. Du lịch
  6. Thể thao
  7. Gia đình
  8. Kinh tế
  9. Ẩm thực
  10. Đời sống
  11. Nhịp sống số
  12. Pháp luật
  13. Thế giới
19 Tháng Ba 2024

Hoạt động văn hóa nghệ thuật: “Bình thường mới” thực chưa?

Thứ Sáu 04/03/2022 | 10:40 GMT+7

VHO- “Băng” dần tan, nhiều hoạt động văn hóa, nghệ thuật dần quay trở lại trong sự đón chờ của công chúng. Chuyển mình linh hoạt, thích ứng để phục hồi, khoảng lặng của đời sống văn hóa thời Covid-19 chưa khi nào thênh thang đến vậy. Thế nhưng, với tâm thế tìm cơ hội giữa bộn bề thách thức, nhiều di tích, điểm đến, những nhà hát, sân khấu, triển lãm mỹ thuật, nhiếp ảnh… đã nỗ lực để chứng minh rằng, “bình thường mới” không còn là trạng thái xa lạ.

 Đại biểu tham quan không gian trưng bày mỹ thuật đương đại vừa khai trương tại Bảo tàng Mỹ thuật VN

 Sc sng mi

Bảo tàng Mỹ thuật Việt Nam đã rộng cửa đón chào khách tham quan từ những ngày đầu tiên trong năm mới. Bà Nguyễn Thị Thu Hương, Trưởng phòng Truyền thông- Đối ngoại cho biết, tháng 2.2022, Bảo tàng đón gần 5.000 khách tham quan. Tuy đây chưa phải con số đột biến nhưng so với cùng kỳ 3 năm trước đó cho thấy tín hiệu đáng mừng. “Nếu tháng 2.2019, lượng khách đến Bảo tàng là 4.763; tháng 2.2020 là 3.642; tháng 2.2021, con số giảm chỉ còn 605 lượt thì đến tháng 2.2022, lượng khách tăng lên gần 5000. Những con số này bước đầu cho thấy sự khởi sắc, khi dịch bệnh vẫn diễn biến phức tạp thì lượng khách tham quan vẫn cao hơn…”, bà Hương cho biết.

Khách tham quan đến với Bảo tàng đa dạng về quốc tịch, lứa tuổi, ngành nghề. Đặc biệt, các bạn trẻcóphần đông đảo do được tiếp cận nhiều với các thông tin trên facebook của Bảo tàng. Nhiều du khách tham quan hào hứng trải nghiệm ứng dụng thuyết minh đa phương tiện iMuseum VFA để tìm hiểu kỹ hơn về các tác phẩm nghệ thuật của các danh họa. Ngoài chiêm ngưỡng và tìm hiểu vềhiện vật, du khách còn chọn Bảo tàng làđịa điểm lưu giữnhững kỷniệm cùng gia đình, bạn bè, đồng nghiệp. Ngắm nhìn những tác phẩm thuộc nhiều chất liệu của các tác giả nổi tiếng được giới thiệu trên hệ thống trưng bày thường xuyên, chiêm ngưỡng Bảo vật quốc gia, chụp ảnh lưu niệm với kiến trúc Pháp cổ, sải bước trong khuôn viên của Bảo tàng… là những trải nghiệm thú vị của du khách khi đến thăm Bảo tàng Mỹ thuật Việt Nam.

Việc ngày càng nhiều du khách trong nước, đặc biệt là giới trẻ đến với địa chỉ này, vốn trước đây hầu như chỉ thu hút du khách quốc tế, là một tín hiệu tích cực. Sự cải thiện về số lượng khách tham quan không chỉ hâm nóng bầu không khí tại Bảo tàng mà còn cho thấy trạng thái thực sự thích ứng với “bình thường mới”. “Bên cạnh các triển lãm mỹ thuật vẫn mở cửa thường xuyên, nhiều hoạt động của Bảo tàng vẫn diễn ra bình thường như: các phòng trưng bày vẫn mở cửa, kèm theo là hệ thống thuyết minh đa phương tiện iMuseum VFA, các hướng dẫn viên, không gian sáng tạo cho trẻ em, Museum Shop và Cafe vẫn luôn sẵn sàng phục vụ nhu cầu của du khách…”, bà Nguyễn Thị Thu Hương chia sẻ.

 Lãnh đạo Bộ VHTTDL, UBND TP Hà Nội kiểm tra công tác phòng dịch tại các rạp chiếu phim sau khi mở cửa Ảnh: NGUYỄN NAM

Các di tích trong hệ thống điểm đến thu hút đông du khách tại Hà Nội như Hoàng thành Thăng Long, Văn Miếu- Quốc Tử Giám, Nhà tù Hỏa Lò, Bảo tàng Dân tộc học… trong những ngày qua cũng tất bật với guồng quay bình thường mới. Sau quãng thời gian linh hoạt thích ứng với các hình thức tổ chức sự kiện, triển lãm, trưng bày online, cánh cửa di tích mở lại đồng nghĩa với bài toán vừa phải đảm bảo an toàn, vừa có nhiều ý tưởng sáng tạo để thu hút du khách. Trung tâm Bảo tồn di sản Thăng Long - Hà Nội sau các triển lãm online đã có khá nhiều du khách truy cập vào trang trưng bày trực tuyến để tìm hiểu về khu di sản. Số lượng khách tham quan sau khi Hoàng thành Thăng Long mở cửa cũng khá đông, đặc biệt trong dịp cuối tuần. Thực tế này đã là động lực thúc đẩy việc tích cực quảng bá, phát huy giá trị khu di sản. Phòng Hướng dẫn - Thuyết minh (Trung tâm Bảo tồn di sản Thăng Long - Hà Nội) cho biết, ngoài việc chuẩn bị đầy đủ cơ sở vật chất, phương tiện phòng chống dịch, bảo đảm môi trường sạch, đẹp, an toàn, Trung tâm triển khai chương trình “Check in tặng quà”, khuyến khích du khách chụp ảnh, quét mã QR để nhận quà tặng đầu năm mới. Đây là một trong những ý tưởng sáng tạo được nhiều du khách hưởng ứng.

Di tích Nhà tù Hỏa Lò tận dụng khoảng trống nghỉ dịch Covid- 19 để hoàn thiện và phát huy kênh phát thanh độc quyền trên ứng dụng Spotify với nhiều podcast (chuỗi các tập tin âm thanh hoặc video số) được BQL di tích trực tiếp thực hiện. Sau khi mở cửa từ giữa tháng 2.2022, lượng khách đã dần đông trở lại. Trong 10 tháng đóng cửa, BQL di tích đã chuẩn bị kế hoạch cho nhiều tour mới, chương trình mới để phục vụ khách tham quan, kết hợp truyền thông mạnh trên fanpage, web. Trong số các chương trình tham quan ấn tượng, Di tích Nhà tù Hỏa Lò tiếp tục hút khách với nhiều trải nghiệm trong tour đêm “Sống như những đóa hoa” và sắp tới sẽ là những tour đêm nhiều cảm xúc khác được ra đời.

Đ không bình mi rưu cũ

Trong trạng thái bình thường mới, các hoạt động văn hóa đang tái khởi động mạnh mẽ nhưng thận trọng, đảm bảo công tác phòng, chống dịch Covid-19. Tuy nhiên, bài toán đặt ra đối với nhiều điểm đến không chỉ là làm sao hút khách mà còn phải có gì “đãi khách”. Tại Trung tâm Hoạt động Văn hóa Khoa học Văn Miếu - Quốc Tử Giám, Giám đốc Lê Xuân Kiêu cho biết, thời gian đóng cửa, di tích đã tăng cường việc quảng bá di sản trên website, fanpage. Cùng với đó, đơn vị đang thực hiện đề án phát triển du lịch thông minh tại Văn Miếu - Quốc Tử Giám dựa trên nền tảng công nghệ 4.0; đẩy nhanh kế hoạch tái hiện Trường Quốc Tử Giám tại khu vực vườn ươm để du khách có những hình dung rõ nét hơn về đời sống học tập của sĩ tử và các hoạt động khoa cử thời xưa; phục dựng các sinh hoạt tại trường; tiếp tục ứng dụng công nghệ để số hóa 3D hệ thống bia tiến sĩ nhằm vừa nâng cao hiệu quả lưu trữ, vừa phát huy giá trị rộng rãi hơn.

 Trung tâm Bảo tồn di sản Thăng Long - Hà Ni) trin khai chương trình “Check in tặng quà” nhằm thu hút du khách

Cùng với hệ thống các Bảo tàng, di tích, sự bừng tỉnh sau hơn 9 tháng “ngủ đông” của hệ thống rạp phim tại Hà Nội cũng đã mang đến nhiều cung bậc cảm xúc với khán giả. Ông Nguyễn Danh Dương, Giám đốc Trung tâm Chiếu phim Quốc gia cho biết, lần trở lại này, số lượng phim phong phú, đa dạng do có cả những “bom tấn” đã công chiếu trong năm 2021 và những phim Tết năm 2022 do Việt Nam sản xuất. Khán giả Hà Nội được thưởng thức nhiều phim thú vị như: 1990, Trạng Tí phiêu lưu ký, Chìa khóa trăm tỷ, Đấu trường âm nhạc 2… Dù mới quay trở lại nhưng một số bộ phim đã mang đến doanh thu đáng kể cho các rạp chiếu như: Bẫy ngọt ngào, Chuyện ma gần nhà, Người nhện không còn nhà, Fast & Furious 9: Huyền thoại tốc độ, Chìa khóa trăm tỷ… Tại các cụm rạp khác như CGV, BHD…, lượng khách đến xem phim đã khá đông, nhất là dịp cuối tuần, khán giả xếp hàng vào xem các bộ phim được chờ đợi bấy lâu. Sau dịp lễ 14.2, tiếp tục là các kỳ nghỉ cuối tuần và ngày Quốc tế Phụ nữ 8.3 được kỳ vọng sẽ tạo sức hút, mang lại doanh thu giúp các cụm rạp sớm phục hồi thị trường ảm đạm kéo dài trong thời gian qua.

Bầu không khí hồi sinh cũng được thể hiện trong dòng chảy tất bật của các nhà hát, sân khấu… vốn đã im lìm tắt điện trong suốt 9 tháng qua. Trên mạng xã hội, nhiều nghệ sĩ của Thủ đô bày tỏ niềm vui mừng khi được gặp lại khán giả trực tiếp qua từng show diễn. Với khán giả, việc được quay trở lại thói quen đến rạp thưởng thức những bộ phim "bom tấn" hay tới khán phòng nghe hòa nhạc, xem kịch... giúp cho nhiều người có cảm giác cuộc sống bình thường đã thực sự quay trở lại.

Tâm thế mới, trong sự bình thường mới khiến mỗi công chúng yêu nghệ thuật sẵn sàng đến rạp với những dụng cụ phòng dịch như khẩu trang, xịt khuẩn, sẵn sàng thực hiện các nguyên tắc 5K khi xem phim, nghe nhạc. Song song với đó, đối với các đơn vị nghệ thuật, bài toán không để “bình mới rượu cũ” vẫn luôn được đặt ra. Cánh cửa rạp phim, nhà hát, di tích, bảo tàng… dẫu đã mở rộng nhưng nếu không có nhiều hoạt động đổi mới, e rằng con đường hồi sinh sau đại dịch vẫn còn gập ghềnh. Và như thế, câu hỏi “đã thực sự bình thường mới được chưa?”, chắc vẫn chưa thể được trả lời. 

 HÀ PHƯƠNG

Print

Góc ảnh

Xem nhiều nhất

© BÁO VĂN HÓA ĐIỆN TỬ
Cơ quan chủ quản: Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch
Giấy phép Báo điện tử số: 422/GP-BTTTT cấp ngày 19.8.2016
Bản quyền thuộc về Báo Văn hóa. Mọi hành động sử dụng nội dung đăng tải trên Báo điện tử Văn hóa tại địa chỉ www.baovanhoa.vn phải có sự đồng ý bằng văn bản của Báo điện tử Văn hóa.
Liên hệ quảng cáo: 024.8220036

Tổng Biên tập: NGUYỄN ANH VŨ

Phó tổng Biên tập: PHAN THANH NAM

Phó tổng Biên tập: NGUYỄN VĂN MƯỜI

Tòa soạn: Số 33 ngõ 294/2 Kim Mã, phường Kim Mã, quận Ba Đình,Hà Nội

Điện thoại: 024.38220036 - FAX: 024.38229302

Email: baovanhoa@fpt.vn

Close 2024 Bản quyền thuộc về Báo Văn hóa
Back To Top