Menu
  1. Chính trị
  2. Văn hóa
  3. Nghệ thuật
  4. Giải trí
  5. Du lịch
  6. Thể thao
  7. Gia đình
  8. Kinh tế
  9. Ẩm thực
  10. Đời sống
  11. Nhịp sống số
  12. Pháp luật
  13. Thế giới

Văn hóa

29 Tháng Ba 2024

Hội Văn nghệ dân gian Việt Nam trao Giải thưởng năm 2022 cho 37 công trình, tác phẩm

Chủ Nhật 11/12/2022 | 11:41 GMT+7

VHO- Lễ trao tặng danh hiệu Nghệ nhân Dân gian Việt Nam, trao giải thưởng văn nghệ dân gian và mừng thọ các hội viên cao tuổi năm 2022 đã được Hội Văn nghệ dân gian Việt Nam tổ chức ngày 10.12, tại Hà Nội.

GS.TS Lê Hồng Lý trao danh hiệu Nghệ nhân dân gian Việt Nam cho nghệ nhân Vũ Quang Liên

GS.TS. Lê Hồng Lý, Chủ tịch Hội Văn nghệ Dân gian Việt Nam cho biết, năm 2022, Hội đã nhận được số lượng dự giải không nhiều như các năm trước. Sau khi loại bỏ những công trình không đáp ứng tiêu chí dự giải, Hội đồng Sơ khảo giải thưởng nhận xét có 48 công trình đủ điều kiện theo quy chế.
Trong số 48 công trình, có 16 công trình thuộc chuyên ngành Ngữ văn và lý luận văn hóa dân gian; 18 công trình thuộc chuyên ngành Phong tục tập quán, lễ hội, địa chỉ văn hóa; 6 công trình thuộc chuyên ngành Nghệ thuật biểu diễn; 5 công trình thuộc chuyên ngành Văn hóa ẩm thực, nghề cổ truyền và tri thức.
Như vậy, so với năm 2021, năm nay số công trình dự giải ít hơn 21 công trình, tập trung chủ yếu ở 3 chuyên ngành phải điền dã nhiều là: Phong tục tập quán, lễ hội, địa chí văn hóa (giảm 10 công trình), Văn hóa ẩm thực, nghề cổ truyền và tri thức dân gian (giảm 6 công trình) và Ngữ văn và lý luận văn hóa dân gian (giảm 5 công trình). Các công trình dự giải năm nay có mặt ở cả 5 chuyên ngành, trên cả hai lĩnh vực - điều tra sưu tầm và nghiên cứu. Về dung lượng: bên cạnh một vài công trình chỉ ngót nghét trăm trang, có công trình trên 1.000 trang.

GS.TS Lê Hồng Lý trao giải Nhì B cho các tác giả 

Kết quả, không có công trình nào được trao giải Nhất và giải Nhì A.
Ban tổ chức đã trao 4 giải Nhì B (trị giá 22 triệu đồng/giải) cho 4 tác phẩm. Riêng tác giả Nguyễn Tiến Dũng (Khoa Giáo dục Tiểu học Đại học Sư phạm TP. Hồ Chí Minh) có 2 tác phẩm được trao giải Nhì B gồm 2 bộ sử thi Bahnar “Giông, Giỡ tìm Bia Lũi” (Giông Giỡ chă Bia Lũi) và “Giông, Giỡ bán ghè thần Rang Blo” (Giông, Giỡ tech ge yang Rang Blo) phát hành song ngữ Việt-Bahnar.
Hai công trình được trao giải Nhì B khác là tác phẩm “Văn hóa vật chất và văn hóa xã hội thời kỳ Đại Việt” (2 quyển) do tác giả Nguyễn Xuân Kính chủ biên cùng nhóm tác giả Nguyễn Duy Hinh, Trần Bình và Vũ Hoàng Hiếu thực hiện; công trình “Bách khoa thư làng Việt cổ truyền” của tác giả Bùi Xuân Đính.

Ngoài ra, Ban tổ chức còn trao 4 giải Ba A (18 triệu đồng/giải), 12 giải Ba B (14 triệu đồng/giải), 12 giải Khuyến khích (7 triệu đồng/giải) và 5 tặng phẩm (4 triệu đồng/tặng phẩm) cho các công trình, tác phẩm có chất lượngĐánh giá về chất lượng mùa giải năm nay, Giáo sư-tiến sỹ Lê Hồng Lý, Chủ tịch Hội Văn nghệ dân gian Việt Nam cho biết các công trình gửi tham dự giải giảm nhiều so với năm trước cả về số lượng và chất lượng.

Các tác giả nhận giải Ba A

Theo GS.TS Lê Hồng Lý:  “Không có công trình nào đủ tiêu chí xét giải Nhất và Nhì A. Sự sụt giảm này có thể do nguyên nhân từ dịch bệnh, khiến các tác giả gặp khó khăn trong việc điền dã”. Chủ tịch Hội Văn nghệ dân gian Việt Nam cho rằng, đặc thù của công việc nghiên cứu là các tác giả phải gặp gỡ nghệ nhân, cùng tham gia vào các sinh hoạt văn hóa, tâm linh của đồng bào để điều tra, thu thập tư liệu rồi mới có thể ngồi tập trung viết công trình. Tuy nhiên, những quy định về giãn cách xã hội một thời gian dài do dịch bệnh rõ ràng đã ảnh hưởng rất lớn đến công việc điều tra sưu tầm, nghiên cứu của các hội viên. Bốn công trình được giải cao nhất năm nay đều là những công trình đã tiến hành trong nhiều năm trước dịch bệnh.
Lưu ý một số vấn đề qua mùa giải năm nay, GS.TS Lê Hồng Lý nhấn mạnh thực trạng số lượng công trình dự giải ít hơn những năm trước, số công trình không đạt giải hoặc đạt giải thấp cũng khá nhiều. Có những công trình dày dặn, được thực hiện công phu nhưng chỉ là tập hợp những bài viết với nhiều chủ đề khác nhau, không phải là công trình nghiên cứu hoàn chỉnh về văn hóa dân gian.  Về kỹ thuật, một số tác giả đã phiên âm dịch nghĩa truyện thơ mà không chú nguồn phần chữ dân tộc mình lấy từ đâu, cũng không thể trao giải hoặc giải cao. Có hiện tượng một số công trình được gọi là sưu tầm nhưng thực tế tác giả đã viết lại truyện dân gian bằng cảm hứng, bằng ngôn ngữ của người làm văn học viết, trong đó nội dung một số truyện đã được xuất bản dưới tên gọi khác nhau. Những công trình như thế dĩ nhiên là không thể trao giải…”, GS. Lý nêu.

Các tác giả nhận giải Ba B

Chủ tịch Hội cũng cho biết, năm nay, trong số 04 công trình được Giải Nhì B có công trình Bách khoa làng Việt cổ truyền của hội viên Bùi Xuân Đính là một trong những công trình chuyên sâu về làng Việt cổ. Công trình dày 951 trang, khổ 19x27, là kết quả của hơn 40 năm nghiên cứu, tìm hiểu, khám phá, gắn bó về các vấn đề văn hóa, xã hội liên quan đến làng Việt cổ truyền, cung cấp cho người đọc nhiều kiến thức về văn hóa truyền thống ở làng xã xưa mà đến nay đang mai một dần. Đây là điều đáng trân trọng. Tuy nhiên, công trình chưa thể gọi là bách khoa khi mà không phải tất cả các mục từ đều viết theo kiểu bách khoa, phần lớn các mục từ được viết ở dạng một từ điển tường nghĩa. Thứ nữa, tên công trình là Bách khoa làng Việt cổ truyền nhưng tác giả chỉ tập trung vào văn hóa làng xã ở Bắc Bộ, vắng bóng hoàn toàn miền Trung và miền Nam.PGS.TS Bùi Xuân Đính cho hay, tác phẩm “Bách khoa thư làng Việt cổ truyền” (NXB Chính trị quốc gia Sự thật) là kết quả sau 40 năm ông dày công nghiên cứu về văn hóa làng Việt.

Trao giải Khuyến khích

Để bao quát được trọn vẹn các mặt khác nhau của văn hóa làng xã Việt Nam và tạo điều kiện thuận lợi cho việc tra cứu của độc giả, các mục từ trong sách được gom lại theo các chủ đề lớn, bố trí thành 5 phần: “Các mục từ về chung về làng xã”; “Các mục từ về kinh tế, văn hóa vật chất”; “Các mục từ về cơ cấu tổ chức và quan hệ xã hội làng xã”; “Các mục từ về di tích, tín ngưỡng, lễ thức, phong tục, tập quán, lễ tiết”; “Các mục từ về văn hóa, văn nghệ, di văn Hán-Nôm”. PGS.TS Bùi Xuân Đính bày tỏ: “Tôi mong muốn góp một tiếng nói để lưu giữ những giá trị văn hóa cổ truyền của làng Việt đang dần mai một trong bối cảnh đô thị hóa, hiện đại hóa như hiện nay,” 
Nhân dịp này, Hội Văn nghệ dân Việt Nam đã tổ chức lễ mừng thọ cho các hội viên cao tuổi, khen thưởng cho các hội viên có nhiều đóng góp trong năm 2022 và phong tặng danh hiệu Nghệ nhân dân gian năm 2022 cho nhiều cá nhân có thành tích xuất sắc, đóng góp vào sự phát triển của văn nghệ dân gian Việt Nam.

PHƯƠNG ANH

Print

Danh mục theo ngày

«Tháng Ba 2024»
T2T3T4T5T6T7CN
26
27
28
29
1
2
3
4
5
6
7
8
9
10
11
12
13
14
15
16
17
18
19
20
21
22
23
24
25
26
27
28
293031
1234567

© BÁO VĂN HÓA ĐIỆN TỬ
Cơ quan chủ quản: Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch
Giấy phép Báo điện tử số: 422/GP-BTTTT cấp ngày 19.8.2016
Bản quyền thuộc về Báo Văn hóa. Mọi hành động sử dụng nội dung đăng tải trên Báo điện tử Văn hóa tại địa chỉ www.baovanhoa.vn phải có sự đồng ý bằng văn bản của Báo điện tử Văn hóa.
Liên hệ quảng cáo: 024.8220036

Tổng Biên tập: NGUYỄN ANH VŨ

Phó tổng Biên tập: PHAN THANH NAM

Phó tổng Biên tập: NGUYỄN VĂN MƯỜI

Số 33 ngõ 294/2 Kim Mã, phường Kim Mã, quận Ba Đình, TP Hà Nội
Điện thoại: 024.38220036 - FAX: 024.38229302
Email: baovanhoa@fpt.vn

Close 2024 Bản quyền thuộc về Báo Văn hóa
Back To Top