Phụ nữ Hành Tín Tây thay đổi "nếp nghĩ, cách làm"

VHO- Dự án 8 (thuộc Chương trình mục tiêu quốc gia) đang ngày càng đi vào đời sống người dân trên địa bàn xã Hành Tín Tây, huyện Nghĩa Hành (Quảng Ngãi) một cách thiết thực. Vai trò của phụ nữ ngày một nâng cao trong đời sống xã hội, họ đã có mặt, tham gia vào nhiều hoạt động phát triển kinh tế - xã hội của địa phương.

Phụ nữ Hành Tín Tây thay đổi

 D án 8 đã trang b kiến thc v bình đng gii, khuyến khích nam gii tham gia vào hot đng ca n gii xã Hành Tín Tây

Tiếp cận nền tảng số để phát triển kinh tế

Chị Phạm Thị Bon người Hrê, trước đây chị chỉ làm nông nghiệp, tuy nhiên, khi mạng xã hội phát triển, cùng với điện thoại thông minh chị Bon bắt đầu làm kinh tế gia đình thông qua hình thức bán hàng online mỹ phẩm, thuốc nam và hàng nông sản địa phương. Theo chị Bon, ban đầu, chị thấy nhiều người bán hàng online, livestream trên mạng xã hội nên bắt đầu nghiên cứu, đăng bài các sản phẩm để đưa lên giới thiệu. Dần dần, chị phát triển trên Facebook, Zalo nhiều người vào xem và ủng hộ. Ban đầu mỗi ngày chị Bon chỉ bán được vài đơn nhỏ lẻ, dần dần khách biết đến nhiều hơn, lượt tương tác tăng giúp chị bán hàng tăng lên. Để bán được hàng trên nền tảng mạng xã hội, chị Bon cho rằng cần kiên trì, chịu khó đăng bài, đảm bảo chất lượng sản phẩm thì khách sẽ tìm tới.

Chị Đào Thị Kim Oanh, Chủ tịch Hội LHPN xã Hành Tín Tây cho biết, địa phương có 2.267 phụ nữ, trong đó có 378 phụ nữ là đồng bào dân tộc thiểu số Hrê ở 2 thôn Trũng Kè 1, Trũng Kè 2. Hiện nay, có 183 phụ nữ đồng bào Hrê được tiếp cận mạng xã hội. Có 16 chị bán hàng online, với các mặt hàng như mỹ phẩm, quần áo, giày dép, túi xách, thực phẩm và các sản phẩm dầu phụng, bắp, chăn nuôi của địa phương

Phụ nữ Hành Tín Tây thay đổi

 Giao lưu, chia s kinh nghim gia các t/nhóm truyn thông

Để sản phẩm đến được tay người tiêu dùng, Hội LHPN huyện đã mời cán bộ về mở lớp hướng dẫn kiến thức về công nghệ thông tin. Dù lần đầu tiếp xúc các khái niệm như chuyển đổi số, marketing... nhưng với sự chịu khó học hỏi. Sau các lớp tập huấn khoa học kỹ thuật, tập huấn về khởi sự kinh doanh hay khởi nghiệp, phụ nữ đồng bào dân tộc thiểu số đã thay đổi rõ rệt về nhận thức. “Từ khi kinh doanh buôn bán qua điện thoại thông minh, các chị cũng quảng cáo nông sản của mình qua Facebook, Zalo và các trang mạng xã hội khác nên bán được nhiều sản phẩm. Nhiều mặt hàng nông sản thương lái đến tận nhà thu mua”, chị Oanh cho hay.

Là người dân tộc Hrê, sống tại thôn Trũng Kè 2, xã Hành Tín Tây, mặc dù sinh 2 con một bề là gái nhưng vợ chồng chị Đinh Thị Bỉa quyết định chỉ dừng lại ở 2 con để nuôi và dạy con cho tốt. Chị Bỉa cho biết, được Hội LHPN tuyên truyền, vợ chồng tôi hiểu được dù gái hay trai chỉ nên sinh 2 con để có thời gian tập trung phát triển kinh tế và chăm sóc, nuôi dạy các con. Trong căn nhà khang trang, đầy đủ tiện nghi chị Bỉa bộc bạch: “Sinh đông con sẽ khổ và không có điều kiện lo cho con đến nơi, đến chốn. Xác định như vậy, vợ chồng tôi quyết tâm, dù có sinh con gái cũng dừng lại 2 con. Giờ ngoài lo chăn nuôi lợn, bò, tôi còn buôn bán thêm tạp hóa, chồng lo rẫy keo nên kinh tế gia đình cũng khấm khá”.

Cách nhà chị Bỉa không xa là nhà chị Phạm Thị Thủy, dù sinh hai con gái, nhưng gia đình chị Thủy luôn hài lòng với những gì mình đang có. Chị Thủy chia sẻ: “Hạnh phúc của vợ chồng tôi đến từ hai con. Con cái là lộc trời cho, miễn sinh ra con lành lặn, khỏe mạnh là vui rồi. Hiện con gái lớn học lớp 7, con gái thứ hai học lớp 2”.

Phụ nữ Hành Tín Tây thay đổi

Ch Phm Th Bon (phi) chia s cách bán hàng online cho ch em ph n

Đẩy mạnh truyền thông về Dự án 8

Theo chị Nguyễn Thị Kiều Hoanh, Chủ tịch Hội LHPN huyện Nghĩa Hành, kể từ năm 2022 khi Dự án 8 “Thực hiện bình đẳng giới và giải quyết những vấn đề cấp thiết đối với phụ nữ và trẻ em”, giai đoạn 2021-2025 được triển khai trên địa bàn huyện, Hội LHPN huyện đặc biệt quan tâm, chú trọng đẩy mạnh tuyên truyền để Dự án đi vào cuộc sống.

Hội LHPN huyện đã triển khai đồng bộ các nội dung hoạt động của dự án tại xã Hành Tín Tây như: Xây dựng và nhân rộng các mô hình, nâng cao quyền năng kinh tế cho phụ nữ; tuyên truyền, vận động thay đổi “nếp nghĩ, cách làm”. Công tác này đã góp phần xóa bỏ định kiến và khuôn mẫu giới trong gia đình và cộng đồng, những hủ tục; bảo đảm tiếng nói và sự tham gia thực chất của phụ nữ và trẻ em trong các hoạt động phát triển kinh tế - xã hội của cộng đồng, giám sát và phản biện…

Phụ nữ Hành Tín Tây thay đổi

Ch Đinh Th Ba (gia), ch Phm Th Thy (phi) đang nghe chia s v nuôi dy con đối vi gia đình sinh con mt bề

Bên cạnh hoạt động nâng cao quyền năng kinh tế cho phụ nữ thì việc tuyên truyền, vận động cho hội viên phụ nữ trong độ tuổi sinh đẻ những kiến thức cơ bản về sinh đẻ an toàn, các gói hỗ trợ phụ nữ dân tộc thiểu số sinh đẻ an toàn và cách chăm sóc sức khỏe bà mẹ, trẻ em được các cấp Hội phụ nữ huyện rất quan tâm. Chị Thạch Thị Sơn Hồng phấn khởi chia sẻ: “Thông qua hoạt động của Tổ truyền thông đã giúp chị em phụ nữ đồng bào Hrê chúng tôi từng bước thay đổi cách nghĩ về bình đẳng giới, về vai trò của phụ nữ. Chị em đã tham gia nhiều hơn vào các hoạt động phát triển kinh tế gia đình và hoạt động xã hội khác”.

Trong năm 2023, tại xã Hành Tín Tây, Hội LHPN huyện Nghĩa Hành đã tổ chức tập huấn “Hỗ trợ ứng dụng khoa học công nghệ để nâng cao quyền năng kinh tế cho phụ nữ dân tộc thiểu số”, giúp hội viên, phụ nữ hiểu biết hơn về việc ứng dụng công nghệ 4.0 trong sản xuất và kết nối thị trường để tiêu thụ sản phẩm nông sản; giao lưu, chia sẻ kinh nghiệm giữa các tổ/nhóm truyền thông, giải pháp nâng cao chất lượng, nhân rộng mô hình; đối thoại chính sách trong khuôn khổ Dự án 8; thành lập và ra mắt mô hình Câu lạc bộ “Thủ lĩnh của sự thay đổi”.

“Thực hiện Dự án 8 trên địa bàn xã Hành Tín Tây là cơ hội thúc đẩy mạnh mẽ, tạo sự chuyển biến nâng cao chất lượng cuộc sống và giải quyết một cách căn bản về bình đẳng giới. Trang bị kiến thức về bình đẳng giới, khuyến khích nam giới tham gia vào hoạt động của nữ giới. Thay đổi nếp nghĩ, cách làm, nâng cao quyền năng của phụ nữ, trẻ em gái trong gia đình. Đặc biệt, giải quyết các vấn đề bức xúc, khó khăn của phụ nữ dân tộc thiểu số như việc làm, phát triển kinh tế, an sinh xã hội… Trang bị cho phụ nữ trong độ tuổi sinh đẻ có kiến thức chăm sóc trẻ trong 2 năm đầu đời, kiến thức làm mẹ an toàn”, chị Hoanh cho biết thêm. 

 NHƯ ĐỒNG

Ý kiến bạn đọc