Menu
  1. Chính trị
  2. Văn hóa
  3. Nghệ thuật
  4. Giải trí
  5. Du lịch
  6. Thể thao
  7. Gia đình
  8. Kinh tế
  9. Ẩm thực
  10. Đời sống
  11. Nhịp sống số
  12. Pháp luật
  13. Thế giới

Văn hóa

19 Tháng Ba 2024

Diễn đàn doanh nhân, doanh nghiệp với bảo tồn và gìn giữ di sản văn hóa

Thứ Tư 23/11/2022 | 21:08 GMT+7

VHO- Ngày 23.11, Diễn đàn doanh nhân, doanh nghiệp với bảo tồn và gìn giữ di sản văn hóa đã diễn ra tại Hà Nội với sự tham gia của các nhà nghiên cứu, đại diện các doanh nghiệp có sản phẩm phát triển trên nền tảng những giá trị văn hóa truyền thống, những di sản văn hóa vô giá của Việt Nam. Sự  kiện nằm trong chuỗi hoạt động kỷ niệm Ngày hội Di sản Văn hóa Việt Nam do Liên hiệp các Hội UNESCO (Tổ chức Giáo dục, Khoa học và Văn hóa Liên Hợp Quốc) Việt Nam chỉ đạo, Trung tâm UNESCO hỗ trợ Bảo tồn và Phát triển Nghệ thuật Việt Nam cùng Tạp chí Diễn đàn Doanh nghiệp tổ chức.

Trình diễn áo dài dân tộc truyền thống

Mở đầu chuỗi hoạt động là lễ dâng hương được tổ chức trang trọng, thành kính tại di tích Điện Kính Thiên, Hoàng thành Thăng Long. Liên tiếp trong ngày diễn ra các hoạt động: Triển lãm ảnh, Ngày hội Di sản văn hóa Việt Nam, Trình diễn áo dài dân tộc truyền thống, Diễn đàn doanh nhân, doanh nghiệp với bảo tồn và gìn giữ di sản văn hóa.

Điểm nhấn thu hút sự chú ý là màn trình diễn áo dài truyền thống. Các đơn vị phối hợp thực hiện phỏng dựng cổ phục bao gồm Cổ trang Đại Việt quán, Đại Việt Phong Hoa, Đa La Xước Phục, Đông Phong, V Styles, Z và N. Phần lớn thành viên đều là các bạn trẻ, tự tìm kiếm, nghiên cứu cổ phục để dựng nên những bộ đồ, phụ kiện, vũ khí thời xưa...

Đặc biệt, trong chuỗi hoạt động, Diễn đàn doanh nhân, doanh nghiệp với bảo tồn và gìn giữ di sản văn hóa đã diễn ra với sự tham gia của các nhà nghiên cứu, đại diện các doanh nghiệp có sản phẩm phát triển trên nền tảng những giá trị văn hóa truyền thống, di sản văn hóa vô giá của Việt Nam như Giáo sư sử học Lê Văn Lan, TS. Nguyễn Anh Tuấn, Viện trưởng Viện Nghiên cứu Phát triển du lịch (Tổng cục Du lịch); NTK Đỗ Trịnh Hoài Nam, Chủ tịch CLB Áo dài Việt Nam...

Diễn đàn doanh nhân, doanh nghiệp với bảo tồn và gìn giữ di sản văn hóa

Chia sẻ tại diễn đàn, Giáo sư sử học Lê Văn Lan cho rằng, bảo tồn và gìn giữ di sản văn hoá là vấn đề rất lớn và rất khó. Cùng với vai trò của nhà nước thì công tác xã hội hóa cũng có ý nghĩa quan trọng. Trong đó, vai trò của doanh nhân, doanh nghiệp trong việc bảo tồn gin giữ văn hóa là rất lớn, đồng thời ở các nơi đều có nhu cầu lớn. Tuy nhiên, việc tài trợ của doanh nghiệp để xây dựng, trùng tu lại di tích một số nơi đang đang có vấn đề. Đó là sự hiểu biết về các giá trị văn hóa đích thực và truyền thống của di sản.

TS. Nguyễn Anh Tuấn, Viện trưởng Viện nghiên cứu du lịch Việt Nam cho hay, Việt Nam với tài nguyên văn hóa phong phú qua ngàn đời, di sản văn hóa không chỉ là di sản đơn thuần mà là nguồn lực để phát triển du lịch. Ở những giai đoạn trước, việc bảo tồn di tích thường tập trung vào vị bảo tồn, nhưng ở thời điểm hiện tại, bảo tồn vị nhân sinh đang được phát huy. Việc bảo tồn và phát huy giá trị các di sản văn hóa, chuyển hóa thành nguồn lực quan trọng cho phát triển kinh tế - xã hội.

“Trong thời gian qua, Việt Nam cũng đã tạo nên những sản phẩm du lịch hấp dẫn trên nguồn tài nguyên văn hóa có sẵn. Trong quá trình đó, nhiều đơn vị chưa chú trọng giá trị bảo tồn mà chỉ mới đang khai thác kinh tế. Một số doanh nghiệp đầu tư phát triển nhưng không chú trọng đến việc bảo tồn, một số khác nôn nóng khai thác lợi nhuận, xây dựng công trình làm phá vỡ cảnh quan, ảnh hưởng đến di sản”, ông Nguyễn Anh Tuấn cho biết.

Đưa ra thông điệp về bảo tồn và phát huy các giá trị văn hóa của Việt Nam, ông Nguyễn Anh Tuấn cho rằng, chúng ta phải có trách nhiệm trong quá trình khai thác để phát triển kinh tế. Các doanh nghiệp thể hiện được vai trò của mình trong quá trình khai thác đồng hành với bảo tồn cho thế hệ tương lai để đảm bảo mục tiêu phát triển bền vững.

Phát biểu tại sự kiện, ông Bùi Trung Nghĩa, Phó Chủ tịch Liên đoàn Thương mại và Công nghiệp Việt Nam (VCCI) cho biết: Di sản văn hóa luôn là nguồn tài nguyên quý giá, góp phần làm nên giá trị văn hóa, tinh thần hồn cốt, hình ảnh của mỗi quốc gia, dân tộc. Ngày nay, di sản văn hoá ngày càng chứng minh vai trò vô cùng quan trọng trong phát triển, là nguồn lực dồi dào cho tăng trưởng kinh tế và là điểm tựa vững chắc cho đời sống tinh thần, môi trường nuôi dưỡng và làm giàu bản sắc văn hoá, đa dạng văn hoá. Vì vậy, việc bảo tồn các di sản, di tích cùng với các giá trị về văn hóa tinh thần là việc làm quan trọng và vô cùng cần thiết trong công cuộc xây dựng và phát triển đất nước.

Ông Bùi Trung Nghĩa cũng nhận định, trong những năm qua, song hành với việc ban hành các chủ trương, đường lối và chính sách về bảo tồn và gìn giữ di sản văn hóa, Nhà nước luôn quan tâm dành một nguồn kinh phí rất lớn từ ngân sách cũng như thông qua việc xã hội hóa và đóng góp từ các cá nhân doanh nhân, doanh nghiệp để dành cho việc bảo tồn, tôn tạo di sản văn hóa. Qua đó, di tích, danh thắng được kiểm kê, bảo vệ; thêm nhiều di sản văn hóa phi vật thể được sưu tầm, bảo tồn và truyền dạy...

Theo ông Bùi Trung Nghĩa, những kết quả đạt được từ công tác bảo vệ, tôn tạo và giữ gìn di sản có được ngoài sự nỗ lực của Nhà nước, các Bộ ban ngành liên quan, cần phải ghi nhận sự đóng góp quý báu và trách nhiệm của cộng đồng doanh nhân, doanh nghiệp. Cùng với việc đề cao các giá trị văn hoá cốt lõi của doanh nhân và đẩy mạnh hoạt động định hướng, vận động xây dựng đạo đức doanh nhân, văn hoá kinh doanh trong cộng đồng doanh nhân, doanh nghiệp Việt Nam, VCCI cũng chủ động thực hiện tuyên truyền, vận động để cộng đồng doanh nghiệp và các hiệp hội doanh nghiệp tham gia tích cực hơn công tác bảo tồn và giữ gìn di sản văn hóa Việt Nam ở Trung ương và các địa phương như là một trong những trách nhiệm xã hội quan trọng của doanh nghiệp, doanh nhân đối với cộng đồng và đất nước.

Ông Trần Văn Mạnh, Phó Chủ tịch kiêm Tổng thư ký Liên hiệp các Hội UNESCO Việt Nam lưu ý, trong công tác bảo tồn và gìn giữ di sản văn hoá cần lưu tâm vấn đề xử lý hài hoà giữa bảo tồn và phát triển, giữa giữ gìn và khai thác, mục tiêu kinh tế và mục tiêu văn hoá, bảo tồn di sản một cách bền vững.

Việc bảo tồn và phát huy giá trị di sản văn hóa không chỉ là trách nhiệm của Nhà nước mà còn của quần chúng nhân dân. Nhà nước đóng vai trò tạo ra khuôn khổ pháp lý và cơ chế chính sách; còn nhân dân, bao gồm cả doanh nhân, doanh nghiệp đóng vai trò then chốt trong việc bảo vệ, gìn giữ, lưu truyền và phát huy giá trị di sản.

Ông Trần Văn Mạnh cho rằng, nhằm khuyến khích và tạo điều kiện để cộng đồng doanh nhân, doanh nghiệp tham gia bảo tồn di sản, cần có chính phù hợp, tuyên truyền nâng cao nhận thức để doanh nhân, doanh nghiệp nhận thức trách nhiệm, tự giác chăm lo, bảo vệ và phát huy giá trị các di sản. Doanh nhân, doanh nghiệp cần thông tin, trang bị kiến thức, kỹ năng để tham gia hiệu quả, vừa đạt được mục tiêu kinh tế vừa góp phần lan toả giá trị di sản hài hoà, nhân văn và bản sắc.

MỘC THẢO

Print
Tags: Di sản

Danh mục theo ngày

«Tháng Ba 2024»
T2T3T4T5T6T7CN
26
27
28
29
1
2
3
4
5
6
7
8
9
10
11
12
13
14
15
16
17
18
192021222324
25262728293031
1234567

© BÁO VĂN HÓA ĐIỆN TỬ
Cơ quan chủ quản: Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch
Giấy phép Báo điện tử số: 422/GP-BTTTT cấp ngày 19.8.2016
Bản quyền thuộc về Báo Văn hóa. Mọi hành động sử dụng nội dung đăng tải trên Báo điện tử Văn hóa tại địa chỉ www.baovanhoa.vn phải có sự đồng ý bằng văn bản của Báo điện tử Văn hóa.
Liên hệ quảng cáo: 024.8220036

Tổng Biên tập: NGUYỄN ANH VŨ

Phó tổng Biên tập: PHAN THANH NAM

Phó tổng Biên tập: NGUYỄN VĂN MƯỜI

Số 33 ngõ 294/2 Kim Mã, phường Kim Mã, quận Ba Đình, TP Hà Nội
Điện thoại: 024.38220036 - FAX: 024.38229302
Email: baovanhoa@fpt.vn

Close 2024 Bản quyền thuộc về Báo Văn hóa
Back To Top