Menu
  1. Chính trị
  2. Văn hóa
  3. Nghệ thuật
  4. Giải trí
  5. Du lịch
  6. Thể thao
  7. Gia đình
  8. Kinh tế
  9. Ẩm thực
  10. Đời sống
  11. Nhịp sống số
  12. Pháp luật
  13. Thế giới

Văn hóa

19 Tháng Ba 2024

Nghệ nhân, già làng “hiến kế” để bảo tồn văn hóa truyền thống

Thứ Sáu 18/11/2022 | 18:10 GMT+7

VHO- Chiều ngày 18.11, tại Làng Văn hóa - Du lịch các dân tộc Việt Nam (Đồng Mô, Sơn Tây, Hà Nội) diễn ra “Hội nghị gặp mặt nghệ nhân và những người có nhiều đóng góp trong công tác bảo tồn, phát huy văn hóa các dân tộc thiểu số khu vực phía Bắc, năm 2022”. Phó Chủ tịch Ủy ban TWMTTQ Việt Nam Ngô Sách Thực; Thứ trưởng Bộ VHTTDL Trịnh Thị Thủy; Thứ trưởng, Phó Chủ nhiệm Ủy ban Dân tộc Hoàng Thị Hạnh đồng chủ trì Hội nghị.

Phó Chủ tịch Ủy ban TWMTTQ Việt Nam Ngô Sách Thực; Thứ trưởng Bộ VHTTDL Trịnh Thị Thủy; Thứ trưởng, Phó Chủ nhiệm Ủy ban Dân tộc Hoàng Thị Hạnh đồng chủ trì Hội nghị

Toàn cảnh Hội nghị

Dự Hội nghị còn có đông đảo nghệ nhân tiêu biểu các dân tộc Tày, Nùng, Thái, Mông, Dao, Lô Lô, Khơ Mú, Phù Lá, La Chí, Mường, Hà Nhì, Giáy, Kháng… đến từ các tỉnh, thành phố: Hà Nội, Hà Giang, Cao Bằng, Lào Cai, Lạng Sơn, Lai Châu, Điện Biên, Sơn La, Quảng Ninh, Bắc Kạn, Tuyên Quang, Yên Bái, Thái Nguyên, Bắc Giang, Hòa Bình, Phú Thọ, Vĩnh Phúc và các nghệ nhân đại diện cho cộng đồng các dân tộc hiện đang sinh sống tại Làng Văn hoá-Du lịch các dân tộc Việt Nam.

Vụ trưởng Vụ văn hoá dân tộc (Bộ VHTTDL) Nguyễn Thị Hải Nhung phát biểu tại Hội nghị

Bà Nguyễn Thị Hải Nhung, Vụ trưởng Vụ Văn hóa dân tộc (Bộ VHTTDL) cho biết: "Hội nghị là dịp để các nghệ nhân, đại biểu đề xuất, góp ý các giải pháp thiết thực, phù hợp thực tế với đời sống đồng bào dân tộc thiểu số trong việc bảo tồn, phát huy các giá trị văn hóa truyền thống. Từ đó xây dựng nội dung, đề xuất các giải pháp bảo tồn cụ thể, thiết thực, từng bước có cơ chế chính sách đặc thù để bảo tồn văn hóa các dân tộc, nhằm giữ gìn và phát huy có hiệu quả các giá trị văn hóa dân tộc tránh nguy cơ bị mai một, mất bản sắc. Giúp đồng bào từng bước nâng cao ý thức trách nhiệm tự  bảo vệ văn hóa của chính mình, góp phần phát triển, ổn định kinh tế, văn hóa, xã hội, an ninh quốc phòng ở vùng đồng bào dân tộc thiểu số khu vực phía Bắc trong giai đoạn hiện nay”. 

Hội nghị gặp mặt thu hút sự tham gia của đông đảo nghệ nhân tiêu biểu

Từ thực tiễn địa phương và lĩnh vực công tác, ý kiến đóng góp của các đại biểu tập chung vảo một số vấn đề: Xác định các nội dung văn hóa truyền thống cần được bảo tồn, phục dựng, giữ gìn; Lựa chọn, ưu tiên trong việc bảo tồn, phát huy các giá trị văn hóa truyền thống của các dân tộc; Xác định hình thức, giải pháp để bảo tồn, phát huy các giá trị văn hóa truyền thống của các dân tộc trong đời sống cộng đồng và đời sống xã hội như thế nào?; Các cơ quan quản lý Nhà nước cần có những giải pháp bảo tồn văn hóa cụ thể, thiết thực từng bước có cơ chế chính sách đặc thù để bảo tồn văn hóa các dân tộc đạt được kết quả tốt nhất.Các cấp, các ngành ở địa phương cần thống nhất đưa mục tiêu nhiệm vụ bảo tồn, phát triển văn hóa các dân tộc thiểu số nói chung, đặc biệt là văn hóa các dân tộc rất ít người vào Nghị quyết của các cấp ủy Đảng, kế hoạch ở các cấp để tập trung lãnh đạo, chỉ đạo như thế nào?; Chủ thể văn hóa là các nghệ nhân dân tộc thiểu số trong việc giữa gìn, bảo tồn phát huy văn hóa của dân tộc mình cần phải làm gì?; Xác định cơ chế đặc thù riêng để bảo tồn, phát huy văn hóa dân tộc thiểu số từ Trung ương đến địa phương cơ sở…

Các nghệ nhân đề xuất ý kiến nhằm tăng cường hiệu quả công tác bảo tồn, phát huy các giá trị văn hoá truyền thống của đồng bào các DTTS

Nghệ nhân hát then, đàn tính đến từ tỉnh Bắc Kạn Nguyễn Đình Chiến chia sẻ: “Thời gian qua tôi và những nghệ nhận ở địa phương thường xuyên sưu tầm và truyền dạy nghệ thuật hát then, đàn tính cho thế hệ trẻ. Tại địa phương đã thành lập được một số câu lạc bộ hát then, đàn tình trong cộng đồng và trường học. Nghệ nhân Chiến đề nghị, Nhà nước cần có chính sách hỗ trợ kinh phí cho các nghệ nhân thực hiện công tác truyền dạy văn hóa truyền thống của dân tộc, thường xuyên tổ chức các cuộc liên hoan hát then, đàn tính để nét đẹp văn hóa này ngày càng lan tỏa”. Còn nghệ nhân Lừ Văn Chiến (Sơn La) cho biết, tại địa phương người có uy tín thường xuyên áp dụng chữ viết, tiếng nói của dân tộc Thái trong công tác tuyên truyền, vận động bà con và đạt được những thành công. Ông Chiến đề nghị, Nhà nước có chính sách hỗ trợ đào tạo thêm nhiều giáo viên dạy tiếng nói, chữ viết của dân tộc Thái.

Thứ trưởng Bộ VHTTDL Trịnh Thị Thuỷ phát biểu kết luận Hội nghị

Kết luận Hội nghị, Thứ trường Bộ VHTTDL Trịnh Thị Thủy nhấn mạnh: “Trong những năm qua Đảng, Nhà nước ta luôn quan tâm đến vấn đề bảo tồn, phát huy, phát triển văn hóa các dân tộc thiểu số. Có thể khẳng định, mỗi dân tộc trong đại gia đình 54 dân tộc Việt Nam đều mang trong mình những giá trị truyền thống quý giá, đặc trưng riêng. Các nghệ nhân, già làng, trưởng bản vùng dân tộc thiểu số chính là những hạt nhân, là đầu tầu gương mẫu, có vị trí và đóng một vai trò đặc biệt quan trọng trong việc giữ gìn, vận động và trao truyền cho con em mình, đồng bào mình bảo tồn kho tàng văn hóa quý báu của dân tộc”.

Phó Chủ tịch Ủy ban TWMTTQ Việt Nam Ngô Sách Thực và Thứ trưởng Bộ VHTTDL Trịnh Thị Thủy đã trao quà của Ủy ban TWMTQ Việt Nam và Bộ VHTTDL cho các nghệ nhân

Thứ trưởng cũng cảm ơn các nghệ nhân đã gác lại các công việc cá nhân và gia đình, khắc phục đường xá xa xôi, về Ngôi nhà chung của cộng đồng 54 dân tộc anh em vừa để báo cáo những thành tích trong công tác bảo tồn, phát huy văn hóa các dân tộc vừa được giao lưu trao đổi và học tập kinh nghiệm, góp phần bảo tồn, phát huy giá trị văn hóa truyền thống dân tộc ngày càng hiệu quả trong thời kỳ hội nhập và phát triển. Đây cũng là dịp để đồng bào các dân tộc khu vực phía Bắc tôn vinh các giá trị văn hóa dân tộc, di sản vô cùng quý báu được trao truyền từ đời này đến đời sau, là dịp giáo dục truyền thống yêu nước, lòng tự hào dân tộc, ý thức trách nhiệm, nhằm phát huy truyền thống văn hoá dân tộc, góp phần củng cố sức mạnh khối đại đoàn kết toàn dân tộc.Thông qua buổi gặp gỡ, trao đổi giúp cho các dân tộc hiểu về nhau hơn, gần gũi quý trọng và hoà hợp nhau hơn, tương trợ giúp đỡ nhau cùng phát triển.

Phó Chủ tịch Ủy ban TWMTTQ Việt Nam Ngô Sách Thực và Thứ trưởng Bộ VHTTDL Trịnh Thị Thủy chụp ảnh lưu niệm với các nghệ nhân

Tại Hội nghị Phó Chủ tịch Ủy ban TWMTTQ Việt Nam Ngô Sách Thực và Thứ trưởng Bộ VHTTDL Trịnh Thị Thủy đã trao quà của Ủy ban TWMTQ Việt Nam và Bộ VHTTDL cho các nghệ nhân của 17 tỉnh, thành phố và đại diện cộng đồng các dân tộc đang sinh hoạt tại Làng Văn hóa - Du lịch các dân tộc. Việt Nam.

                                                                     HOÀNG NGUYÊN - ĐÌNH TOÁN; ảnh: TRẦN HUẤN

Print

Danh mục theo ngày

«Tháng Ba 2024»
T2T3T4T5T6T7CN
26
27
28
29
1
2
3
4
5
6
7
8
9
10
11
12
13
14
15
16
17
18
19
2021222324
25262728293031
1234567

© BÁO VĂN HÓA ĐIỆN TỬ
Cơ quan chủ quản: Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch
Giấy phép Báo điện tử số: 422/GP-BTTTT cấp ngày 19.8.2016
Bản quyền thuộc về Báo Văn hóa. Mọi hành động sử dụng nội dung đăng tải trên Báo điện tử Văn hóa tại địa chỉ www.baovanhoa.vn phải có sự đồng ý bằng văn bản của Báo điện tử Văn hóa.
Liên hệ quảng cáo: 024.8220036

Tổng Biên tập: NGUYỄN ANH VŨ

Phó tổng Biên tập: PHAN THANH NAM

Phó tổng Biên tập: NGUYỄN VĂN MƯỜI

Số 33 ngõ 294/2 Kim Mã, phường Kim Mã, quận Ba Đình, TP Hà Nội
Điện thoại: 024.38220036 - FAX: 024.38229302
Email: baovanhoa@fpt.vn

Close 2024 Bản quyền thuộc về Báo Văn hóa
Back To Top